Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Quảng Ninh, ngày 19 tháng 8 năm 2021 |
Thời gian vừa qua, công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thực hiện; hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, thể chế hóa kịp thời chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các cấp chính quyền trong toàn tỉnh đã ban hành số lượng lớn văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Trung ương ban hành, tạo hành lang pháp lý thống nhất, đồng bộ, đảm bảo công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng, trật tự - an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế, bất cập. Một số văn bản ban hành chất lượng thấp, thiếu tính khả thi, hiệu quả kém, chưa đánh giá hết tác động của chính sách; nội dung văn bản quy định chung chung hoặc quy định lại nội dung văn bản của cấp trên. Công tác thi hành pháp luật tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn chưa có cơ chế đủ mạnh, đồng bộ để thực hiện hiệu quả; chế tài pháp lý chưa thực sự nghiêm khắc; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân chưa cao... Những hạn chế, bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật ở một số đơn vị chưa nghiêm; các giải pháp trong xây dựng pháp luật chưa phát huy hết hiệu quả; hoạt động xây dựng pháp luật chưa thực sự gắn kết với hoạt động thi hành pháp luật; đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật còn mỏng về số lượng; nguồn lực dành cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chưa thật chặt chẽ, hiệu quả.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Nghiên cứu, bám sát các quan điểm, mục tiêu, các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp để chủ động tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh, nhất là các cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Đảng.
- Tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng và thi hành pháp luật; xác định xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gắn việc xây dựng với thi hành pháp luật. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật; chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm, khuyết điểm, yếu kém.
- Thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020). Chú trọng việc tổng kết công tác thi hành pháp luật, trong đó quan tâm đánh giá, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành để đề xuất việc hoàn thiện pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung không phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên và thực tiễn địa phương. Chú trọng kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách” trong công tác xây dựng pháp luật.
- Quan tâm thực hiện thực chất, có hiệu quả việc tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đẩy mạnh và đổi mới các phương pháp, hình thức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức; chú trọng việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhất là ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. Nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý để bảo đảm tính khả thi.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các sở, ban, ngành, địa phương chủ động, phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm với Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan của Hội đồng nhân dân tỉnh trong lập đề nghị xây dựng văn bản, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật, củng cố các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm pháp luật vừa là công cụ quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Nghiên cứu xây dựng cơ chế theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc ban hành quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Chú trọng đối thoại với người dân, doanh nghiệp để giải quyết, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật.
- Quan tâm, bố trí, điều động các cán bộ, công chức có năng lực thực hiện công tác xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc. Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế, tổ chức thực hiện công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Ưu tiên, tăng cường nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật; đảm bảo trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện đại, phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
- Tiếp tục phát huy vai trò cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh trong quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nhằm tăng cường công tác xây dựng và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ngành, địa phương; báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền các văn bản trái pháp luật, không đảm bảo tiến độ, chất lượng (nếu có); kịp thời tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo các chuyên đề, lĩnh vực và tổ chức thực hiện đảm bảo tính bao quát, toàn diện.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; không tổ chức thẩm định những hồ sơ dự thảo văn bản chưa đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020); theo dõi sát việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định; có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo.
- Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật của các sở, ngành, địa phương để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đội ngũ công chức thực hiện công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm đủ biên chế, có chất lượng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế của các sở, ngành, địa phương.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiến độ thời gian hoàn thành dự thảo văn bản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, văn bản quy định chi tiết nội dung được trung ương giao địa phương ban hành.
- Không tiếp nhận, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chưa đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xử lý các nội dung có ý kiến khác nhau trước khi trình UBND tỉnh xem xét quyết định; bố trí hợp lý các phiên họp để Ủy ban nhân dân tỉnh thảo luận kỹ lưỡng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Tiếp tục nghiên cứu, củng cố, kiện toàn, đổi mới về tổ chức, bộ máy, biên chế người làm công tác xây dựng pháp luật, pháp chế, đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao.
Tham mưu đề xuất các giải pháp bảo đảm nguồn lực tài chính nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này.
- Sở Tư pháp chủ trì theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Quyết định 37/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đề nghị xây dựng; soạn thảo, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 9Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 2Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 4Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Quyết định 37/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đề nghị xây dựng; soạn thảo, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 10Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 11Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 12Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 13Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 14Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2021 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Tường Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra