- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 3Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 4Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh
- 5Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật dân quân tự vệ năm 2009
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CT-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2011
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, của Thành ủy Hà Nội, công tác quốc phòng địa phương của thành phố năm 2010 đã đạt được kết quả toàn diện: Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh được coi trọng, đạt hiệu quả thiết thực, nhận thức trách nhiệm về công tác quốc phòng địa phương của cán bộ các cấp, các ngành, đảng viên và nhân dân được nâng cao. Hiệu lực quản lý nhà nước về quốc phòng, sức mạnh khu vực phòng thủ; chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang Thủ đô được củng cố và tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.
Tuy nhiên việc quán triệt và thực hiện các chỉ thị, các quy định của Đảng, Chính phủ, Bộ Quốc phòng về công tác quốc phòng ở một số cơ quan, tổ chức, địa phương có nội dung chưa thật đầy đủ, kịp thời; sự phối hợp hiệp đồng trong thực hiện công tác quốc phòng của một số địa phương, cơ quan, tổ chức có lúc chưa chặt chẽ; kết quả thực hiện có nội dung chưa cao.
Năm 2011, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có diễn biến phức tạp; trong nước các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá. Là năm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; Bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; Tình hình khí hậu, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể của thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nội dung chủ yếu sau:
1. Quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng
Quán triệt, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cường quốc phòng và an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động số 06-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc; Chỉ thị số 07-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; Chỉ thị số 20-CT/TU của Thành ủy Hà Nội về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên trong tình hình mới; thực hiện Luật Quốc phòng, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự; Pháp lệnh về lực lượng Dự bị động viên; các Nghị định của Chính phủ về công tác quốc phòng, động viên quốc phòng, xây dựng hoạt động của khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự; Nghị định 77/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ Quy định quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong phối hợp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và các văn bản hướng dẫn thi hành; các Chỉ thị, Nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, để nâng cao nhận thức trách nhiệm và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng trong tình hình mới.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng - an ninh.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục quốc phòng an ninh thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, nhất là sau đại hội Đảng và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ các đối tượng thuộc địa phương theo phân cấp, khắc phục việc chậm thực hiện công tác này ở các doanh nghiệp.
Sở Giáo dục và Đào tạo rút kinh nghiệm việc tổ chức dạy dải môn học giáo dục quốc phòng, an ninh trong hệ thống trường trung học phổ thông, về đào tạo giáo viên giảng dạy môn học GDQP-AN; tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đủ giáo viên dạy dải theo quy định. Thực hiện đúng nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng, an ninh trong hệ thống các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng. Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã.
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình, chuyên mục trên các báo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho toàn dân, giáo dục lòng yêu nước, các quan điểm của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh, ý thức cảnh giác đối phó có hiệu quả với âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam.
Thực hiện đề án xây dựng Trung tâm giáo dục quốc phòng thuộc Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, theo Quyết định số 638/QĐ-TTg ngày 21/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, sớm đưa vào sử dụng, bảo đảm hiệu quả thiết thực.
Hội đồng Giáo dục quốc phòng, an ninh Thành phố kiểm tra quận, huyện: Cầu Giấy, Long Biên, Gia Lâm, Đan Phượng, Chương Mỹ, Thường Tín, Trường cao đẳng sư phạm Hà Nội, Trường cao đẳng nghệ thuật Hà Nội và một số cơ quan khác về công tác giáo dục quốc phòng, an ninh.
3. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng với xây dựng phát triển kinh tế - xã hội:
Củng cố nâng cao chất lượng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, tạo ra tiềm lực kinh tế; kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, làm cơ sở, nền tảng tạo ra tiềm lực quốc phòng của khu vực phòng thủ thành phố, quận, huyện, thị xã vững mạnh.
Triển khai chương trình công tác 5 năm của Ban chỉ đạo khu vực phòng thủ thành phố, Kế hoạch thực hiện xây dựng thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới. Điều chỉnh bổ sung các văn kiện tác chiến; rà soát, ban hành văn bản quy định quản lý nhà nước về công trình quốc phòng, khu quân sự, đất quốc phòng. Xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh (kế hoạch B), kế hoạch thực hiện Nghị định số 117 về Phòng thủ dân sự.
Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ quận, huyện: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Long Biên, Sóc Sơn, Thạch Thất; diễn tập phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lâm; Diễn tập chiến đấu trị an 20% xã, phường, thị trấn.
Tiến hành thu hồi, xử lý các loại vũ khí, vật liệu nổ ngoài luồng, rà phá bom, mìn, vật liệu nổ phục vụ các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội.
Tăng cường hoạt động của Ban quân dân y các cấp, kết hợp và phát huy khả năng của bệnh viện Quân đội khám chữa bệnh cho nhân dân. Các cấp làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện xử lý kịp thời các tình huống phòng chống bão, lụt, cháy nổ, cháy rừng từng cấp thành phố, quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch và thực hiện bảo đảm kinh phí cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn năm 2011 - 2015; chủ động xử lý các tình huống thảm họa, dịch bệnh môi trường.
Làm tốt công tác phối hợp hiệp đồng với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng địa bàn an toàn vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, giải quyết chế độ, chính sách với quân nhân, thân nhân liệt sỹ, thương binh, người có công với cách mạng, động viên nhân dân và các lực lượng vũ trang tích cực tham gia cuộc vận động đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo.
4. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và công tác động viên, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ:
Duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình địa bàn, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng xử lý kịp thời các tình huống không để bị động, bất ngờ. Thực hiện nghiêm quy chế phối hợp giữa quân sự - công an, giữa dân quân tự vệ - công an - kiểm lâm ở cơ sở, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Triển khai phương án phòng chống giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng chống cháy nổ, cháy rừng, khắc phục hậu quả thiên tai và sự cố nghiêm trọng khác.
Tập trung chỉ đạo xây dựng cơ quan quân sự địa phương các cấp, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh.
Tiếp tục quán triệt, triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Kiện toàn đủ số lượng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức ở cơ sở; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ dân quân tự vệ. Tổ chức tốt việc đăng ký, xét duyệt tuyển chọn, xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ nòng cốt, coi trọng chất lượng chính trị; biên chế đủ thành phần lực lượng; phát triển lực lượng tự vệ ở các loại hình doanh nghiệp; rút kinh nghiệm việc tổ chức lực lượng Dân quân thường trực ở quận Hoàn Kiếm và nhân rộng ra ở một số phường thuộc các quận trung tâm.
Tổ chức đào tạo chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn các khóa 8, khóa 9; chiêu sinh khóa 10, chỉ tiêu 150 đồng chí; chủ động đào tạo liên thông trình độ cao đẳng chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.
Nâng cao chất lượng huấn luyện của lực lượng vũ trang địa phương, bảo đảm đúng nội dung, chương trình, thời gian, quân số. Chỉ đạo hội thao lực lượng vũ trang quận, huyện, thị xã; tổ chức hội thao cấp thành phố bảo đảm chất lượng, an toàn.
Hoàn thành kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn luyện, diễn tập; thực hiện dự án động viên công nghiệp; xây dựng, điều chỉnh văn kiện kế hoạch động viên các cấp; tổ chức đăng ký, quản lý nguồn sẵn sàng nhập ngũ, quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân và các cơ sở doanh nghiệp thuộc diện động viên công nghiệp; rà soát, sắp xếp tổ chức biên chế các đơn vị dự bị động viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong, thăng quân hàm và chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.
5. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng
Ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng; các kế hoạch, quyết định về quy mô tổ chức, biên chế, phân cấp nhiệm vụ chi, chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ theo quy định Luật Dân quân tự vệ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai sâu rộng, thực hiện công tác quốc phòng địa phương.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về quốc phòng: Thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về quốc phòng; giáo dục quốc phòng - an ninh; Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương; Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; Bảo đảm chế độ chính sách thực hiện công tác quân sự, quốc phòng.
Phối hợp với Cơ quan Thường trực công tác quốc phòng/Bộ Quốc phòng kiểm tra thực hiện công tác quốc phòng ở một số Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ở quận, huyện, thị xã, một số cơ quan, tổ chức.
Thực hiện chế độ giao ban, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng ở địa phương hàng năm và từng thời kỳ.
6. Bảo đảm ngân sách chi nhiệm vụ quốc phòng:
Thực hiện nghiêm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về phân cấp ngân sách, bảo đảm đúng, đủ nhiệm vụ chi thuộc địa phương; coi trọng bảo đảm kinh phí của cấp xã, phường, thị trấn cho công tác quân sự, quốc phòng, nhất là việc xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân, bảo đảm đúng, đủ nội dung, thời gian, công tác huấn luyện theo từng đối tượng. Dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách đúng quy định pháp luật.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân thành phố ((Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội nhận và tổng hợp báo cáo).
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Luật Quốc phòng 2005
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 3Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 4Nghị định 116/2007/NĐ-CP về giáo dục quốc phòng - an ninh
- 5Quyết định 638/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh tại các nhà trường quân đội giai đoạn 2009 - 2015 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 7Chỉ thị 04/2006/CT-UBND về nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm 2006 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 8Chỉ thị 02/2014/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm 2014 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2011 thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 04/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/01/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Thảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết