Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2005/CT-UB | Đồng Hới, ngày 22 tháng 3 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, trên cơ sở các chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), các ngành và chính quyền các cấp ở tỉnh ta đã nỗ lực, cố gắng triển khai thực hiện và đã tạo được những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Một số ngành, địa phương, đơn vị chưa xác định rõ trách nhiệm của mình và chưa thực sự quan tâm đến công tác này, thiếu chủ động trong việc triển khai PBGDPL hoặc triển khai không thường xuyên, mang tính hình thức; sự phối hợp giữa cơ quan chuyên trách và cơ quan liên quan đối với công tác PBGDPL thiếu chặt chẽ và đồng bộ; chưa thực sự hướng về cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, hình thức PBGDPL còn nghèo, kinh phí, phương tiện bố trí cho công tác này còn hạn chế.
Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế và triển khai thực hiện tốt công tác PBGDPL trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp; Giám đốc các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh cần xác định rõ công tác PBGDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Thường xuyên bám sát nội dung Chỉ thị số 32/CT-TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Kế hoạch số 19/KH-TU ngày 07/6/2004 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chương trình PBGDPL trong từng giai đoạn của Chính phủ, của UBND tỉnh và các chương trình, kế hoạch, văn bản hướng dẫn về công tác PBGDPL của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra các biện pháp phù hợp, bố trí kinh phí hợp lý để đẩy mạnh, tăng cường hơn nữa công tác PBGDPL ở ngành, địa phương, đơn vị mình.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh chủ động phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của ngành, lĩnh vực mình; UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện và chỉ đạo Phòng Tư pháp, UBND các xã, phường, thị trấn; giám đốc của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ, nhân dân, công nhân, người lao động trong đơn vị, địa phương mình tìm hiểu, học tập pháp luật nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đảm bảo cho pháp luật thực sự phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tế.
3. Công tác PBGDPL phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ, rộng khắp, chú trọng hướng công tác PBGDPL về cơ sở, vì cơ sở, nhất là cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục lựa chọn nội dung, hình thức PBGDPL thiết thực, phù hợp với từng thời kỳ, từng loại đối tượng, địa bàn. Ngoài hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua Bản tin Tư pháp và phổ biến trực tiếp, cơ quan tư pháp cần phối hợp với các ngành có liên quan không ngừng đổi mới các hình thức tuyên truyền, PBGDPL; phát hành thường xuyên các tài liệu phổ thông về pháp luật; củng cố, phát triển hệ thống truyền thanh ở cơ sở; tiếp tục xây dựng và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; thực hiện việc xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và đơn vị lực lượng vũ trang. Thường xuyên tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật, đẩy mạnh việc PBGDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải, qua các lễ hội, các hoạt động văn hóa ở địa phương.
4. Cơ quan Tư pháp thường xuyên tham mưu cho UBND cùng cấp trong việc củng cố, kiện toàn Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh và các huyện, thành phố, làm tốt vai trò tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc triển khai thực hiện tốt công tác PBGDPL. Chỉ đạo, duy trì thường xuyên hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, cung cấp đủ tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ của mình; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tiếp tục củng cố, xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở.
5. Sở Văn hóa Thông tin, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục; phát hành các tài liệu, sách, báo, băng hình, băng tiếng có nội dung PBGDPL bằng tiếng của các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn tỉnh và cấp phát không thu tiền.
6. Sở Kế hoạch - Đầu tư tăng cường phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện tuyên truyền, PBGDPL cho người lao động ở các doanh nghiệp.
7. Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn Quảng Bình và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiếp tục thực hiện tốt Chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường; phối hợp với Sở Nội vụ để có những đề xuất, biện pháp nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật trong các trường học.
8. Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, PBGDPL trong các lực lượng vũ trang.
Nhận được Chỉ thị này, UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các nội dung trên. Sở tư pháp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Quyết định 1648/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch Phổ biến, thực hiện Luật Tiếp công dân và Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Quyết định 66/QĐ-UBND-TL năm 2014 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 4Chỉ thị 17/2010/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 7Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 2Quyết định 1648/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch Phổ biến, thực hiện Luật Tiếp công dân và Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Quyết định 66/QĐ-UBND-TL năm 2014 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013 - 2016 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Chỉ thị 17/2010/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ thị 08/2005/CT-UB đẩy mạnh và tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 08/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/03/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Phan Lâm Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/03/2005
- Ngày hết hiệu lực: 06/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra