- 1Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 2Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- 3Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 4Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2019 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 06 tháng 6 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH, LÀNH MẠNH
Trong thời gian qua các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp đã tích cực tổ chức thực hiện quy định pháp luật và sự chỉ đạo, điều hành, chính sách của UBND tỉnh về thị trường bất động sản, vì vậy từ đầu năm 2015, thị trường bất động sản bắt đầu hồi phục và tăng trưởng đều ở những năm tiếp theo, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, thị trường bất động sản có sự phát triển nóng, giá bất động sản bị đẩy lên cao, gây “sốt ảo”,... tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Nguyên nhân là hệ thống pháp luật điều chỉnh thị trường bất động sản còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; việc đầu tư, phát triển các dự án bất động chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường và tình hình phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương; công tác quản lý nhà nước còn thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý.
Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Sở Xây dựng:
- Tổ chức thực hiện kịp thời, nghiêm túc các quy định pháp luật có liên quan đến thị trường bất động sản; theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và tham mưu UBND tỉnh các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn;
- Rà soát quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp để tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội; khi tham mưu lập quy hoạch các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, mạng lưới các cơ sở đào tạo phải có nội dung quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên, các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các dự án khu nhà ở thương mại, khu đô thị mới; Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh sử dụng nguồn tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án khu đô thị mới, Khu nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha theo quy định để đầu tư phát triển nhà ở xã hội;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản; kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do có vướng mắc về vấn đề pháp lý, các dự án bất động sản có vi phạm về xây dựng, các dự án không thực hiện bảo lãnh, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án chậm tiến độ, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình, chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy đã đưa vào sử dụng, các chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người dân;
- Phối hợp các sở, ngành, địa phương lập danh mục các dự án (bao gồm các dự án khu dân cư đầu tư từ ngân sách và các dự án khu đô thị mới, khu nhà ở thương mại do doanh nghiệp đầu tư), công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó nêu rõ thời gian dự kiến đưa quỹ đất ra đấu giá hoặc bán, số lượng, kích thước các lô đất, đơn giá dự kiến để người dân được biết; kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án để đảm bảo kịp thời đưa ra lượng quỹ đất đáp ứng sức mua của thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm quỹ đất;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng theo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh việc bố trí nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Kiểm soát chặt chẽ công tác thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định dự án đối với các dự án phát triển quỹ đất trên địa bàn, chú trọng các khâu: Thẩm định nguồn vốn, sự cần thiết đầu tư, hiệu quả đầu tư của dự án.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra toàn diện tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, việc giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, tình hình quản lý, sử dụng đất các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các dự án phát triển đô thị, khu dân cư, khu nghỉ dưỡng có quy mô sử dụng đất lớn; các dự án đầu tư có sử dụng đất, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, đề xuất phương án xử lý khi có dấu hiệu vi phạm;
- Hướng dẫn cụ thể việc thu thập thông tin, áp dụng phương pháp định giá để xác định giá đất cụ thể, giá đất khởi điểm để đưa ra đấu giá đảm bảo phản ánh đúng giá trị thật của thị trường.
4. Sở Tài chính:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định, pháp luật, cơ chế chính sách tài chính liên quan đến thị trường bất động sản; tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Thực hiện nghiêm hình thức đấu giá nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước khi sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
- Phối hợp với Sở Xây dựng tính toán, bố trí đủ nguồn lực, kinh phí để xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của địa phương (theo Nghị định số 117/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ).
5. Công an tỉnh:
Tăng cường công tác kiểm tra; tổ chức điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đối tượng kinh doanh, hoạt động môi giới bịa đặt thông tin không đúng sự thật nhằm gây sốt giá đất để trục lợi, có dấu hiệu lừa đảo, mua bán, chuyển nhượng đất đai không đúng quy định của pháp luật gây mất an ninh trật tự trên địa bàn. Phối hợp với Sở Thông tin truyền thông xử lý các trường hợp đưa thông tin không đúng sự thật lên mạng xã hội.
6. Cục Thuế tỉnh:
Tăng cường kiểm tra cũng như chỉ đạo Chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp trốn thuế, gây thất thu thuế Nhà nước trong các hoạt động buôn bán, kinh doanh bất động sản; rà soát các trường hợp có nhiều bất động sản nhưng chưa kê khai, đăng ký để truy thu thuế.
7. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình:
Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống ngân hàng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản; Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh bất động sản; xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Quá trình xác định giá cụ thể và giá khởi điểm để đưa quỹ đất ra đấu giá, phải thận trọng trong công tác khảo sát giá thị trường, đảm bảo giá cụ thể và giá khởi điểm đưa ra đấu giá phải sát với giá trị thật của bất động sản;
- Theo dõi, đánh giá nhu cầu về đất ở của nhân dân, kịp thời tổng hợp, dự kiến lượng quỹ đất hàng năm và các năm tiếp theo để đưa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương để đảm bảo không xảy ra tình trạng khan hiếm quỹ đất, dẫn đến giá đất tăng bất thường;
- Tăng cường kiểm soát và cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân để tránh rủi ro trong quá trình mua bán bất động sản; phối hợp, báo cáo các số liệu cho Sở Xây dựng cập nhật thông tin thị trường bất động sản để theo dõi và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh có giải pháp bình ổn thị trường.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 2Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế Phối hợp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 11/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện báo cáo, cung cấp, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 1783/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 6Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2020 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
- 2Nghị định 117/2015/NĐ-CP về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
- 3Quyết định 1362/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
- 5Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2019 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế Phối hợp trong việc xây dựng, duy trì hệ thống thông tin, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 7Quyết định 11/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp thực hiện báo cáo, cung cấp, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Kế hoạch 1783/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 10Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2020 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Bình Định ban hành
Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2019 về giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh do tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 08/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/06/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Xuân Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực