- 1Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 2Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 52/KH-UBND về thực hiện Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND | Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ CÔNG TÁC NĂM 2019 “NĂM NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ”
Năm 2018, thành phố Hà Nội đã chọn chủ đề công tác “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018” đảm bảo thiết thực và hiệu quả, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, tập trung cao độ, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ; sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2018 đều hoàn thành và vượt mức; công tác cải cách hành chính của Thành phố tiếp tục được triển khai toàn diện, thực hiện hiệu quả, có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong năm 2018 như: việc quản lý, điều hành của bộ máy hành chính ở một số cấp, ngành, lĩnh vực chưa quyết liệt; năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, ý thức kỷ luật chưa cao, làm việc chưa hết trách nhiệm, có lúc có nơi còn gây phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm kỷ luật của một số cơ quan, đơn vị cơ sở chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế, chưa có biện pháp, chế tài đủ mạnh trong việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm và biểu hiện tiêu cực xảy ra trên địa bàn. Sự phối hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền còn bị động, thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở, đặc biệt là việc quản lý trật tự đô thị tại một số xã, phường, thị trấn (xây dựng không phép, sai phép, lấn chiếm đất công; chiếm dụng lòng đường, vỉa hè, bãi gửi xe không phép, vệ sinh môi trường...) còn thực hiện chưa tốt. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chưa đạt hiệu quả cần thiết, sự đồng thuận cơ bản tốt song vẫn tồn tại nhiều bộ phận nhỏ gây cản trở, khó khăn trong thực thi chính sách, pháp luật.
Năm 2019 là năm toàn Thành phố tăng tốc, có ý nghĩa quyết định việc hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kinh tế - xã hội của Thành phố nhiệm kỳ 5 năm (2015- 2020); các Chương trình của Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2016- 2020 đề ra; chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2021 - 2025, Thành phố tiếp tục xác định chủ đề công tác năm 2019 là “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.
Để triển khai có hiệu quả chủ đề công tác năm 2019, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố thực hiện nghiêm các nội dung sau:
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện đầy đủ, toàn diện, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 26/2/2018 của UBND Thành phố về “Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018”. Các cơ quan, đơn vị căn cứ Kế hoạch số 52/KH-UBND chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, phụ trách, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Những nhiệm vụ thường xuyên đang thực hiện trong năm 2018 cần có giải pháp để đạt kết quả cao hơn về số lượng, chất lượng trong năm 2019. Các cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 52/KH-UBND cần nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của cá nhân, tập thể liên quan; tập trung giải quyết các vấn đề đặt ra, khẩn trương dứt điểm hoàn thành nhiệm vụ (trước 31/3/2019).
2. Xác định một số nội dung trọng tâm cần ưu tiên thực hiện:
a) Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối các tổ chức của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII gắn với Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”, phù hợp với thực tế và các Nghị quyết, Kết luận của Thành ủy sắp xếp các cơ quan chuyên môn theo quy định tại các Nghị định mới thay thế, sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, đảm bảo nguyên tắc 5 rõ (rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả) và “một đầu mối - một việc xuyên suốt”.
Bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động, sự phối hợp, mối quan hệ công tác giữa các cơ quan chuyên môn của Thành phố; giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện một số công việc, lĩnh vực được phân công, phân cấp, ủy quyền. Tiếp tục hoàn thiện quy chế làm việc, quy trình giải quyết công việc, xây dựng quy trình phối hợp, quy trình liên thông giữa các cấp, các ngành trong giải quyết công việc và giải quyết TTHC; thực hiện rà soát, xây dựng quy chế phối hợp liên thông giữa các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã trong việc giải quyết các TTHC.
Thực hiện rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố; tập trung các giải pháp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ theo hướng tăng dần tự chủ kinh phí, giảm chi ngân sách theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức lại hoặc giải thể đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động hiệu quả thấp hoặc hết nhiệm vụ...tiến tới đến năm 2020 đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của Thành phố đề ra.
Thực hiện việc sắp xếp, tăng cường kiêm nhiệm các chức danh, tăng tính trách nhiệm cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
b) Đề cao vai trò, gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với kết quả, hiệu quả, chất lượng nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố và cấp trên trực tiếp về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định; tiếp thu đầy đủ và xử lý, phúc đáp kịp thời, giải trình theo quy định các phản ánh, kiến nghị, góp ý, yêu cầu từ các tổ chức, công dân; kịp thời xử lý, chỉ đạo giải quyết nhanh và đúng thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực, trách nhiệm của ngành, đơn vị, địa phương.
Tiếp tục thực hiện việc định kỳ Giám đốc các Sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc đối với Trưởng phòng chuyên môn ngành dọc thuộc thẩm quyền quản lý của UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá Chủ tịch UBND cấp xã; duy trì và triển khai có hiệu quả việc xây dựng kế hoạch công tác tuần, tháng phục vụ việc đánh giá hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Thành phố.
c) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của cộng đồng đối với hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Thành phố. Tăng cường các kênh thông tin, nhằm phổ biến quy định của pháp luật, các chủ trương của Thành phố, kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố tới người dân; đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, phản ánh, mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp.
Tăng cường các hình thức truyền thông tương tác, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân; ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hình thức trưng cầu ý kiến, đánh giá; khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính, sự nghiệp...
d) Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất về trách nhiệm thực thi công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc giao tiếp ứng xử nơi công sở, chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân sai phạm. Tập trung những vấn đề đang được dư luận quan tâm, những địa bàn nóng, những nội dung liên quan trực tiếp đời sống dân sinh: quản lý đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý trật tự đô thị, quản lý tài sản công, việc giải quyết công việc và TTHC với người dân và doanh nghiệp...
Tăng cường sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong việc giám sát, kiểm tra quy trình thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; linh hoạt trong việc tổ chức các lực lượng thanh tra, kiểm tra (theo đoàn, nhóm, tổ, liên ngành) đảm bảo thực chất, hiệu quả; tránh chồng chéo, không gây phiền hà, cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức.
3. Giao Sở Nội vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và các yêu cầu nêu trên, các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch cụ thể (hoàn thành trong tháng 01/2019), tổ chức triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả; định kỳ (Quý I, 6 tháng, 9 tháng gửi trước ngày 20 tháng cuối của quý, báo cáo năm gửi trước ngày 20/11/2019) báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố kết quả thực hiện Chỉ thị này (qua Sở Nội vụ tổng hợp, email: phongcchc_sonv@hanoi.gov.vn)./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 1443/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do tỉnh Điện Biên ban hành
- 2Kế hoạch 414/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU về đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2018 vận động nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 1Nghị định 24/2014/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 2Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Nghị quyết 39-NQ/TW năm 2015 tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 52/KH-UBND về thực hiện Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 1443/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về "một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" do tỉnh Điện Biên ban hành
- 7Kế hoạch 414/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TU về đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị ở cấp xã và ở thôn, tổ dân phố tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2018 vận động nhân dân giám sát thực hiện Nghị quyết Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chỉ thị 02/CT-UBND về tổ chức thực hiện chủ đề công tác năm 2019 Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị do thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 02/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/01/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực