Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2009/CT-UBND | Tân An, ngày 29 tháng 7 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CỦNG CỐ BƯU ĐIỆN VĂN HÓA XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Trong thời gian qua, việc hình thành và đi vào hoạt động hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã trong tỉnh đã góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin giữa nông thôn và thành thị về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, về khoa học kỹ thuật…
Thực tế chứng minh thời gian qua Bưu điện Văn hóa xã đã trở thành một thiết chế văn hoá đặc biệt ở nông thôn, góp phần tích cực đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, tư tưởng trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, kể từ khi chia tách Bưu điện Long An thành hai đơn vị là Viễn thông Long An và Bưu điện Long An theo chủ trương của Trung ương, trong đó Bưu điện Long An chủ yếu làm nhiệm vụ công ích, thiếu điều kiện hỗ trợ nên hoạt động Bưu điện Văn hóa xã gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 176 điểm Bưu điện Văn hóa xã, đến nay có 08 điểm ngưng hoạt động, 142 điểm doanh thu thấp, không bù đắp đủ chi phí, ước tính mỗi năm Bưu điện Long An phải cấp bù cho toàn bộ hệ thống Bưu điện Văn hóa xã 4,2 tỷ đồng (tính theo mức thù lao hiện nay là 400.000 đồng/tháng/người).
Nguyên nhân khó khăn của các điểm Bưu điện Văn hóa xã là do sau khi chia tách Viễn thông và Bưu điện thì cơ chế hoạt động, dịch vụ của Bưu điện Văn hóa xã có nhiều thay đổi, song Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam chậm có cơ chế và chính sách phù hợp cho mô hình Bưu điện Văn hóa xã. Mặt khác, sự phát triển nhanh của viễn thông và công nghệ thông tin làm cho dịch vụ bưu chính truyền thống trước đây bị thu hẹp, dẫn đến nhiều điểm Bưu điện Văn hóa xã giảm nguồn thu và không thể tự bù đắp chi phí.
Để tiếp tục duy trì và phát triển Bưu điện Văn hóa xã trong khi chờ có chỉ đạo mới từ Bộ Thông tin và Truyền Thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh ở địa phương, UBND tỉnh chỉ thị các Sở ngành, huyện thị triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách như sau:
1. Bưu điện Long An cần chủ động, linh hoạt, hướng dẫn tạo mọi điều kiện để các điểm Bưu điện Văn hóa xã mở rộng hoạt động dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao mà pháp luật không cấm như: bán thẻ điện thoại các loại, bán bảo hiểm, dịch vụ văn hóa phẩm, ... Từ nay đến cuối năm 2009 cố gắng khôi phục hoạt động các điểm Bưu điện Văn hóa xã đang tạm ngưng hoạt động, có giải pháp duy trì và phát triển toàn bộ các điểm Bưu điện Văn hóa xã một cách căn cơ, toàn diện.
Báo cáo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về tình hình khó khăn của Bưu điện Văn hóa xã, về quan điểm của tỉnh về Bưu điện Văn hóa xã, đề nghị sớm có giải pháp củng cố toàn diện về Bưu điện Văn hóa xã, trước mắt cho phép nâng thu nhập của nhân viên Bưu điện Văn hóa xã lên 650.000 đồng/tháng (bằng với mức lương tối thiểu của cán bộ công chức Nhà nước theo quy định).
2. Viễn thông Long An có chính sách hỗ trợ các điểm Bưu điện Văn hóa xã bằng cách cho thuê với giá ưu đãi hoặc miễn cước đường truyền Internet băng rộng (nếu có), trả tiền thuê đất khi xây dựng các trạm BTS trên đất của Bưu điện Văn hóa xã (của nhà nước cấp), hợp đồng thuê nhân viên Bưu điện Văn hóa xã làm nhiệm vụ bảo vệ cơ sở vật chất, trang thiết bị các trạm BTS...
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Long An tăng cường tìm kiếm thêm nguồn sách báo để hỗ trợ Bưu điện Văn hóa xã, có phương án giúp Bưu điện Văn hóa xã mở thêm các dịch vụ internet, văn hóa phẩm, cho thuê băng, đĩa từ... nhằm tăng thêm thu nhập.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông về thực trạng hoạt động Bưu điện Văn hóa xã hiện nay để Bộ có chủ trương, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện cụ thể; theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh định kỳ và đột xuất.
4. UBND các huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) đặc biệt quan tâm hỗ trợ hoạt động của các điểm Bưu điện Văn hóa xã trong giai đoạn khó khăn hiện nay, tăng cường phối hợp với Bưu điện Long An đề ra giải pháp củng cố, duy trì hoạt động các điểm Bưu điện Văn hóa xã, cố gắng xử lý khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để đưa các điểm Bưu điện Văn hóa xã đang tạm ngừng đi vào hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.
Yêu cầu thủ trưởng các sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2015, định hướng 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015- 2020
- 1Quyết định 910/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động điểm Bưu điện văn hóa xã giai đoạn 2013 - 2015, định hướng 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 2556/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của các điểm Bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2015- 2020
Chỉ thị 08/2009/CT-UBND về củng cố bưu điện văn hóa xã trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 08/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Dương Quốc Xuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra