- 1Công điện 133/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Quyết định 210/QĐ-BNN-TY năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Thái Bình, ngày 21 tháng 02 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NGUY HIỂM Ở ĐỘNG VẬT VÀ DỊCH CÚM A (H7N9), CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI.
Từ đầu năm đến nay, dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp: Trên thế giới, ngoài cúm gia cầm H5N1 đã gây tử vong ở người tại Campuchia và Trung Quốc, cúm H7N9 đã làm 20 người tử vong trong số 208 ca mắc bệnh, cúm H10N8 làm 02 người tử vong tại Trung Quốc do tiền sử đều có tiếp xúc với gia cầm; trong nước, hiện có 64 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 16 tỉnh, đã có 02 trường hợp tử vong do cúm H5N1. Ngoài ra, dịch Lở mồm long móng gia súc do vi rút type A đã xảy ra tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn và các tỉnh ở miền Trung. Đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thái Bình chưa xuất hiện gia cầm ốm chết nghi nhiễm cúm H5N1 và trên cả nước chưa phát hiện gia cầm, môi trường và người bị nhiễm vi rút cúm H7N9, tuy nhiên kết quả giám sát tháng 01 năm 2014 đã có 02/54 mẫu dương tính với vi rút cúm H5N1 trên đàn gia cầm của tỉnh, do tổng đàn gia cầm lớn, mật độ chăn nuôi cao, thời tiết lạnh ẩm, cùng với sự xuất hiện nhiều ca bệnh cúm H7N9 trên người và gia cầm tại các tỉnh biên giới của các nước liền kề với nước ta nên nguy cơ lây nhiễm và phát sinh dịch cúm H7N9, dịch cúm H5N1 đối với cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Thái Bình nói riêng là rất cao.
Để chủ động ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh động vật và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện: số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới; số 200/CĐ-TTg ngày 14/02/2014 về tập trung phòng, chống dịch cúm gia cầm và các chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người; Kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch cúm gia cầm ngày 18/02/2014; Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm có khả năng lây sang người; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, thành phố, cấp xã và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng nội dung công việc, từng địa bàn cụ thể để tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Kế hoạch và chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, huyện.
- Tổ chức các đoàn kiểm tra, các đội kiểm dịch liên ngành của huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm nhất là tại các nơi có ổ dịch cũ, nơi có bến đò, bến phà giáp ranh với tỉnh bạn, nơi có chợ và các hộ kinh doanh nhiều động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với các cơ quan chức năng, chốt kiểm dịch liên ngành của tỉnh, đội kiểm dịch lưu động của Chi cục Thú y xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
- Thực hiện giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tới tận thôn, tổ, trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi; đồng thời, chỉ đạo Đài Phát thanh huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, cách nhận biết và biện pháp phòng chống dịch; phổ biến số điện thoại đường dây nóng của huyện, thành phố và đường dây nóng của Chi cục Thú y theo số: 0363.643.640 để người dân kịp thời khai báo khi nghi ngờ xuất hiện dịch cúm H5N1, H7N9, dịch Lở mồm long móng gia súc,... và áp dụng các biện pháp xử lý nhanh gọn, phòng ngừa dịch cúm gia cầm lây sang người.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả “tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng phòng chống dịch bệnh” trên địa bàn quản lý từ ngày 25/02 đến ngày 25/3/2014 theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chú trọng khử trùng sau mỗi phiên chợ với các chợ có buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; đối với những chợ hoạt động hàng ngày, ngoài khử trùng sau mỗi phiên họp chợ, phải bố trí tạm dừng họp chợ ít nhất 01 lần/tháng để tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất; thực hiện tốt việc quản lý, truy nguyên nguồn gốc gia cầm bán tại chợ khi phát hiện có mẫu dương tính với vi rút cúm gia cầm để thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý theo quy định.
- Triển khai thực hiện hiệu quả chiến dịch tiêm phòng dịch định kỳ đợt đại trà vụ Xuân Hè năm 2014 từ ngày 05/3 đến ngày 20/3/2014 theo kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Thú y, các đơn vị trực thuộc tham mưu kịp thời các biện pháp chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, mở rộng giám sát chủ động sự lưu hành vi rút cúm, tổ chức hoạt động 04 chốt kiểm dịch liên ngành tại các đầu mối giao thông của tỉnh; thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch kinh phí thường xuyên hàng năm cho phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của tỉnh theo đề xuất của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí và thủ tục thanh quyết toán kinh phí phòng chống dịch theo quy định.
4. Sở Công Thương, Công an tỉnh, các ban, ngành liên quan, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch; tham gia chốt, đội kiểm dịch liên ngành của tỉnh, huyện; huy động, vận động hội viên, người chăn nuôi chấp hành nghiêm các quy định phòng chống dịch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình chủ động phối hợp với các cấp, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Y tế tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, biểu dương các điển hình tốt, phát hiện, phê phán kịp thời các địa phương, đơn vị, cá nhân có thái độ chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch.
Nhận Chỉ thị này, yêu cầu các Giám đốc sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện, thường xuyên báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Công điện 02/CĐ-UBND năm 2014 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm A (H7N9) do thành phố Hà Nội điện
- 3Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 4Thông báo 2394/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Tuyên quang ban hành
- 8Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Kế hoạch 41/KH-UBND hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang năm 2015
- 10Chỉ thị 19/CT-CT/UBND năm 2012 về tăng cường phòng chống bệnh cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 11Quyết định 6235/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội
- 12Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2016 chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2017
- 13Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 về hành động ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút Corona và các loại mầm bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Công điện 02/CĐ-UBND năm 2014 về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cúm A (H7N9) do thành phố Hà Nội điện
- 3Công điện 133/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND tăng cường chỉ đạo phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 6Quyết định 210/QĐ-BNN-TY năm 2014 về Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Thông báo 2394/TB-BNN-VP năm 2014 kết luận của Thứ trưởng Vũ Văn Tám Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật năm 2014 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Chỉ thị 27/2006/CT-UBND về tăng cường các biện pháp cấp bách để phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Chỉ thị 06/2007/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật do tỉnh Tuyên quang ban hành
- 11Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2011 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 12Kế hoạch 41/KH-UBND hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang năm 2015
- 13Chỉ thị 19/CT-CT/UBND năm 2012 về tăng cường phòng chống bệnh cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 14Quyết định 6235/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế chi tiêu của Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm Hà Nội
- 15Kế hoạch 290/KH-UBND năm 2016 chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm tỉnh Lào Cai năm 2017
- 16Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2020 về hành động ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút Corona và các loại mầm bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật và dịch cúm A (H7N9), cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/02/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực