ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2008/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 21 tháng 01 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH TĂNG CƯỜNG TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG LỒNG GHÉP DỊCH VỤ SỨC KHỎE SINH SẢN-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2008
Năm 2008 là năm bản lề thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2006-2010) của thành phố Cần Thơ; thực hiện Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg, ngày 06 tháng 6 năm 2007 về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (sau đây viết tắt là DS-KHHGĐ); để góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia trên lĩnh vực DS-KHHGĐ của thành phố Cần Thơ đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ sinh là 0,3‰, quy mô dân số thành phố khoảng 1.346.000 người, kiểm soát chặt chẽ quy mô phát triển dân số, phấn đấu đạt được nhiều tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng dân số,
Để đạt được mục tiêu trên và góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của thành phố, trong đó chỉ tiêu giảm sinh 0,3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,04%, quy mô dân số 1.171.200 người, Ủy ban nhân dân thành phố phát động Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (sau đây gọi là Chiến dịch) và chỉ thị:
1. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố phối hợp với các thành viên trong Ban Chỉ đạo Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình năm 2008 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), Giám đốc Sở Y tế xây dựng kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện Chiến dịch năm 2008 trên địa bàn thành phố. Chiến dịch thực hiện làm 2 đợt: Đợt I triển khai ở 100% xã, phường, thị trấn trong thời gian từ ngày 30 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 4 năm 2008, nhằm phấn đấu đạt và vượt 70% chỉ tiêu vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình năm 2008; đợt II thực hiện từ ngày 15 tháng 8 năm 2008 đến ngày 15 tháng 9 năm 2008, để phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn hoàn thành chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hóa gia đình năm 2008; phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên, tăng cường truyền thông vận động để giảm số người sinh con thứ ba trở lên.
2. Các giám đốc sở, thủ trưởng các cơ quan ban, ngành có liên quan, Báo Cần Thơ, Đài Phát thanh - Truyền hình Cần Thơ, Sở Văn hóa - Thông tin đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyên truyền về Chiến dịch, nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các nội dung:
a. Mục tiêu của Chiến dịch:
Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình, đáp ứng nhu cầu của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, ưu tiên cho các vùng đông dân có mức sinh cao, tỷ lệ sinh con thứ ba cao và vùng khó khăn về kinh tế, nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc SKSS-KHHGĐ và thực hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2008.
b. Các hoạt động chủ yếu của Chiến dịch:
- Tăng cường truyền thông vận động
Nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ SKSS-KHHGĐ trong Chiến dịch, góp phần tạo nhu cầu và chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng trong thực hành chăm sóc SKSS-KHHGĐ.
Nội dung tuyên truyền: khuyến khích chấp nhận mô hình gia đình ít con, cung cấp kiến thức về SKSS-KHHGĐ, vận động đối tượng chấp nhận và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, ủng hộ và tham gia các hoạt động của Chiến dịch.
Đối tượng tuyên truyền: tập trung tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chưa thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đối tượng sinh con một bề (các con sinh ra đều là con trai hoặc các con sinh ra đều là con gái), đối tượng có khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ, quan tâm cung cấp kiến thức cho vị thành niên và thanh niên.
Hình thức tuyên truyền: sử dụng các kênh truyền thông, tài liệu tuyên truyền thích hợp với các nhóm đối tượng, kết hợp tuyên truyền đại chúng với tuyên truyền trực tiếp thông qua sinh hoạt nhóm, tư vấn tại nhà, cấp phát tài liệu; lồng ghép các hoạt động tuyền truyền, treo các băng rôn tuyên truyền trong các ngày cao điểm, tổ chức các sinh hoạt chuyên đề về các biện pháp tránh thai hiện đại để đối tượng có nhu cầu chủ động lựa chọn và tích cực thực hiện; các hoạt động tuyên truyền được tổ chức trước, trong và sau Chiến dịch.
- Cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ trong Chiến dịch:
Kế hoạch hóa gia đình: cung cấp dịch vụ kỹ thuật các biện pháp kế hoạch hóa gia đình bao gồm triệt sản, đặt dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai, bao cao su, thuốc viên tránh thai và các biện pháp tránh thai thông dụng khác.
Phòng, chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản: tổ chức khám phụ khoa, xét nghiệm chẩn đoán một số bệnh thường gặp, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản thông thường, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng chấp nhận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt quan tâm vùng sâu, vùng khó khăn.
3. Giám đốc Sở Y tế chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ SKSS-KHHGĐ theo chỉ tiêu được giao, chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dịch vụ SKSS-KHHGĐ và cung cấp trong Chiến dịch theo hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS của Bộ Y tế (đảm bảo cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện dịch vụ được tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp cho đối tượng, đảm bảo trang thiết bị, vật tư, dụng cụ, thuốc thiết yếu); chỉ đạo và huy động các bệnh viện trên địa bàn, các Phòng Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện tham gia các hoạt động của Chiến dịch, chủ trì tổ chức kiểm tra, giám sát chuyên môn kỹ thuât các dịch vụ SKSS-KHHGĐ cung cấp trong Chiến dịch; báo cáo định kỳ và báo cáo nhanh kết quả cung cấp các dịch vụ cho Ban Chỉ đạo Chiến dịch thành phố.
4. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm hỗ trợ, cấp phát kinh phí cho các địa phương để thực hiện Chiến dịch, ngoài kinh phí của thành phố phân bổ, Ủy ban nhân dân quận, huyện và xã, phường, thị trấn cần hỗ trợ thêm kinh phí, vận động nguồn lực để tổ chức và triển khai các hoạt động phục vụ cho công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình nói chung và Chiến dịch truyền thông dân số nói riêng tại địa phương, thực hiện chính sách hỗ trợ và điều trị cho đối tượng triệt sản có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng triệt sản cơ hội trong Chiến dịch.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện cần xem đây là công tác trọng tâm trong năm 2008 của địa phương; đồng thời, có kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến dịch, thành lập Ban Chỉ đạo và phân công thành viên chỉ đạo cơ sở, tạo điều kiện tốt để thực hiện dịch vụ SKSS-KHHGĐ tại địa phương; tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện, phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao. Chiến dịch năm nay thực hiện từ đầu năm vì vậy các địa phương cần chủ động các điều kiện phục vụ cho việc thực hiện đạt kết quả tốt.
6. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ thành phố bảo đảm nguồn lực, quản lý việc sử dụng kinh phí Chiến dịch, điều phối hoạt động giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo, các thành viên Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền và đưa tin; vận động và hỗ trợ các đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện, chỉ đạo và tổ chức thu thập, cung cấp thông tin về hoạt động của Chiến dịch và tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chiến dịch.
Ban Chỉ đạo Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS-KHHGĐ và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thành phố có trách nhiệm tổ chức, triển khai, kiểm tra theo dõi việc thực hiện của các sở, ban ngành và địa phương có liên quan, thường xuyên báo cáo về Ủy ban nhân dân thành thành phố Cần Thơ để chỉ đạo kịp thời.
Chỉ thị này có hiệu lực sau mười ngày và được đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là năm ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/2006/CT-UBND phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình năm 2006 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Chỉ thị số 04/2007/CT-UBND về phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình năm 2007 do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2009 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành từ năm 1991 đến năm 2008 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 4Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyết định 584/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2014 của tỉnh Phú Thọ
- 1Chỉ thị 13/2007/CT-TTg về tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Chỉ thị 04/2006/CT-UBND phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình năm 2006 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Chỉ thị số 04/2007/CT-UBND về phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình năm 2007 do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Chỉ thị 13/2008/CT-UBND về tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Quyết định 584/QĐ-UBND về Kế hoạch tổ chức triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn năm 2014 của tỉnh Phú Thọ
Chỉ thị 05/2008/CT-UBND về phát động chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình năm 2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 05/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/01/2008
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Tô Minh Giới
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/01/2008
- Ngày hết hiệu lực: 14/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực