ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Bình Định, ngày 07 tháng 5 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, BẢO TỒN CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các biện pháp đồng bộ giữa các sở, ngành, địa phương trong việc ngăn chặn, kiểm soát các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Bình Định và triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện các biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành, hội, đoàn thể và các đơn vị liên quan thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn phổ biến quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân tại đơn vị, địa phương mình nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; không mua, bán, sử dụng, tặng hay nhận quà biếu là các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tới các cộng đồng dân cư theo quy định.
b. Chỉ đạo Chi Cục Kiểm lâm:
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc đăng ký gây nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về săn, bẫy, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kinh doanh, gây nuôi, vận chuyển trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các sân bay, cảng biển, đường bộ, đường mòn lối mở qua các tỉnh lân cận; tập trung phát hiện, xử lý dứt điểm các tụ điểm buôn bán trái phép mẫu vật loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm cả mẫu vật giả.
c. Chỉ đạo Chi cục Thú ý:
- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra điều kiện vệ sinh trang trại chăn nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật. Tổ chức theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định dịch bệnh động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và thông báo, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh. Định kỳ kiểm tra dịch bệnh, vệ sinh thú y tại các trại gây nuôi.
- Chỉ đạo các trạm kiểm dịch động vật, trạm thú y các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch động vật, khi phát hiện tổ chức, cá nhân có vận chuyển động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm (có giấy tờ hoặc không có giấy tờ hợp pháp) thì thông báo kịp thời cho Hạt Kiểm lâm sở tại để phối hợp kiểm tra thủ tục vận chuyển theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khi các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu đăng ký gây nuôi và vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu.
d. Chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc khai thác, vận chuyển các loài động vật thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm.
- Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp, thu gom tiêu hủy các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh và chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam.
- Tổ chức kiểm tra, theo dõi, thu thập thông tin các loài thủy sinh vật ngoại lai, kịp thời đề xuất các biện pháp phòng ngừa và quản lý hiệu quả
3. Sở Tư pháp
a. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm tới các cộng đồng dân cư.
b. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ và bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhằm kịp thời xử lý các vướng mắc có liên quan đến các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
c. Giám sát, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm của các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
b. Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và bảo tồn đa dạng sinh học.
5. Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh, vận chuyển trái pháp luật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài nêu trên.
6. Công an tỉnh
a. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm tỉnh và các ngành chức năng điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
b. Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ, đường thủy phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát các trường hợp có dấu hiệu vận chuyển trái pháp luật các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
c. Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát, điều tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh và từ các tỉnh vận chuyển về Bình Định.
7. Cục Hải quan Bình Định
Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài nêu trên tại các cảng biển và các cảng hàng không trên địa bàn tỉnh
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a. Chủ động tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, kinh doanh trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
b. Chỉ đạo các đơn vị chức năng trực thuộc tích cực phối hợp, hỗ trợ cơ quan kiểm lâm địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn.
c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng săn, bẫy, bắt, vận chuyển, nuôi, giết mổ, chế biến, kinh doanh trái phép động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn nếu không có biện pháp xử lý kiên quyết.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định và Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Công ước về buôn bán quốc tế các động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; kịp thời đưa tin những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, những gương điển hình về bảo tồn, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm để nhân rộng; tích cực phát hiện và lên án mạnh mẽ những hành vi, việc làm trái quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước CITES.
10. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị và thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi chỉ đạo.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, cơ quan, đơn vị liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 03/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 20/2010/QĐ-UBND
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2014 tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2015 về tuyên truyền thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã do tỉnh Hà Giang ban hành
- 6Chỉ thị 02/CT-UBND về tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm năm 2016 và tăng cường giải pháp phòng, chống dịch, bệnh động vật do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 03/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Cà Mau kèm theo Quyết định 20/2010/QĐ-UBND
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2014 tăng cường thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 13/2014/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách về bảo tồn Voi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2015 về tuyên truyền thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã do tỉnh Hà Giang ban hành
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND về tổ chức triển khai công tác tiêm phòng vaccine cho gia súc, gia cầm năm 2016 và tăng cường giải pháp phòng, chống dịch, bệnh động vật do tỉnh Bình Định ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2014 tăng cường chỉ đạo thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/05/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Lê Hữu Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực