- 1Nghị định 63-CP năm 1993 về việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
- 2Quyết định 396-TTg năm 1994 sửa đổi quản lý ngoại tệ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Nghị định 18/CP năm 1997 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng
- 5Thông tư 07-NH/TT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 63/CP năm 1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/1997/CT-NH7 | Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 1997 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG
Thực hiện Nghị định số 63/CP ngày 24-9-1993 của Chính phủ về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng và Thông tư hướng dẫn số 07/TT-NH7 ngày 29-10-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vàng của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố đã phát huy được hiệu quả tốt, góp phần tích cực đưa hoạt động của thị trường vàng dần vào nề nếp, góp phần ổn định giá cả thị trường vàng.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh vàng còn có các doanh nghiệp vi phạm những quy định về quản lý kinh doanh vàng của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước như: Gia công chế tác, bán vàng không đủ chất lượng, trọng lượng ghi trên sản phẩm, kinh doanh quá phạm vi cho phép và không thực hiện chế độ chứng từ kế toán theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê...
Để khắc phục kịp thời những thiếu sót của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng và hướng các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố phối kết hợp với Uỷ ban nhân dân và Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Sở Kế hoạch và đầu tư, Cục quản lý thị trường và Cục thuế trên địa bàn thực hiện một số nội dung sau:
1. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các Tỉnh, Thành phố yêu cầu tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vàng nghiêm chỉnh chấp hành đúng quy định tại điều 5 phần II Thông tư 07/TT-NH7, cụ thể các doanh nghiệp kinh doanh vàng phải thực hiện các nội dung sau:
+ Phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố về chất lượng sản phẩm vàng do đơn vị chế tác.
+ Sản phẩm vàng chế tác và kinh doanh phải được đóng dấu chất lượng, trọng lượng, ký mã hiệu đã đăng ký với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố.
+ Tất cả các dụng cụ cân đo vàng phục vụ cho việc chế tác kinh doanh vàng phải được đăng ký và có giấy chứng nhận kiểm định của Trung tâm tiểu chuẩn đo lường chất lượng Tỉnh, Thành phố.
2. Những địa phương không có đủ điều kiện phương tiện kỹ thuật thì Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố phối hợp với Công ty Vàng bạc đá quý trên địa bàn thuộc hệ thống Tổng Công ty vàng bạc đá quý Việt Nam nhằm tranh thủ phương tiện máy móc thiết bị, kỹ thuật cùng các Ngành hữu quan để tổ chức kiểm tra chất lượng, trọng lượng vàng bán ra của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
3. Chấn chỉnh các doanh nghiệp kinh doanh vàng hoặc các đơn vị gia công chế tác vàng hoạt động vượt quá phạm vi cho phép như sau:
- Những đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện gia công chế tác thì chỉ được phép gia công chế tác không được tham gia mua bán kinh doanh vàng.
- Các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng không được mua bán, thu đổi ngoại tệ (trừ các đơn vị được Ngân hàng uỷ nhiệm làm đại lý thu đổi ngoại tệ quy định tại điều 4.4 Thông tư số 12/TT-NH7 ngày 5-9-1994 hướng dẫn thi hành Quyết định số 396/TTg ngày 4-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới).
- Các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước thì không được phép hoạt động kinh doanh vàng.
4. Kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong việc thực hiện chế độ kế toán, bảo quản số sách chứng từ theo quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê, tạo điều kiện cho việc thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế của Nhà nước.
5. Kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhằm đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại điểm 2 phần II Thông tư 07/TT-NH7 (vốn, chuyên môn, kỹ thuật, trụ sở...).
6. Đối với các địa bàn biên giới, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh cần quan tâm phối hợp với các Ngành hữu quan tăng cường kiểm tra việc xuất - nhập lậu vàng qua biên giới.
7. Việc xử phạt các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vàng áp dụng theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 19-7-1995 và các Nghị định 01/CP ngày 3-1-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, Nghị định 18/CP ngày 24-2-1997 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng.
Trên đây là một số nội dung Thống đốc yêu cầu Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh, Thành phố phối kết hợp với các Ngành hữu quan thực hiện kiểm tra, tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh theo đúng Pháp luật, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và tạo điều kiện ổn định, phát triển thị trường vàng Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước TW (Vụ quản lý ngoại hối) để có biện pháp giải quyết kịp thời. Báo cáo đinh kỳ từng quý, đề nghị các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố theo tinh thần công văn số 122/CV-QLNH ngày 23-3-1995.
| Cao Sĩ Kiêm (Đã ký)
|
- 1Thông tư 07/2000/TT-NHNN7 hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 3Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 4Thông tư 10/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 5Quyết định 1703/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Thông tư 10/2003/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
- 1Nghị định 63-CP năm 1993 về việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng
- 2Quyết định 396-TTg năm 1994 sửa đổi quản lý ngoại tệ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Nghị định 18/CP năm 1997 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng
- 5Thông tư 07-NH/TT năm 1993 hướng dẫn Nghị định 63/CP năm 1993 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Nghị định 174/1999/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 7Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- 8Thông tư 10/2003/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2003/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 9Quyết định 1703/2004/QĐ-NHNN sửa đổi Thông tư 10/2003/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 174/1999/NĐ-CP và Nghị định 64/2004/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng do Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành
Chỉ thị 03/1997/CT-NH7 về tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 03/1997/CT-NH7
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/04/1997
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sĩ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/04/1997
- Ngày hết hiệu lực: 13/05/2000
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực