Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2005/CT-UB | Sơn La, ngày 14 tháng 01 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và nâng cao hiệu quản quản lý Nhà nước. Phần lớn các vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài đã được quan tâm giải quyết, số lượng đơn thư gửi vượt cấp đã giảm; nhận thức về trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp, các ngành đối với công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được nâng lên một bước. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn còn những diễn biến phức tạp, số lượng đơn thư năm sau cao hơn năm trước, tình trạng khiếu tố vượt cấp lên tỉnh và Trung ương mặc dù có giảm, song vẫn còn xảy ra; Thủ trưởng một số cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh còn chưa coi trọng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác quản lý; hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo còn hạn chế.
Thực hiện Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội và tiếp tục quán triệt thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 06 tháng 3 năm 2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng, để chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh phải tổ chức thi hành và thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, yêu cầu sau:
a) Đề cao và thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; phải xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải gắn công tác giải quyết khiếu nại tố cáo với công tác quản lý hành chính Nhà nước; kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và cán bộ công chức có trách nhiệm.
b) Nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo xảy ra trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương. Đặc biệt khi phát sinh những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp, những vụ việc có nội dung liên quan đến công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, chính sách di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, giải toả đền bù đất đai phải tập trung chỉ đạo, giải quyết kịp thời ngay từ cơ sở, không để khiếu nại vượt cấp lên tỉnh, Trung ương và phát sinh thành "điểm nóng" giải quyết phức tạp về an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Mặt khác phải làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo để rút kinh nghiệm, chấn chỉnh công tác quản lý hành chính Nhà nước, đồng thời xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật những cơ quan, cán bộ, công chức đã ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính trái pháp luật.
c) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cần phải tổ chức kiểm tra, xác minh những chứng cứ có liên quan, tiến hành đối thoại, khi kết luận phải căn cứ vào chính sách pháp luật và tình hình thực tế.
d) Giám đốc các sở ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị hàng tháng, quí, năm phải có báo cáo bằng văn bản về tình hình khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của đơn vị mình gửi Thanh tra tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
đ) Phải đặc biệt coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cấp dưới, chấn chỉnh phòng tiếp dân, xử lý kịp thời những yếu kém, sai phạm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Đối với những vụ việc có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh hoặc của người có thẩm quyền phải nhanh chóng triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị phải đề cao trách nhiệm của mình tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết hoặc nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
e) Tiến hành tổng kết việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo kể từ khi có hiệu lực thi hành đến nay trong phạm vi sở, ngành, địa phương; phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo; báo cáo kết quả về Thanh tra tỉnh để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
2. Giao Chánh thanh tra tỉnh
a) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã trong việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Tăng cường kiểm tra trách nhiệm của Giám đốc các sở ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung kiểm tra trách nhiệm trong việc giải quyết những vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, gay gắt, phức tạp, kéo dài, những vụ việc có ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện Thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, gây hậu quả xấu hoặc cố tình không chấp hành ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc của người có thẩm quyền khác phải báo cáo để Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị hoặc chỉ đạo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
c) Tổ chức việc tổng kết và hướng dẫn các sở, ngành và UBND các huyện thị tổng kết việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
d) Chủ trì, phối hợp với Giám đốc sở Nội vụ, Giám đốc sở Tài chính xác định biên chế và những điều kiện khác để bảo đảm cho hoạt động của ngành thanh tra.
3. Yêu cầu Chánh thanh tra tỉnh, Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện thị trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA |
- 1Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2015 Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cung cấp thông tin và tiếp thu ý kiến góp ý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng chính quyền do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 2Nghị quyết 30/2004/QH11 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do Quốc hội ban hành
- 3Chỉ thị 36/2004/CT-TTg về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3056/QĐ-UBND năm 2015 Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố trong việc cung cấp thông tin và tiếp thu ý kiến góp ý của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng chính quyền do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2015 về tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Nam
Chỉ thị 04/2005/CT-UB về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 04/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/01/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Chí Thức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra