Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Quảng Bình, ngày 05 tháng 3 năm 2021 |
TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư tương đối đồng bộ; đặc biệt công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng được chú trọng thực hiện đã đạt được một số kết quả nhất định góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Tuy vậy, tình trạng vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh còn diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng; nguyên nhân chính là do ý thức người dân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ còn chưa cao; trách nhiệm phối hợp của các ngành trong công tác quản lý và xử lý vi phạm chưa thực sự hiệu quả, còn tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến vi phạm chưa được xử lý triệt để, nhất là các vi phạm như: San ủi mặt bằng làm mất chức năng tiêu thoát nước đường bộ; đấu nối trái phép, lấn chiếm xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ; vi phạm về tải trọng phương tiện; phá hoại biển báo và các công trình phụ trợ, trồng cây trái phép....
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
5.1. Sở Giao thông Vận tải:
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ ban đầu đối với các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ, tránh để người dân xây dựng xong các công trình vi phạm mới yêu cầu tháo dỡ gây lãng phí và bức xúc.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý đường bộ để xử lý các vi phạm, tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành các quy định của pháp luật, tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ vi phạm cho chính quyền địa phương xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
- Tổ chức ra quân lập lại trật tự lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải; đồng thời theo dõi, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ nội dung này đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
- Phối hợp với UBND cấp huyện trong quá trình cưỡng chế, giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn.
5.2. Sở Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; tăng cường công tác quản lý, quy hoạch đô thị, hoạt động xây dựng, quy hoạch các công trình hạ tầng đô thị phải đảm bảo đồng bộ không ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông.
5.3. Sở Tài chính: Tham mưu bố trí nguồn vốn để thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 29/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó ưu tiên kinh phí để giải tỏa các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông do che khuất tầm nhìn.
5.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp Sở Giao thông Vận tải tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn việc quy hoạch và sử dụng đất dành cho đường bộ; phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ.
5.5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình:
- Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lên án, phê phán các hành vi sử dụng trái phép vỉa hè, lòng đường, phá hoại công trình giao thông, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, .v.v... gây mất an toàn giao thông và hư hỏng công trình đường bộ.
5.6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý. Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục nguyên trạng để đảm bảo ATGT; tiếp nhận hồ sơ vi phạm trên địa bàn do thanh tra ngành giao thông vận tải lập chuyển đến, tiến hành xử lý theo thẩm quyền, thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý; kiên quyết cưỡng chế giải tỏa các trường hợp vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép đất trong hành lang đường bộ (bao gồm cả quốc lộ và các tuyến đường tỉnh trên địa bàn quản lý).
- Chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng, ban chuyên môn trực thuộc tăng cường phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, thanh tra giao thông thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra các sai phạm về hành lang an toàn giao thông dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phạm vi đất dành cho đường bộ, quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân trên địa bàn được biết và chấp hành, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp:
- Chỉ đạo các tổ chức thành viên tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tham gia quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nâng cao mô hình tự quản tại cơ sở.
- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong giám sát việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phát hiện, kiến nghị cơ quan chức năng kịp thời xử lý những hành vi vi phạm.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan nghiêm túc chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 68/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Quản lý đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 06/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7Công văn 13263/SXD-QLCLXD năm 2020 về tăng cường quản lý kết cấu mái tôn, bồn nước lắp đặt ở các công trình dân dụng do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 37/2017/QĐ-UBND Quy chế Phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ và xử lý vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Quyết định 27/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 4Quyết định 02/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường bộ địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 68/2020/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Quản lý đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 06/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9Công văn 13263/SXD-QLCLXD năm 2020 về tăng cường quản lý kết cấu mái tôn, bồn nước lắp đặt ở các công trình dân dụng do Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra