Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2007/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 13 tháng 4 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM.
Hiện nay, tình hình dịch cúm gia cầm vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp ở nước ta và nhiều nước trong khu vực. Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thống nhất các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm.
Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08/8/2006, Công điện số 1225/CĐ-TTg ngày 10/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người; Công điện số 16 BNN/CĐ ngày 07/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc áp dụng các biện pháp đồng bộ phòng, chống bệnh cúm gia cầm, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Tiếp tục kiểm tra và thực hiện tốt:
a) Cấm nuôi thuỷ cầm chăn thả trên kênh, rạch, sông, ngòi, nơi có dòng nước dùng trong sinh hoạt gia đình, gà thả rong; Vẫn tiếp tục cấm nuôi vịt chạy đồng ngoại trừ các địa điểm được thực hiện theo từng giai đoạn của Quyết định 693/QĐ-UBND ngày 12/3/2007 của UBND tỉnh.
b) Cấm nuôi gia cầm trong khu đông dân cư, nội ô, nội thị.
c) Cấm mua bán gia cầm sống và giết mổ gia cầm tại các chợ, các điểm không đúng quy định của pháp luật về thú y.
d) Cấm vận chuyển, mua bán, sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa qua kiểm dịch. Cấm tẩu tán, vứt xác và cho người khác gia cầm đã mắc bệnh hoặc chết chưa rõ nguyên nhân
Riêng đối với các cơ sở ấp trứng thuỷ cầm buộc phải đáp ứng các điều kiện theo từng giai đoạn được quy định của Quyết định 693/QĐ-UBND ngày 12/3/2007 của UBND tỉnh.
2.Tiếp tục thực hiện đồng bộ 5 biện pháp bao gồm:
a) Tuyên truyền và củng cố ngay Ban chỉ đạo các cấp và đội xung kích ở các xã.
b)Thực hiện tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ.
c) Thực hiện tốt công tác tiêm phòng.
d) Kiểm soát giết mổ và xây dựng các lò mổ gia cầm tập trung.
e) Huấn luyện chuyển nghề cho các hộ chăn nuôi gia cầm, xây dựng mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại và tính chất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, dán áp phích, phát thanh hàng ngày trên đài phát thanh địa phương để nâng cao nhận thức người dân cùng tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm. Tiếp tục phát huy công tác tuyên truyền của các lực lượng đoàn thể trong phòng chống dịch cúm gia cầm. Đài Phát thanh Truyền hình An Giang phối hợp cùng với ngành thú y phải thường xuyên đưa các thông điệp cảnh báo, các đoạn phim hướng dẫn vệ sinh an toàn khi tiếp xúc hoặc tiêu thụ gia cầm.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố phải tập trung chỉ đạo nghiêm:
a) Công tác kiểm tra vệ sinh thú y trong việc giết mổ gia cầm, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm.
b) Tổ chức các điểm kiểm dịch thú y để kiểm tra, kiểm soát về thú y trong vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.
c) Khắc phục ngay tình trạng tái diễn việc giết mổ, mua bán gia cầm sống tại các chợ. Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định cấm nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị và khu dân cư tập trung.
d) Triển khai nhanh chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với giết mổ gia cầm tập trung công nghiệp.
e) Duy trì hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp.
f) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 693/QĐ-UBND ngày 12/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007 trên địa bàn tỉnh An Giang, có sơ kết báo cáo kết quả từng giai đoạn cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nếu để dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn mà không phát hiện kịp thời, không áp dụng các biện pháp bao vây khống chế, dập dịch để dịch lây lan ra diện rộng thì người đứng đầu chính quyền và nhân viên thú y ở nơi cơ sở đó phải chịu trách nhiệm.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai các biện pháp an toàn sinh học, duy trì định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng khu vực chăn nuôi, nơi mua bán gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, nơi có ổ dịch cũ. Chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan và lực lượng chuyên môn về thú y phải giám sát chặt chẽ dịch bệnh đến từng cơ sở, hộ gia đình chăn nuôi, quản lý chặt chẽ các lò ấp giống gia cầm và đàn gia cầm được ấp nở mới.
Phối hợp với UBND cấp huyện triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm, phải có kế hoạch tiêm phòng chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến độ thời gian, tỷ lệ tiêm phòng (chú ý tiêm bổ sung cho số gia cầm mới phát sinh hoặc chưa được tiêm phòng), không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vaccin.
Phải có định hướng xã hội hóa trong việc tiêm phòng vắc cin phòng cúm gia cầm trong thời gian tới, cụ thể người chăn nuôi gia cầm phải chịu chi phí vắccin và công tiêm, ngành thú y phải lo đủ liều vắccin cho nhu cầu chăn nuôi có đăng ký theo quy định.
6. Chỉ thị này được ban hành và thay thế Chỉ thị số 23/2005/CT-UBND ngày 08/11/2005 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người.
Trên đây là các công tác trọng tâm nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm, yêu cầu Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 17/2004/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 02/2005/CT-UB về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 33/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nay đến sau Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 02/2004/CT.UBNDT tăng cường biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 5Chỉ thị 23/2004/CT-UB về tiếp tục công tác phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phồ Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 7Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 8Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 10Chỉ thị 19/2005/CT-UB về tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 11Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2007 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồng long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và bệnh dại do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 2Chỉ thị 23/2005/CT-UBND về tăng cường các biện pháp ngăn chặn dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người do tỉnh An Giang ban hành
- 3Chỉ thị 08/2013/CT-UBND năm 2013 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1Chỉ thị 29/2006/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện số 1225/CĐ-TTg về tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A của Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 17/2004/CT-UB về tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Chỉ thị 02/2005/CT-UB về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5Chỉ thị 33/2004/CT-UB tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, từ nay đến sau Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 02/2004/CT.UBNDT tăng cường biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Chỉ thị 23/2004/CT-UB về tiếp tục công tác phòng, chống tái phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phồ Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 693/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 9Chỉ thị 19/2005/CT-UB về tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 10Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2007 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm, lở mồng long móng ở gia súc, tai xanh ở lợn và bệnh dại do tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 07/2007/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 07/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Huỳnh Thế Năng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra