Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ SAU THANH TRA VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành Giao thông vận tải trong những năm qua các đơn vị trong toàn ngành cơ bản đã thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của Bộ Giao thông vận tải. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng trong ngành Giao thông vận tải cho thấy vẫn còn nhiều sai sót, tồn tại ở các khâu như:
Khảo sát thiết kế thực hiện còn chưa tốt nên trong quá trình thực hiện đầu tư các dự án phải bổ sung, phát sinh nhiều; dự toán chưa thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước và còn sai nhiều.
Công tác đấu thầu xây lắp còn nhiều sai sót cần được nghiêm túc khắc phục, nên nhiều dự án nhiều nhà thầu năng lực yếu kém vẫn trúng thầu thi công, tình trạng sử dụng thầu phụ và bán thầu phổ biến ở các dự án làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng dự án.
Công tác quản lý chất lượng thi công công trình còn nhiều tồn tại; quá trình thi công việc giám sát của chủ đầu tư, của tư vấn có chỗ, có nơi làm chưa tốt. Vì vậy, ảnh hưởng tới tuổi thọ và thời gian khai thác của công trình.
Quản lý và sử dụng vốn của ngân sách nhà nước còn chưa tốt, vẫn còn bị chiếm dụng, một số dự án còn sử dụng sai mục đích; nhiều dự án kết thúc đã lâu nhưng không tiến hành lập hồ sơ và quyết toán.
Tiến độ thực hiện các dự án còn chậm nhiều so với yêu cầu; vv…
Những tồn tại thiếu sót trên qua thanh tra, kiểm tra đã được phát hiện và Bộ có nhiều chỉ thị để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, vi phạm và tăng cường quản lý đầu tư xây dựng nhưng chậm chuyển biến, khắc phục. Một trong những nguyên nhân là do công tác xử lý sau thanh tra thực hiện chưa tốt, thiếu nghiêm túc.
Để tăng cường công tác quản lý các dự án có hiệu quả và khắc phục các tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị:
1. Các dự án đã có kết luận thanh tra, các đơn vị theo phạm vi trách nhiệm tiến hành:
- Xác định rõ mức độ sai phạm, xác định trách nhiệm và xử lý nghiêm các sai phạm đối với các tập thể, các cá nhân, nhất là người đứng đầu các tổ chức, đơn vị để xẩy ra những sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện dự án.
- Tiến hành thu hồi, giảm trừ về kinh tế; sửa chữa lại cho đúng thiết kế đối với các hạng mục công trình thi công không đảm bảo chất lượng. Trừ trường hợp đặc biệt khi có quyết định của Bộ điều chỉnh lại phương án xử lý nhằm tránh thất thoát, lãng phí.
- Xử lý nghiêm các tổ chức, các cá nhân không thực hiện theo kết luận thanh tra.
2. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch; tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất về công tác đấu thầu và quản lý chất lượng thi công công trình những dự án trọng điểm; các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của đơn vị mình, sớm phát hiện những sai sót để kịp thời chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm.
3. Các đơn vị, tổ chức, các cá nhân thực hiện nghiêm các chỉ thị, chỉ đạo của Bộ về khắc phục các thiếu sót, tồn tại và tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng các dự án xây dựng công trình giao thông để hạn chế các sai phạm trong thực hiện các dự án tiếp theo và thực hiện tốt các việc sau:
a. Các cơ quan tham mưu của Bộ:
Tăng cường hơn nữa việc tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đơn vị quản lý và thực hiện các dự án trong ngành thống nhất thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nước và của Ngành.
Giao Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Tài chính và Cục giám định và quản lý chất lượng công trình giao thông sớm đánh giá đầy đủ, chính xác về năng lực của các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, các nhà thầu thi công để trong thời gian tới có định hướng khi lựa chọn các đơn vị quản lý và thực hiện các dự án đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì tham mưu cho Bộ sửa đổi Quyết định số 4391/2002/QĐ-BGTVT ngày 27/12/2002 về ban hành quy định trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông cho đầy đủ và phù hợp các văn bản quy phạm pháp luật.
b. Đối với các đơn vị quản lý và thực hiện dự án.
Phải nâng cao năng lực trong quản lý, tổ chức điều hành thực hiện các dự án; đẩy mạnh cải cách hành chính; chấn chỉnh, ngăn chặn những nhũng nhiễu, tiêu cực ở tất cả các khâu; các trường hợp nhũng nhiễu, tiêu cực phải phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm khắc.
Chú trọng việc bố trí sắp xếp cán bộ, có năng lực chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phân công, phân nhiệm rõ ràng. Trong quá trình thực hiện nếu để xẩy các sai phạm thì phải được xác định rõ mức độ sai phạm và quy trách nhiệm cụ thể từng vị trí, từng cá nhân và phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật và quyêt định xử lý của Bộ.
4. Yêu cầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện chỉ thị này. Hàng quý, năm các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án tiến hành báo cáo công tác thực hiện các kết luận thanh tra và xử lý sau thanh tra gửi Bộ (qua Thanh tra Bộ).
Giao cho Thanh tra Bộ theo dõi, tổng hợp việc thực hiện và xử lý theo các kết luận thanh tra; chủ trì để tham mưu cho Bộ xử lý các nội dung liên quan đến các công việc sau thanh tra về đầu tư, xây dựng các dự án trong ngành Giao thông vận tải.
Định kỳ Bộ GTVT sẽ tiến hành tổng kết đánh giá kết quả các hoạt động đầu tư xây dựng, tiến hành khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt; có hình thức xử lý phù hợp đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sai phạm về hoạt động đầu tư xây dựng trong ngành GTVT./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải
- 3Quyết định 4391/2002/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác xử lý sau thanh tra do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 1095/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy chế quản lý, sử dụng phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-BGTVT năm 2020 về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 2Nghị định 136/2004/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Giao thông vận tải
- 3Quyết định 4391/2002/QĐ-BGTVT về trách nhiệm và hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi vi phạm về quản lý, bảo đảm chất lượng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Chỉ thị 03/2007/CT-UBND tăng cường công tác xử lý sau thanh tra do tỉnh Bình Phước ban hành
- 5Quyết định 1095/QĐ-BGTVT năm 2013 về Quy chế quản lý, sử dụng phần mềm báo cáo và chỉ đạo hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Chỉ thị 07/CT-BGTVT năm 2020 về tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng ngành giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 08/2007/CT-BGTVT về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sau thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng trong ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
- Số hiệu: 08/2007/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/07/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 494 đến số 495
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra