Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2002/CT-CT | Bình Dương, ngày 15 tháng 03 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Những năm qua, tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kịp thời đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần đối với nhiều dự án và công trình đầu tư, góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết giảm chi phí đầu tư, đảm bảo yêu cầu chất lượng, vẽ mỹ quan của công trình…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn không ít khó khăn và tồn tại: một số sở, ngành và địa phương triển khai chưa thật tốt các văn bản hướng dẫn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cho nhân dân, chưa đảm bảo các quy định về thông báo chủ trương, về tổ chức lấy ý kiến trong nhân dân đối với những dự án, công trình có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, nên việc triển khai một số dự án gặp trở ngại. Bên cạnh đó, một số cá nhân đã lợi dụng chủ trương thực hiện dân chủ đã gây khó khăn cho việc triển khai dự án, như: không chấp hành quyết định đền bù giải toả, gửi đơn thư khiếu nại không có cơ sở giải quyết, thậm chí có trường hợp chống người thi hành công vụ, .. đã làm trở ngại cho việc thực hiện dự án, ảnh hưởng trật tự xã hội.
Nhằm khắc phục các tồn tại trong thời gian qua và phát huy hiệu quả việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:
1- Các ngành, các cấp tổ chức học tập, quán triệt và tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, công chức và nhân dân các Nghị định của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành Trung ương và của tỉnh về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giúp cho mọi người nhận thức và thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về quy chế dân chủ.
Các huyện, thị xã (huyện), xã, phường và thị trấn (xã) phải đưa nội dung về dân chủ trong quản lý đầu tư và xây dựng vào kế hoạch thực hiện dân chủ cơ sở hàng tháng, quí và năm của địa phương.
2- Trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, song song với việc tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, UBND huyện, xã có trách nhiệm phối hợp với chủ đầu tư, các ngành có liên quan và đơn vị thi công tổ chức các cuộc họp với nhân dân để thông báo kịp thời về chủ trương, quyết định của cấp có thẩm quyền đối với dự án đầu tư trên địa bàn, về ý nghĩa, hiệu quả kinh tế xã hội, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, các thông số kỹ thuật của dự án, giá cả đền bù giải toả và các vấn đề có liên quan đến dự án; tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đối với dự án, phản ảnh các kiến nghị có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân và giám sát việc thực hiện dự án.
3- Những dự án đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, UBND huyện, xã và chủ đầu tư phải tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát, phản ảnh ý kiến khi phát hiện các vi phạm trong quá trình thi công (về chất lượng công trình, sử dụng nguyên vật liệu, tiến độ đầu tư, gây ô nhiễm môi trường, ..).
Các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư từ các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân phải đảm bảo thực hiện đúng theo Nghị định số 24/1999/NĐ.CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn.
4- Đối với các dự án có giải toả đền bù, UBND các huyện, xã, chủ đầu tư, các ngành chức năng và Ban chỉ đạo giải toả đền bù (nếu có) phải phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình đền bù giải toả, tổ chức họp dân để công khai ngay từ đầu về đơn giá đền bù, diện tích đất và tài sản phải giải toả của mỗi hộ, các chính sách hỗ trợ di dời, đồng thời phân tích cho nhân dân thấy được những lợi ích thụ hưởng từ các dự án đầu tư, như: giá trị nhà, đất sẽ nâng lên, đường phố được mở rộng thông thoáng, khang trang hơn … để nhân dân thông suốt thực hiện giải toả.
Những vướng mắc liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, các cấp, các ngành phải xem xét cụ thể để xử lý hợp tình hợp lý từ cơ sở, kết hợp với tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm ”. Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của dân đối với công trình đó.
Các cuộc họp với nhân dân phải được lập biên bản, có xác nhận của tất cả các hộ dân, tổ chức lưu trữ và gửi đến các cơ quan có liên quan. UBND các huyện, xã và các cơ quan chức năng có trách nhiệm nghiên cứu trả lời các ý kiến đóng góp và các kiến nghị của nhân dân theo đúng thẩm quyền quy định, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan cấp trên xem xét quyết định.
Đối với những trường hợp đã được đền bù và giải quyết các chính sách hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền mà vẫn chây lỳ không chịu di dời (trong khi đa số các hộ khác đã thực hiện di dời), gây trở ngại cho tiến độ đầu tư, UBND huyện, xã tổ chức họp dân thông báo tình hình và công bố quyết định cưỡng chế thi hành của cơ quan có thẩm quyền.
5- Kể từ nay, các công trình cơ sở hạ tầng khi hoàn thành, các chủ đầu tư phối hợp với UBND các cấp tổ chức nghiệm thu, làm lễ bàn giao cho nhân dân khu phố, ấp, xã, phường, thị trấn quản lý sử dụng có hiệu quả.
UBND thị xã Thủ Dầu Một phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tổ chức thí điểm việc làm lễ bàn giao công trình cho nhân dân tự quản (như đoạn đường do tổ dân phố tự quản…), qua đó rút kinh nghiệm để nhân rộng, đảm bảo công trình xây dựng cơ bản ở khu vực nào cũng phải có sự tham gia quản lý của nhân dân ở khu vực đó.
6- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã nghiên cứu thực hiện các dự án giao thông theo hướng Nhà nước đầu tư vốn làm đường – nhân dân tham gia làm vĩa hè và trồng cây xanh đối với các thị trấn, thị tứ và các nơi có điều kiện.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chủ động phối hợp các sở, ngành, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể của huyện, thị xã và đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung chỉ thị này và báo cáo định kỳ 6 tháng, năm về UBND tỉnh. Ban Chỉ đạo điều hành công tác quản lý đầu tư và xây dựng của tỉnh có trách nhiệm phân công thành viên theo dõi đôn đốc việc thực hiện.
- Đề nghị Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị – xã hội tuyên truyền rộng rãi chỉ thị này đến tận các tổ chức thành viên ở cơ sở.
Chỉ thị này được thông báo trên các phương tin thông tin đại chúng./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 5287/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 2Chỉ thị 22/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Chỉ thị 31/2014/CT-UBND về đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Quyết định 2457/QĐ-BCA-V19 năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an
- 5Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 6Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 7Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Nghị định 24/1999/NĐ-CP về Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn
- 2Quyết định 5287/QĐ-UBND năm 2013 Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Nghệ An
- 3Chỉ thị 22/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Chỉ thị 31/2014/CT-UBND về đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Quyết định 2457/QĐ-BCA-V19 năm 2016 kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở của Bộ Công an
Chỉ thị 04/2002/CT-CT đẩy mạnh thực hiện dân chủ ở cơ sở trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng do tỉnh Bình Dương ban hành
- Số hiệu: 04/2002/CT-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/03/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Hồ Minh Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra