Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Vĩnh Long, ngày 08 tháng 3 năm 2021 |
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn, công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó đã hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận); Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt; Cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai đã được quan tâm, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục, nâng cao tính minh bạch và cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đặc biệt là trong việc xác nhận, đăng ký biến động đất đai, cụ thể như: Việc xác nhận mất giấy chứng nhận, xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất,…; Một số trường hợp xác nhận nhưng chưa thực hiện kiểm tra chặt chẽ tính chính xác của thông tin cần xác nhận; Việc nhận chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không đúng đối tượng, không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Bên cạnh đó, khi thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình, Ủy ban nhân dân cấp huyện chưa cung cấp kịp thời các thông báo, quyết định thu hồi đất cho Văn phòng đăng ký đất đai dẫn đến việc xảy ra hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất sau khi cơ quan thẩm quyền đã có thông báo, quyết định thu hồi đất.
Để chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại nêu trên và tăng cường công tác quản lý đất đai, nhất là hoạt động chuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, các ngành liên quan thực hiện một số nhiệm vụ, cụ thể như sau:
1. Giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai cập nhật thông tin vào hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính ngay sau khi nhận được thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cấp thẩm quyền; Không thực hiện các thủ tục chia tách, chuyển quyền sử dụng đất đối với các thửa đất đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Khi tiếp nhận hồ sơ nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân,.. phải rà soát đối tượng, báo cáo kịp thời cho Sở Tài nguyên và Môi trường những trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất nông nghiệp vượt hạn mức để xử lý theo quy định.
b) Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thanh tra, kiểm tra đất đai, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Đồng thời kiên quyết xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để xảy ra sai sót trong việc tách thửa, cung cấp thông tin chậm trễ; Tham mưu cấp thẩm quyền đối với các trường hợp cụ thể cho phép người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất còn vướng các thủ tục, quy định về đất đai.
2. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác rà soát, thẩm tra kỹ thông tin và điều kiện, tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy định pháp luật hiện hành khi xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp, mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật nếu để xảy ra sai sót nêu trên.
b) Chỉ đạo phòng tài nguyên và môi trường thực hiện nghiêm việc gửi thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất đến Văn phòng đăng ký đất đai ngay trong ngày nhận được thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chậm trễ cung cấp thông tin dẫn đến việc thực hiện thủ tục chia tách, chuyển quyền sử dụng đất sau khi đã có thông báo, quyết định thu hồi đất; Khi tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, phải thực hiện đầy đủ các bước: Thẩm tra xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; Tổ chức kiểm tra, xác minh thực địa; Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, điều kiện, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành.
c) Chỉ đạo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chuyên môn trực thuộc thường xuyên kiểm tra, nắm bắt thông tin, tăng cường công tác quản lý hiện trạng đối với những khu vực đã được công bố, công khai quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất cho các công trình, dự án; Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn mình quản lý.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 17/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2018 về phân công trách nhiệm cơ quan thực hiện xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 3Quyết định 22/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai và các nội dung quản lý đất đai theo quy định trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật đất đai 2013
- 2Quyết định 17/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2018 về phân công trách nhiệm cơ quan thực hiện xác nhận thay đổi trên giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Quyết định 22/2019/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chỉnh, cơ sở dữ liệu đất đai và các nội dung quản lý đất đai theo quy định trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về chấn chỉnh và tăng cường công tác xác nhận, quản lý biến động đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Lữ Quang Ngời
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra