Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2013/CT-UBND | An Giang, ngày 10 tháng 6 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CHÍNH QUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Qua hơn 12 năm triển khai và thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác dân vận (Quy chế số 06-QC/TU ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh) và tổ chức nhiều lớp tập huấn để triển khai, quán triệt nội dung công tác dân vận. Từ đó, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyển biến rõ nét, hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền, khẳng định cán bộ, công chức, viên chức là lực lượng nòng cốt trực tiếp thực hiện công tác dân vận. Công tác dân vận gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, chương trình cải cách hành chính của tỉnh, đồng thời được triển khai rộng khắp, nhiều sáng kiến cải cách hành chính được áp dụng hiệu quả, thủ tục hành chính được cắt giảm, nhiều chủ trương, chính sách an sinh xã hội được thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận của chính quyền các cấp trong tỉnh còn một số hạn chế cần được khắc phục, như: Văn bản chỉ đạo chưa thường xuyên; công tác thông tin, tuyên truyền chưa nhiều, một số chủ trương, chính sách chưa đến được với người dân; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cập nhật kịp thời, đầy đủ các văn bản liên quan đến công tác dân vận; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm, tình trạng gây phiền hà cho nhân dân vẫn còn. Công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội trong triển khai công tác dân vận chưa cụ thể, hiệu quả thấp. Một số cơ quan hành chính, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác dân vận, dẫn đến tình trạng "khoán trắng" việc thực hiện nhiệm vụ dân vận cho Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể.
Từ những hạn chế trên, để công tác dân vận của chính quyền các cấp trong tỉnh đạt hiệu quả trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Chỉ đạo, triển khai học tập bài báo "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21 tháng 9 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận; Quy chế số 06-QC/TU ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Tỉnh ủy về “Công tác dân vận trong hệ thống chính trị, Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh “về tăng cường công tác dân vận đồng thời với tích cực thực hiện cải cách hành chính” và các văn bản khác của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện công tác dân vận, nhằm tạo chuyển biến về nhận thức, hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ.
b) Tham mưu cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền trong việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể xây dựng quy chế giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính và cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
c) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, năng lực quản lý và trách nhiệm người đứng đầu trong công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, lề lối làm việc, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.
d) Thực hiện nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các loại hình dân chủ ở cơ sở; quán triệt nghiêm túc, xuyên suốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các phong trào “Dân vận khéo” trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
đ) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, bãi bỏ hoặc đề nghị cơ quan thẩm quyền bãi bỏ những quy định, những thủ tục hành chính gây khó, phiền hà cho tổ chức, nhân dân; thực hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan công quyền.
e) Khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách, triển khai các chương trình, dự án có liên quan đến nhân dân đều phải tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân, bảo đảm các chủ trương, chính sách khi ban hành phù hợp với thực tiễn, lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
g) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân, xâm phạm lợi ích chính đáng của nhân dân; giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, không để tình trạng khiếu nại tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.
h) Công khai xin lỗi nhân dân, nếu để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có những hành vi gây khó khăn, phiền hà người dân trong quá trình thực thi công vụ. Với các hình thức như: Mời người dân đến trụ sở để xin lỗi, phát hành văn bản xin lỗi đến người dân hoặc công khai xin lỗi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cơ sở khi tiếp xúc giải quyết công việc cho nhân dân phải nhã nhặn, hướng dẫn tận tình những gì dân chưa hiểu; có chương trình đi cơ sở, bám sát thực tiễn, gặp gỡ, trao đổi với nhân dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đề xuất, kiến nghị của nhân dân; tuyên truyền giải thích chủ trương, chính sách pháp luật cho nhân dân.
3. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng củng cố và tiếp tục đưa nội dung dân vận của chính quyền vào chương trình giảng dạy.
4. Báo An Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình An Giang, các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh, xây dựng chuyên đề, chuyên mục về công tác dân vận và chính quyền thực hiện công tác dân vận; thông tin kịp thời và dành thời lượng hợp lý để giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác dân vận; biểu dương điển hình các tập thể, cá nhân làm tốt công tác dân vận, các mô hình “Dân vận khéo”.
5. Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về đạo đức công vụ, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thực hiện công tác vận động, thuyết phục, quán triệt kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.
Phát động trong các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân thi đua thực hiện “Dân vận khéo” gắn với xây dựng nông thôn mới, đề xuất các tiêu chuẩn, điều kiện xét khen tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen.
6. Tổ chức thực hiện:
a) Căn cứ Chỉ thị này, hàng năm, các Sở, Ban ngành, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai, thực hiện.
b) Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị này; chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác dân vận của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Công văn 42/TTg-TH về chỉ đạo công tác dân vận của chính quyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 02/2013/QĐ-UBND phân bổ kinh phí hoạt động công tác dân vận ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Công văn 3363/UBND-TKCT năm 2013 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg tăng cường công tác dân vận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Chỉ thị 30/2000/CT-UB về triển khai chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Chỉ thị 37/2006/CT-UBND tăng cường công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 6Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 114-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp do tỉnh An Giang ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác dân vận của chính quyền do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 1Chỉ thị 18/2000/CT-TTg về tăng cường công tác dân vận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 42/TTg-TH về chỉ đạo công tác dân vận của chính quyền do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 02/2013/QĐ-UBND phân bổ kinh phí hoạt động công tác dân vận ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Công văn 3363/UBND-TKCT năm 2013 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 18/2000/CT-TTg tăng cường công tác dân vận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Chỉ thị 30/2000/CT-UB về triển khai chỉ thị số 18/2000/CT-TTg ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Chỉ thị 37/2006/CT-UBND tăng cường công tác dân vận trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2016 thực hiện Kết luận 114-KL/TW về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan nhà nước các cấp do tỉnh An Giang ban hành
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác dân vận của chính quyền do tỉnh Vĩnh Long ban hành
Chỉ thị 04/2013/CT-UBND về tăng cường công tác dân vận của chính quyền trên địa bàn tỉnh An Giang
- Số hiệu: 04/2013/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Vương Bình Thạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra