Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 19 tháng 7 năm 2022 |
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và phát huy tối đa hiệu quả chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố (UBND cấp huyện) và các tổ chức, cá nhân có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung trọng tâm như sau:
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn.
2. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành quyết liệt của các cấp chính quyền; đặc biệt phát huy tối đa sự tham gia, vận động, tuyên truyền của các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương để thực hiện tốt các chương trình MTQG; xem xét việc hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG là tiêu chí đánh giá công tác thi đua, xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp.
3. Các Sở, ban, ngành, các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 722/QĐ-BCD ngày 18/4/2022 của Ban Chỉ đạo các các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG và nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 1053/QĐ-BCĐ ngày 27/6/2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Chương trình công tác năm 2022.
4. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện các chương trình MTQG; tạo điều kiện để các tổ chức, đoàn thể, nhân dân tham gia giám sát và thực hiện các chương trình MTQG. Đơn vị, địa phương nào để xảy ra hiện tượng tiêu cực, thất thoát lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn của các chương trình MTQG, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch được giao thì thủ trưởng đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.
1. Các cơ quan chủ trì các chương trình MTQG: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc
- Chủ động cập nhật văn bản hướng dẫn của các bộ, cơ quan trung ương, kịp thời tham mưu triển khai, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức áp dụng triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ của từng chương trình MTQG theo đúng quy định pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG và các quy định khác có liên quan; hướng dẫn nghiệp vụ và triển khai các hoạt động của chương trình cho các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện chương trình.
- Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 5 năm, hằng năm của địa phương theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG. Đối với kế hoạch thực hiện năm 2022 khẩn trương hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 31/7/2022.
- Chủ trì hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xây dựng và tổng hợp danh mục chi tiết công trình trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2022 vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương và vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo tỷ lệ quy định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, lập kế hoạch và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh theo phân công; tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá việc thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, các cơ quan chủ trì các chương trình MTQG và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện phân bổ nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh bố trí đối ứng thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 5 năm và hằng năm đảm bảo đúng quy định.
- Tổng hợp chung báo cáo giám sát, đánh giá các chương trình MTQG theo định kỳ hoặc đột xuất, tham mưu Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, UBND tỉnh báo cáo các cơ quan trung ương khi có yêu cầu; tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quản lý, điều hành thực hiện các chương trình trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc sử dụng, quản lý kinh phí sự nghiệp, cơ chế thanh toán, quyết toán các nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG; chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ, giao kế hoạch vốn sự nghiệp (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương) các chương trình MTQG giai đoạn 5 năm và hàng năm theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh về nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh bố trí đối ứng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm và hằng năm đảm bảo đúng quy định.
4. Các Sở, ban, ngành được giao quản lý, thực hiện các dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các cơ quan có liên quan
- Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình MTQG gửi cơ quan chủ trì chương trình MTQG để tổng hợp vào kế hoạch chung; hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các dự án thành phần thuộc chương trình MTQG theo chức năng, nhiệm vụ.
- Phối hợp với cơ quan chủ trì chương trình MTQG hướng dẫn, lập kế hoạch và thực hiện công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh; thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá việc thực hiện dự án thành phần thuộc các chương trình MTQG định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố Gia Nghĩa
- Khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo chung cho các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 tại địa phương; rà soát kiện toàn, thành lập Ban quản lý xã, Ban giám sát của cộng đồng xã, Ban phát triển thôn đảm bảo năng lực quản lý, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc các chương trình MTQG và quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ; đồng thời, chỉ đạo các xã khẩn trương tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng theo các Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh ban hành.
- Khẩn trương kiện toàn Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện theo ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1989/UBND-NNTNMT ngày 20/4/2022 về kiện toàn hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện.
- Khẩn trương xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 của địa phương; rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản để tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên phạm vi địa bàn quản lý.
- Khẩn trương triển khai các bước giao vốn cho các cơ quan, đơn vị và UBND cấp xã để tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện phải bảo đảm nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho cấp xã, thôn nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của cấp xã trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Cân đối, bố trí đủ tỷ lệ đối ứng nguồn vốn ngân sách địa phương để thực hiện các dự án thuộc Chương trình theo quy định.
- Thực hiện lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình MTQG và từ các chương trình, dự án khác được giao thực hiện tại địa phương bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo; thực hiện đa dạng hóa biện pháp huy động nguồn vốn hợp pháp khác từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thực hiện các dự án thuộc chương trình MTQG tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với 03 huyện: Cư Jút, Đắk Mil và Đắk R’lấp khẩn trương xây dựng kế hoạch/đề án thực hiện cụ thể, phấn đấu đến cuối năm 2024 cơ bản hoàn thành các yêu cầu, các tiêu chí để lập hồ sơ đề nghị thẩm tra, thẩm định, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh việc thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu theo quy định và gửi về cơ quan Thường trực các chương trình MTQG để tổng hợp chung.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh
- Trên cơ sở nguồn vốn tín dụng thực hiện Chương trình được trung ương phân bổ, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan xác định nhu cầu vay vốn, tham mưu phân bổ nguồn vốn tín dụng năm 2022 và kế hoạch nguồn vốn giai đoạn 2021-2025.
- Phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thành phố trong công tác rà soát, lập và phê duyệt danh sách đối tượng được vay vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo đúng đối tượng, phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công khai thông tin về các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh với nội dung, hình thức phù hợp nhằm tạo đồng thuận của người dân, để người dân biết cùng tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn.
8. Trân trọng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội trong công tác tổ chức, thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực ủng hộ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước; trong đó thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đắk Nông chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025”; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phong trào thi đua “Đắk Nông chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau ”... Tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực, cách làm hiệu quả. Từ đó, góp phần nâng cao tư duy, nhận thức của người dân, tạo sự đồng thuận và hài lòng của người dân trong quá trình thực hiện, góp phần hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2020 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2021 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về đẩy nhanh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Lê Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra