Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-BYT | Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TRONG NGÀNH Y TẾ
Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luật Bình đẳng giới và các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng; Bộ Y tế đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết và thu được một số kết quả nhất định trong công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), tư tưởng bình đẳng giới đã được quán triệt rộng rãi và đã phát huy được vai trò, tiềm năng của nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) trong công cuộc đổi mới của ngành và đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bình đẳng giới và VSTBPN ở một số đơn vị trực thuộc vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Việc quán triệt các nội dung về Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đối với công tác cán bộ nữ ở một số đơn vị chưa đầy đủ, thiếu thường xuyên, hoạt động tuyên truyền phổ biến các văn bản này còn chưa được quan tâm đúng mức.
- Một số cấp ủy Đảng chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu khách quan của việc tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nữ, chưa quan tâm sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nữ tham gia đảm nhận những cương vị lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Tỷ lệ phụ nữ đứng đầu các đơn vị trực thuộc còn thấp. Tỷ lệ nữ làm công tác quản lý tuy có tăng cao so với trước nhưng chưa tương xứng với tỷ lệ cán bộ nữ của các đơn vị trong ngành y tế.
- Nhận thức về công tác bình đẳng giới và VSTBPN của Lãnh đạo đơn vị còn chưa đầy đủ và đúng mức, xem công tác VSTBPN là việc riêng của phụ nữ hoặc giao cho Ban Nữ công - Công đoàn thực hiện nên chỉ làm chiếu lệ, vẫn còn một số đơn vị chưa quán triệt đầy đủ, toàn diện tinh thần của Nghị quyết nên việc thực hiện công tác nữ, cán bộ nữ ở cơ sở còn những hạn chế, chất lượng các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ chưa cao và thiếu chiều sâu.
- Việc tham mưu của Ban VSTBPN đối với công tác cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức, chưa có tính chiến lược lâu dài, thiếu tính đột phá như công tác tạo nguồn, đánh giá, quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ. Công tác đào tạo, đề bạt cán bộ nữ còn thiếu sự quan tâm nên kết quả đề bạt cán bộ nữ còn hạn chế.
- Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, hầu hết chỉ tiêu đã đạt và vượt so với kế hoạch đề ra song vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt như: tỷ số giới tính khi sinh còn đang ở mức cao, tỷ lệ tử vong bà mẹ giảm chưa nhiều nhất là ở vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo. Tỷ lệ nam giới tham gia và chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong kế hoạch hóa gia đình và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục chưa cao...
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị và đẩy mạnh Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành y tế giai đoạn 2011-2015, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị cho các Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Y tế tỉnh/thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ nữ trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể; coi công tác cán bộ nữ là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Tập trung quán triệt Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Luật Bình đẳng giới, Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2010-2020, Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới. Tập trung lãnh đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ nữ; chú trọng đến công tác phát triển đảng viên nữ trong ngành y tế.
3. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, về bình đẳng giới và giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế. Trong đó chú trọng:
- Tăng cường công tác tuyên truyền Nghị quyết 11-NQ/TW và hệ thống pháp luật, chính sách về bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ đảng viên trong ngành nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến Luật bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản thi hành một cách sâu rộng trong ngành y tế.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ khoa học nữ, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ trong các cấp theo từng lĩnh vực của ngành y tế; gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Xây dựng một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin khoa học ứng dụng. Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo trẻ thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án nâng cao năng lực.
5. 100% các đơn vị thực hiện tốt các quy định ưu tiên khi thực hiện các chế độ chính sách đối với lao động nữ. Ưu tiên tuyển dụng, bố trí việc làm cho lao động nữ nếu đáp ứng được yêu cầu về sức khoẻ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
6. Ban VSTBPN các cấp cần chủ động xây dựng các mục tiêu và đề xuất những giải pháp cụ thể để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, tạo mọi điều kiện cho cán bộ nữ (tăng cường tỷ lệ nữ) trong các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tham gia các lớp tập huấn nâng cao hiểu biết về pháp luật, về giới, đồng thời có quy hoạch, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ để giới thiệu bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo khi có đủ điều kiện. Trong giải pháp tạo nguồn cán bộ nữ, cần chú trọng thực hiện tốt từ khâu tuyển dụng, lựa chọn cán bộ. Ngoài các yêu cầu về tiêu chuẩn điều kiện chung, cần chú ý đưa các tiêu chuẩn ưu tiên phụ nữ.
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những bài học kinh nghiệm, những gương điển hình của các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác VSTBPN. Lồng ghép các hoạt động với các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”- khen thưởng, biểu dương đối với những đơn vị, cá nhân đạt thành tích xuất sắc.
- Tổ chức lồng ghép hoạt động của Ban VSTBPN với các hoạt động của chính quyền, công đoàn cùng cấp.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí từ đầu năm để chủ động chi cho các hoạt động của Ban VSTBPN; Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, kết hợp với tập huấn, cập nhật những thông tin mới, những văn bản mới của Đảng và Nhà nước về công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ tới CBCCVC-NLĐ để nâng cao nhận thức cho chị em.
- Ban VSTBPN các cấp có trách nhiệm giới thiệu danh sách cán bộ nữ có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo hoặc để bổ nhiệm làm cán bộ lãnh đạo. Cán bộ nữ được bổ nhiệm mới sẽ không ảnh hưởng đến số lượng cán bộ lãnh đạo theo quy định của đơn vị.
- Ban VSTBPN cần tham mưu cho lãnh đạo đơn vị để đưa nội dung bình đẳng giới, lồng ghép quan điểm giới vào kế hoạch phát triển của đơn vị hàng năm, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội để tăng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị thuộc ngành Y tế.
- Ban VSTBPN Bộ Y tế có trách nhiệm triển khai và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Y tế giai đoạn 2011-2015; phấn đấu đến năm 2015, đạt mục tiêu: tăng cường bình đẳng giữa nam và nữ trong cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, góp phần cải thiện chất lượng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo định hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành y tế giai đoạn 2011-2015 và việc thực hiện các quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Y tế (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để kịp thời trình Lãnh đạo Bộ Y tế xem xét, giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho Ban VSTBPN Bộ Y tế và Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các Vụ, Cục chức năng để tổ chức kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này với Lãnh đạo Bộ Y tế./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 3105/VPCP-KGVX về việc một số vấn đề về công tác bình đẳng giới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 1551/BXD-TCCB báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2011 và xây dựng Kế hoạch hành động Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do Bộ Xây dựng ban hành
- 3Công văn 289/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 6322/VPCP-KGVX năm 2013 công tác bình đẳng giới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 164/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Thông báo 196-TB/TW năm 2015 kết luận của Ban Bí thư về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Quyết định 178/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận 196-TB/TW về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 822/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Y tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 5658/QĐ-BYT năm 2021 Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành y tế giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 3Công văn số 3105/VPCP-KGVX về việc một số vấn đề về công tác bình đẳng giới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1551/BXD-TCCB báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2011 và xây dựng Kế hoạch hành động Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị quyết 11-NQ/TW năm 2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 7Công văn 289/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2013 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Công văn 6322/VPCP-KGVX năm 2013 công tác bình đẳng giới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 164/LĐTBXH-BĐG thực hiện công tác bình đẳng giới năm 2014 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10Thông báo 196-TB/TW năm 2015 kết luận của Ban Bí thư về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 178/QĐ-TTg năm 2016 về Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận 196-TB/TW về Đề án Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Quyết định 822/QĐ-BYT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Y tế giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế ban hành
- 13Quyết định 5658/QĐ-BYT năm 2021 Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành y tế giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chỉ thị 08/CT-BYT năm 2013 tiếp tục đẩy mạnh công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 08/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra