UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 9 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 27/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, nhân dân, trong những năm qua, công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân; từng bước xoá đói, giảm nghèo và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, công tác PBGDPL vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới, việc tuyên truyền PBGDPL vẫn còn làm theo phong trào mà chưa trở thành nhiệm vụ thường xuyên ở các cấp, các ngành; hầu hết nhân dân chưa có thói quen chủ động tự tìm hiểu pháp luật... Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp uỷ đảng, chính quyền, thủ trưởng đơn vị chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác PBGDPL tại cơ quan, đơn vị mình; hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL còn nhiều hạn chế, nhất là ở cơ sở; hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hiệu quả chưa cao; công tác xử lý vi phạm pháp luật có lúc, có nơi còn chưa thực sự kiên quyết; việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL còn nhiều hạn chế...
Để khắc phục tình trạng trên và triển khai thực hiện tốt Kết luận số 05-KL/TU ngày 14/9/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về kết quả 05 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 27/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các hoạt động PBGDPL đến mọi tầng lớp nhân dân theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 27/4/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Xác định PBGDPL là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở phải chủ động định hướng, vận động cán bộ, công chức và nhân dân tích cực chủ động trong việc tìm hiểu, vận dụng các quy định của pháp luật vào giải quyết công việc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tổ chức triển khai mô hình sinh hoạt "ngày pháp luật" trong tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cơ sở, tiến tới thực hiện rộng rãi trong nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: định kỳ hàng tháng các cơ quan, đơn vị phải dành ít nhất một ngày để tổ chức các hoạt động nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lao động trong cơ quan, đơn vị mình nhất là tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới.
3. Tiếp tục củng cố, kiện toàn và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường khả năng tham mưu của cơ quan tư pháp các cấp trong vai trò là thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL.
4. Xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; thường xuyên tập huấn nâng cao nghiệp vụ PBGDPL, kiến thức pháp luật và lý luận chính trị, cung cấp tài liệu để thực hiện tốt nhiệm vụ. Xây dựng và chỉ đạo gắn nhiệm vụ PBGDPL vào hoạt động của đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền pháp luật ở các ngành như: Công an, Thuế, Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường...
5. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền PBGDPL đến nhân dân đảm bảo đa dạng, thiết thực, phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.
6. Chú trọng công tác tuyên truyền PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động dạy và học pháp luật trong nhà trường; lồng ghép hoạt động PBGDPL thông qua công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, hoạt động xét xử của ngành Toà án ... Cùng với việc tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật của trung ương, các cấp, các ngành cần quan tâm phổ biến các cơ chế, chính sách mới của địa phương có tác động trực tiếp tới đời sống xã hội như lĩnh vực đất đai, giao thông, xây dựng, môi trường, khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm...
7. Tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PBGDPL, đồng thời từng bước xã hội hoá công tác PBGDPL. Khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học trong lĩnh vực PBGDPL.
8. Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện thống nhất mô hình "ngày pháp luật" trên địa bàn tỉnh; củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL; cải tiến nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền PBGDPL.
Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ trên.
9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lạng Sơn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường tuyên truyền PBGDPL thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể nhân dân tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành có liên quan tuyên truyền PBGDPL cho hội viên và nhân dân thông qua các phong trào, các cuộc vận động của tổ chức mình. Vận động nhân dân tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
11. Các cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật để giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này; thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.
Giao Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành
- 2Chỉ thị 07/2009/CT-UBND đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về thực hiện một số nội dung trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 5Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau giai đoạn 2013-2016
- 1Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành
- 2Chỉ thị 07/2009/CT-UBND đẩy mạnh triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về thực hiện một số nội dung trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn do tỉnh Long An ban hành
- 5Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau giai đoạn 2013-2016
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2010 tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/09/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Vy Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực