ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Lào Cai, ngày 06 tháng 03 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến nay đã có 20 quốc gia xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi và đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy; tại Trung Quốc, tính đến ngày 17/2/2019 đã có 105 ổ Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có tỉnh Vân Nam và Quảng Đông giáp biên giới với Việt Nam) và đã có hơn 950.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.
Tại Việt Nam, tính đến ngày 05/3/2019 bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 34 xã, 15 huyện của 8 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình và TP Hà Nội) làm 4.234 con lợn mắc bệnh và tiêu hủy. Nguy cơ dịch bệnh lây lan trên diện rộng, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi trong thời gian tới là rất cao.
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu phi. Để chủ động ngăn chặn và ứng phó kịp thời bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Tăng cường thời lượng thông tin, tuyên truyền để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp ngăn chặn, ứng phó với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với lợn mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với UBND cấp xã chủ động, tổ chức hướng dẫn, giám sát dịch bệnh đến tất cả các thôn bản, tổ dân phố và hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng vôi bột, hóa chất để xử lý môi trường chăn nuôi, khi phát hiện lợn có dấu hiệu bất thường, mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo cáo ngay cho trưởng thôn bản, thú y viên, khuyến nông viên cấp xã, UBND cấp xã, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp..., cách ly lợn ốm, không bán chạy, không giết mổ, không vứt xác lợn chết ra bên ngoài môi trường, không vận chuyển lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh ra bên ngoài cơ sở chăn nuôi; đồng thời chấp hành các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương.
- Thành lập các Tổ, Chốt kiểm soát liên ngành; chỉ đạo các cơ quan Quản lý thị trường, Công an phối hợp với cơ quan Thú y, UBND cấp xã tăng cường kiểm tra, giám sát việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn tươi sống và các sản phẩm từ thịt lợn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định tại Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
- Kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở.
- Khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, UBND cấp huyện căn cứ vào kết quả xét nghiệm thực hiện công bố dịch theo quy định của Luật Thú y; áp dụng khẩn cấp các biện pháp chống dịch; thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các tuyến đường đi qua ổ dịch, thường trực 24/24 giờ kiểm soát việc vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra vào ổ dịch; phun khử trùng tiêu độc tất cả các phương tiện ra vào ổ dịch. Tiêu hủy ngay đàn lợn mắc bệnh, việc chôn hủy thực hiện theo quy định hiện hành. Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc tiêu độc khử trùng ổ dịch; thực hiện báo cáo diễn biến dịch bệnh vào trước 16 giờ hàng ngày về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho đến khi kết thúc đợt dịch, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống cụ thể; xử lý tình huống dịch bệnh xuất hiện ở các mức độ và phạm vi khác nhau.
- Thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh tại các huyện, thành phố đặc biệt công tác chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, tiêu độc khử trùng tại khu vực chăn nuôi lợn tập trung, cơ sở giết mổ và các điểm chuyên mua bán lợn và sản phẩm thịt lợn tươi sống.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Chuẩn bị đầy đủ vật tư, hóa chất đáp ứng kịp thời yêu cầu phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo Kế hoạch đã được UBND phê duyệt. Phân công cán bộ thường trực tiếp nhận và xử lý thông tin dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện, UBND cấp xã tăng cường công tác giám sát dịch, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, bảo hộ, hóa chất, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán xác định bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các Đồn biên phòng, các đơn vị trong toàn lực lượng tăng cường tổ chức tuần tra, ngăn chặn động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt là lợn và sản phẩm từ lợn nhập lậu vào địa bàn; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các bến bãi, khu vực cửa khẩu, lối mòn, lối mở biên giới, phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật.
4. Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
5. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm soát các phương tiện giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt và khách du lịch từ Trung Quốc và từ các tỉnh đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín vào địa bàn tỉnh; xử lý, tiêu hủy toàn bộ lợn, sản phẩm lợn vận chuyển trái phép.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát môi trường phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thú y, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển lợn, sản phẩm thịt lợn ra vào địa bàn tỉnh, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vứt xác lợn chết ra môi trường, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn mắc bệnh, không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.
7. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn; phương án hỗ trợ kinh phí khi có lợn, sản phẩm của lợn dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và buộc phải tiêu hủy.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố thông tin kịp thời, chính xác cho người dân về diễn biến tình hình dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng chống dịch theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức đoàn thể chủ động tham gia cùng các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện trong công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Căn cứ Chỉ thị này, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
(Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng)
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Công điện 01/CĐ-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện đồng bộ giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về quyết liệt thực hiện biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu-Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Kế hoạch 43/KH-UBND 2019 về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Lai Châu
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 triển khai giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2019 thực hiện Thông tri 28-TT/TU triển khai Chỉ thị 34-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do thành phố Hải Phòng ban hành
- 8Quyết định 15/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ thiệt hại và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh ở lợn do mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 1997/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 10Kế hoạch 3819/KH-UBND năm 2020 về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025
- 11Quyết định 2655/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025
- 1Luật thú y 2015
- 2Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
- 3Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu phi do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Công điện 01/CĐ-UBND năm 2019 về tăng cường thực hiện đồng bộ giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2019 về quyết liệt thực hiện biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu-Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7Kế hoạch 43/KH-UBND 2019 về hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về tăng cường biện pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh Lai Châu
- 9Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 triển khai giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2019 thực hiện Thông tri 28-TT/TU triển khai Chỉ thị 34-CT/TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do thành phố Hải Phòng ban hành
- 11Quyết định 15/2019/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 12/2019/QĐ-UBND quy định về mức hỗ trợ thiệt hại và hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh ở lợn do mắc bệnh lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 12Quyết định 1997/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch phòng, chống sâu keo mùa thu hại ngô trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 13Kế hoạch 3819/KH-UBND năm 2020 về phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2025
- 14Quyết định 2655/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020-2025
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 triển khai đồng bộ giải pháp cấp bách phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Lào Cai ban hành
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/03/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Xuân Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực