BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2006/CT-BYT | Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Bệnh sốt xuất huyết hiện đang có xu hướng gia tăng và diễn biễn phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2006, các nước đã ghi nhận trường hợp sốt xuất huyết tăng cao như Thái Lan, Malaysia, Singapore...
Tại Việt Nam, theo báo cáo của các địa phương 4 tháng đầu năm 2006, cả nước có 9.431 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 6 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2005, số mắc tăng 35,4%, tử vong tăng gấp 2 lần. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, chiếm 93% so với cả nước. Một số địa phương có số mắc cao là thành phố Hồ Chí Minh (1999 trường hợp), Tiền Giang (696 trường hợp), Sóc Trăng (676 trường hợp)... So với năm 2004 là năm có số mắc sốt xuất huyết cao thì số mắc sốt xuất huyết đã tăng 7,4%.
Trước tình hình nguy cơ dịch sốt xuất huyết có xu hướng tăng cao và diễn biến phức tạp, có khả năng bùng phát thành dịch lớn, để chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa tỉ lệ mắc và tử vong, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Báo cáo kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng chống dịch tại địa phương. Tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc huy động mọi nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh cho công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết;
b) Phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy (lăng quăng) sâu rộng đến tận cơ quan, hộ gia đình hàng tuần trước và trong mùa dịch sốt xuất huyết, để hoạt động vệ sinh môitrường, loại trừ ổ bọ gậy (lăng quăng) thành hoạt động thường xuyên tại cơ quan, hộ gia đình. Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết;
c) Chỉ đạo các cơ sở điều trị trên địa bàn quản lý chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị... để kịp thời chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch lớn. Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong cấp cứu, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết;
d) Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh trong việc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục về các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết và các biện pháp phòng chống để người dân hiểu và tự giác tham gia các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng;
đ) Thực hiện nghiêm túc Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Y tế dự phòng Việt Nam có trách nhiệm:
Phối hợp với Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh - Ban Điều hành dự án phòng chống Sốt xuất huyết quốc gia giai đoạn 2006 - 2010 theo dõi diễn biến dịch sốt xuất huyết và tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết trên phạm vi toàn quốc.
3. Vụ Điều trị có trách nhiệm:
Tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về công tác chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết, hạn chế tối đa tỉ lệ chuyển độ nặng và tử vong.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm:
Tổng hợp và điều phối các nguồn lực của ngân sách Nhà nước, tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
5. Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm:
a) Là Trưởng Ban điều hành dự án phòng chống sốt xuất huyết quốc gia giai đoạn 2006 - 2010, trực tiếp chỉ đạo và tham gia công tác phòng chống, dập tắt ổ dịch mới. Hướng dẫn địa phương đẩy mạnh hoạt động giám sát, chỉ định sử dụnghoá chất dập dịch kịp thời;
b) Tham mưu cho Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết trên phạm vi toàn quốc;
c) Phối hợp với Vụ Điều trị trong việc tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về chẩn đoán, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
6. Các viện: Vệ sinh dịch tễ trung ương, Pasteur Nha Trang và Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên có trách nhiệm:
Là Trưởng Ban điều hành dự án phòng chống sốt xuất huyết các khu vực, có trách nhiệm theo dõi, giám sát và dập dịch sốt xuất huyết tại các tỉnh, thành phố trong khu vực được giao quản lý.
7. Các bệnh viện trung ương có trách nhiệm:
a) Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết khác để kịp thời hỗ trợ các địa phương trong việc chẩn đoán, thu dung và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết;
b) Cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ các địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết theo sự điều động của Bộ Y tế.
8. Các đơn vị trực thuộc Bộ khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức phòng chống dịch sốt xuất huyết khi có yêu cầu.
9. Chỉ thị này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Chỉ thị số 03/2004/CT-BYT ngày 24/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết.
Nhận được chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng y tế Ngành phải tổ chức triển khai thực hiện ngay và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng Việt Nam).
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 03/2004/CT-BYT về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 2155/1999/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Chỉ thị 26/2004/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 5632/BYT-DP năm 2013 tăng cường phòng chống bệnh dại do Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 2939/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Chỉ thị 03/2004/CT-BYT về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 31/2008/QĐ-BYT công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 2155/1999/QĐ-BYT ban hành "Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 4880/2002/QĐ-BYT về Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Chỉ thị 26/2004/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 5632/BYT-DP năm 2013 tăng cường phòng chống bệnh dại do Bộ Y tế ban hành
- 5Công văn 2939/BYT-DP năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ Y tế ban hành
Chỉ thị 05/2006/CT-BYT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 05/2006/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/05/2006
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trần Thị Trung Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 18/06/2006
- Ngày hết hiệu lực: 13/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực