Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2000/CT-UB | Bến Tre, ngày 26 tháng 4 năm 2000 |
CHỈ THỊ
“ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THI ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH”
Công tác thi án dân sự được chuyển giao từ Toà án nhân dân sang Chính phủ từ năm 1993 đến nay. Thời gian qua Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn tổ chức cơ quan thi hành án từ tỉnh đến huyện, thị, tạo điều kiện để hệ thống cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả; góp phần cùng với các cơ quan pháp luật giữ gìn kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức và công dân được bảo vệ theo quyết dịnh của Tòa án.
Song, việc chú trọng, quan tâm đúng mức đến công tác thi hành án dân sự của Uỷ ban nhân dân các cấp, các ngành vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc tổ chức thi hành án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; lượng án tồn đọng ngày càng nhiều, đặc biệt là số án tồn đọng từ những năm trước đến nay mà vẫn chưa thi hành được, ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý Nhà nước, đến quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức và cá nhân.
Nhằm khắc phục tình trạng án tồn đọng kéo dài, đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác thi hành án trong toàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, thị trấn. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan trong tỉnh thực hiện những công việc sau đây:
1) Nghiên cứu, quán triệt tốt chủ trương, đường lối lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Tiếp tục triển khai Pháp lệnh Thi hành án dân sự; Điều 27 và Điều 25 Pháp lệnh về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Chỉ thị 266/TTg ngày 02/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư liên ngành 02/TT-LN ngày 27/9/1993 của Bộ Tư pháp - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), để nắm và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác thi hành án.
2) Giám đốc Sở Tư pháp chỉ đạo Phòng Thi hành án tỉnh tiến hành kiểm tra, rà soát, phân loại án cụ thể: số án đã có điều kiện thi hành, số án chưa có điều kiện thi hành, số án mà người phải thi hành là cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội mà hiện nay chưa thi hành án, số án mà người phải thi hành là cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; người phải thi hành án là cán bộ đảng viên có danh sách chi tiết từng án có tên họ, địa chỉ cụ thể người phải thi hành án, người được thi hành án, địa chỉ cơ quan và địa chỉ thường trú, có điều kiện hay không có điều kiện thi hành, đề báo cáo và đề xuất hướng xử lý với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch mở đợt thi hành dứt điểm những bản án tồn đọng từ những năm trước đến nay chưa được thi hành hoặc thi hành dây dưa kéo dài, trình UBND tỉnh để chỉ đạo thi hành. Trong kế hoạch cần chọn ra một số vụ điển hình ở địa phương mà đương sự có đủ điều kiện thi hành nhưng cố tình lẩn tránh, chống đối, không chịu thi hành, đề xuất áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành.
Trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu cần phải có sự hỗ trợ về phương tiện và kinh phí của địa phương thì Trưởng phòng Thi hành án lập kế hoạch cụ thể, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Phòng Thi hành án và các Đội thi hành án xác định những vụ cưỡng chế thi hành án phức tạp thì phải báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp để thống nhất phương án bảo vệ trật tự an toàn cho việc cưỡng chế thi hành án. Đồng thời gửi thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi tiến hành cưỡng chế, trực tiếp chỉ đạo theo đề xuất của Thủ trưởng cơ quan thi hành án cùng cấp.
3) Trong trường hợp kê biên định giá tài sản để thi hành án, nếu các đương sự không thỏa thuận được về giá cả hoặc việc đánh giá tài sản đòi hỏi phải có cán bộ chuyên môn tham gia, Chấp hành viên đề nghị lập hội đồng định giá có mời đại diện các cơ quan chuyên môn tham gia thì lãnh đạo cơ quan chủ quản phải cử người tham gia hội đồng định giá, tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án thực hiện tốt nhiệm vụ thi hành án.
4) Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên và cảnh sát bảo vệ cưỡng chế thi hành án cần cương quyết xử phạt nghiêm minh theo quy định của Chính phủ, đối với các trường hợp cố tình trì hoãn, cản trở, chống đối việc thi hành án.
UBND huyện, thị phải nắm vững tình hình án dân sự ở địa phương và tăng cường chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án dân sự, đặc biệt là những trường hợp khó khăn, phức tạp cần phải có sự chỉ đạo cụ thể, đồng thời cần xem xét điều kiện hoạt động của các đội thi hành án để hỗ trợ về phương tiện và kinh phí cho việc tổ chức thi hành án đạt hiệu quả.
5) Các cơ quan tổ chức hữu quan phải thực hiện đúng quy định tại Điều 19, 20 của Nghị định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ quy định thủ tục thi hành án dân sự, cụ thể là:
a) Thủ trưởng, kế toán trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người sử dụng lao động nơi người phải thi hành án làm việc hoặc nhận thu nhập phải thực hiện quyết định của Chấp hành viên về việc trừ vào thu nhập của người đó, chuyển số tiền trừ được cho người được thi hành án và thông báo cho Chấp hành viên đã ra quyết định biết.
b) Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng phải cung cấp số liệu về tài khoản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan thi hành án và thực hiện quyết định của Chấp hành viên về khoản trừ tiền hoặc tài sản của người đó để chuyển cho người được thi hành án.
c) Người đang vay, mượn, thuê, giữ, sửa chữa tài sản của người thi hành án, khi nhận được yêu cầu của Chấp hành viên thì phải giao tài sản đề Chấp hành viên khấu trừ tài sản, thanh toán cho người được thi hành án.
6) Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội có nghĩa vụ thi hành án dân sự mà chưa thi hành phải báo cáo bằng văn bản nêu rõ lý do, nguyên nhân vì sao chưa thi hành án được và xin phép cụ thể về thời gian và biện pháp thi hành gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Thủ trưởng cơ quan thi hành án nơi ra quyết định thi hành để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định biện pháp tổ chức thi hành.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng ở cơ sở vận động quần chúng nhân dân ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng chấp hành các bản án, quyết định của Toà án.
7) Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết án tồn đọng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án xây dựng kế hoạch thi hành án thông qua Ban Chỉ đạo ít nhất mỗi quí 1 kỳ để chỉ đạo thống nhất biện pháp thi hành tại địa phương. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra đối với công tác thi hành án dân sự trong địa bàn tỉnh.
8) Phòng Thi hành án tỉnh phải thực hiện đúng chế độ báo cáo cho ngành dọc cấp trên và cho Uỷ ban nhân dân tỉnh. Đột xuất gặp vụ việc phức tạp khó khăn vướng mắc phải kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp để có biện pháp chỉ đạo cụ thể kịp thời trong việc tổ chức thi hành án.
Trên đây là những yêu cầu cấp bách của công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Bến Tre. Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Sở Tư pháp, các ngành, các cấp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị, xã phường, thị trấn triển khai thực hiện tốt. Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi chỉ đạo./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1389/QĐ-UBND năm 2009 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự
- 2Chỉ thị 14/2010/CT-UBND về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4Chỉ thị số 12/CT-UBND năm 2013 về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 1389/QĐ-UBND năm 2009 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993
- 2Nghị định 69-CP năm 1993 quy định thủ tục thi hành án dân sự
- 3Thông tư liên tịch 02-TTLN năm 1993 hướng dẫn bảo vệ cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 4Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp năm 1996
- 5Chỉ thị 14/2010/CT-UBND về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Chỉ thị số 12/CT-UBND năm 2013 về tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 04/2000/CT-UB về việc tăng cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 04/2000/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/04/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Huỳnh Văn Be
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra