- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 3Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 4Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
- 5Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2015/CT-UBND | Bắc Kạn, ngày 26 tháng 3 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2013, các quy định có liên quan đến áp dụng biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014.
Trên cơ sở quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, ngày 20/01/2014, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số: 09/2014/UBTVQH13 quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Chính phủ đã ban hành các Nghị định: Nghị định số: 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Nghị định số: 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị định số: 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Trên cơ sở quy định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn thi hành đã được ban hành, từng bước hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho thấy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý hành chính trên địa bàn tỉnh còn không ít khó khăn, vướng mắc do đây là những quy định mới, trong quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng, các cơ quan liên quan chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng, dẫn đến hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chuyển Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét còn chưa đảm bảo chất lượng.
Để khắc phục những hạn chế vướng mắc nêu trên, nâng cao chất lượng áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và đặc điểm tình hình địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:
a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch và tổ chức tập huấn các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh số: 09/2014/PL-UBTVQH13 và các văn bản pháp luật quy định chi tiết về các biện pháp xử lý hành chính cho người thực thi nhiệm vụ này của các cơ quan: Tòa án nhân dân, Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Y tế và các Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan trên địa bàn tỉnh áp dụng các quy định mới kịp thời, đầy đủ, chính xác.
b) Hướng dẫn Trưởng phòng Tư pháp các huyện, thị xã thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đồng thời chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã hướng dẫn cán bộ Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
c) Tổng hợp về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, áp dụng pháp luật về biện pháp xử lý hành chính tại địa phương. Trên cơ sở đó, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp trong việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp trong việc lập hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
b) Chỉ đạo Công an các huyện, thị xã thực hiện và hướng dẫn lực lượng Công an cấp xã thực hiện việc lập, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Sở Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị chức năng thực hiện xác định tình trạng nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.
5. Sở Tài chính có trách nhiệm: Phối hợp với các cơ quan có liên quan đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện các quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn để đảm bảo đủ hồ sơ pháp lý cho việc xem xét, đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tiếp theo.
b) Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn cấp giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng để phục vụ cho việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đồng thời chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ra quyết định giao cho gia đình quản lý trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định.
c) Chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn cử đại diện tham dự phiên họp tại Tòa án nhân dân khi Tòa án nhân dân có yêu cầu theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Pháp lệnh số: 09/2014/PL-UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu cụ thể của cơ quan Tòa án, khi cử người đại diện tham gia phiên họp phải là người hiểu rõ hoặc nắm đầy đủ các thông tin, tài liệu trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đã được chuyển sang cơ quan Tòa án. Tùy thuộc biện pháp xử lý hành chính đang được Tòa án xem xét, người đại diện tham dự phiên họp có thể là Trưởng công an cấp xã, công chức Tư pháp - hộ tịch hoặc công chức Văn hóa - xã hội.
7. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Tòa án nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc đảm bảo theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, kịp thời lãnh đạo chỉ đạo.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 10/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Hải Dương
- 2Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 triển khai thi hành biện pháp xử lý hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2015 ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu
- 5Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Tư pháp do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 3Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 4Nghị định 02/2014/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc
- 5Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 10/2015/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tỉnh Hải Dương
- 7Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 triển khai thi hành biện pháp xử lý hành chính do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 9Quyết định 1570/QĐ-UBND năm 2015 ban hành quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu
Chỉ thị 03/2015/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện biện pháp xử lý hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 03/2015/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Nông Văn Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2015
- Ngày hết hiệu lực: 10/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực