Hệ thống pháp luật

0BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2005/CT-BTS

Hà Nội, ngày 25 tháng 08 năm 2005 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THU MẪU THỐNG KÊ CÁC SỐ LIỆU NGHỀ CÁ CƠ BẢN

Nguồn số liệu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản bao gồm toàn bộ các thông tin liên quan đến hoạt động khai thác hải sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch, quản lý và định hướng phát triển ngành thuỷ sản. Trong những năm qua, Bộ Thuỷ sản thông qua một số chương trình, dự án nhằm thiết lập hệ thống thu mẫu thống kê số liệu nghề cá cơ bản đã thu được những kết quả nhất định. tuy nhiện, hệ thống thu mẫu thống kê này vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý ngành và cần tiếp tục bổ sung hoàn thiện.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, nâng cao cơ sở đánh giá các chỉ số nghề cá bền vững phục vụ việc xây dựng các chính sách phát triển ngành thuỷ sản; căn cứ các Điều 19 và Điều 51 của Luật Thuỷ sản, Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT- BTS – BNv ngày 03 tháng 2 năm 2005 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chứccơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý về thuỷ sản, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Chỉ thị:

1. Triển khai hoạt động thường xuyên hệ thống thu mẫu thống kê các số liệu nghề các cơ bản trong phạm vi topàn quốc thông qua các hình thức:

- Thành lập bộ phận chịu trách nhiệm về quản lý hệ thống thu mẫu thống kê nghề cá tại Bộ Thủy sản.

- Tổ chức lực lượng cán bộ thống kê địa phương và triển khai thu mẫu tại các địa bàn cơ sở (cảng cá, bến cá).

- Quản lý, vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu thông s kê các số liệu nghề cá cơ bản từ Bộ Thuỷ sản đến các cơ quan quản lý nghề cá địa phương của 28 tỉnh ven biển.

2. Giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

- Chủ trì phối hợp với cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức điều hành hệ thống thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản và báo cáo Bộ kết quả hoạt động theo định kỳ hàng năm.

- Tiếp nhận và quản lý hệ thống thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản hiện có từ Dự án đành giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV); xây dựng phương án, lập kế hoạch hoạt động thường xuyên từ năm 2006.

- Hoàn chỉnh và bổ sung phương pháp, quy trình thu mẫu, phát hành các mẫu phiếu thống kê, sổ nhật ký khai thác, báo cáo để áp dụng thống nhất trong toàn quốc.

- Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ thống kê nghề các cơ bản trên toàn quốc; tổ chức triển khai thực hiện việc thu mẫu thống kê, sổ nhật ký khai thác; phân tích, đánh giá các thông tin thu nhận từ địa bàn cơ sở.

- Tổ chức hoạt động thường xuyên nhóm chuyên gia kỹ thuật nghề cá biển; phối hợp thực hiện việc kết xuất các nguồn dữ liệu, tổng hợp báo cáo đánh giá các chỉ số nghề cá bền vững theo chuỗi thời gian; cung cấp và tư vấn đa lĩnh vực cho những người ra quyết định quản lý và phát triển ngành thuỷ sản.

3. Các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (có quản lý nhà nước về thuỷ sản) có trách nhiệm:

- Đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ thêm biên chế, hỗ trợ kinh phí và ban hành văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại địa phương theo tinh thần của chỉ thị này.

- Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Ban điều hành hệ thống cảng cá, phối hợp với các ngành, các cấp tại địa phương để triển khai thực hiện hệ thống thu mẫu thống kê nghề cá cơ bản; chỉ đạo và thông báo các chủ tàu, thuyền trưởng hoạt động khai thác hải sản có trách nhiệm ghi sổ nhật ký khai thác, cung cấp athông tin chính xác theo yêu cầu của cán bộ thống kê tại các địa phương.

4. Các Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Khoa học – Công nghệ, Vụ Kế hoạch – Tài chính, các Viện và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ có trách nhiệm phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong việc chỉ đạo và tổ chức hoạt động hệ thống thu mẫu thống kê các số liệu nghề các cơ bản.

5. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm lập kế hoạch cụ thể trình các cấp có thẩm quyền xét cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ năm 2006; tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các chương trình, dự án và các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện hệ thống thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản đạt hiệu quả.

6. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh Tra Bộ, Cục Trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Giám đốc Sở Thuỷ sản, Sở Nôgn nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý nhà nước về thuỷ sản), Chi cục trưởng các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản các tỉnh ven biển và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu tránh nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

7. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

 

Nơi nhận:
-Văn phòng Chính phủ(để B/c);
- Bộ Quốc phòng (để phối hợp);
- UNND các tỉnh ven biển (để phối hợp);
- Lãnh đạo Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp;
- Các Sở TS, NN&PTNT (có QLNN thuỷ sản);
- Các Chi cục BVNL;
- Các Vụ, Cục, T.Tra, V.Phòng Bộ;
- Các Viện KT&QHTS, NCHS;
- Công báo;
- Lưu VT, KT&BVNLTS

BỘ TRƯỞNG




Tạ Quang Ngọc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 08/2005/CT-BTS triển khai hoạt động thu mẫu thống kê các số liệu nghề cá cơ bản do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 08/2005/CT-BTS
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 25/08/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: Tạ Quang Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 22
  • Ngày hiệu lực: 02/10/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản