Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND | Đà Nẵng, ngày 03 tháng 4 năm 2020 |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2020
Để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả với thiên tai và các tình huống tai nạn, thảm họa do thiên tai gây ra trong năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng chỉ thị:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện theo chức năng, nhiệm vụ:
a) Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019; phát huy những việc làm tốt, phân tích rõ những nguyên nhân, những mặt còn hạn chế, yếu kém để có giải pháp khắc phục và ứng phó hiệu quả với các loại hình thiên tai trong năm 2020;
b) Tiếp tục kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành đồng bộ từ cấp thành phố đến các phường, xã, các đơn vị cơ sở, xây dựng quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để nâng cao hiệu quả việc tham mưu, chỉ đạo, chỉ huy điều hành thực hiện nhiệm vụ;
c) Chủ động xây dựng, lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình dự án đang thực hiện của từng ngành, lĩnh vực, địa phương một cách có hiệu quả; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống thiên tai;
d) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai các chỉ đạo, văn bản liên quan của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố về công tác phòng, chống thiên tai;
đ) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, cập nhật bổ sung Phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, hoàn thành trước ngày 15/6/2020 và gửi về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố; xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, chi tiết về lực lượng và phương tiện để ứng cứu kịp thời cho nhân dân ở vùng nguy hiểm do triều cường, sóng lớn và vùng ven biển, ven sông thường xuyên bị xói lở, bị ngập sâu, vùng bị lũ quét, trượt lở đất và vùng hạ lưu hồ chứa nước; chỉ đạo thường xuyên tổ chức diễn tập công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn và lĩnh vực phụ trách để chủ động trong công tác ứng phó;
e) Quán triệt công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu: Phòng là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục hậu quả nhanh chóng, hiệu quả với phương châm “4 tại chỗ”; chuẩn bị tốt hệ thống thông tin liên lạc, đảm bảo hoạt động thông suốt trong mọi tình huống; thường xuyên theo dõi, quan trắc và cảnh báo kịp thời diễn biến thiên tai đến chính quyền các cấp và nhân dân; rà soát, tăng cường quản lý việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình giao thông, khu dân cư, đô thị tại khu vực ven biển, sông, suối, đồi núi, hệ thống tiêu thoát nước,... đảm bảo hạn chế tác động do thiên tai; kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu thực hiện công tác phòng, chống mưa, bão đối với công trình xây dựng chuyên ngành và địa bàn quản lý;
g) Chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, đê, kè trọng điểm, phương án ứng phó trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, lũ cực lớn; chủ động đề xuất xử lý khẩn cấp những sự cố, hư hỏng phát sinh đột xuất có nguy cơ gây mất an toàn công trình và vùng hạ du trước và trong mùa lũ, bão.
h) Chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai, đê, kè đảm bảo chất lượng, hoàn thành trước mùa mưa bão năm 2020, có phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão;
i) Chỉ đạo, tổ chức triển khai việc thu, nộp và sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2020 theo thẩm quyền quản lý và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2020 theo đúng quy định;
k) Tổ chức trực ban 24/24 giờ trong thời điểm có thiên tai; kịp thời tổng hợp số liệu thiệt hại sau thiên tai và đề xuất nhu cầu hỗ trợ, khắc phục (nếu có) gửi về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, hỗ trợ.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
a) Chủ tịch UBND các quận, huyện là người tổng chỉ huy trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố trong việc huy động các nguồn lực của địa phương, đơn vị để ứng phó, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; chủ động sử dụng ngân sách cấp mình và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, sớm ổn định sản xuất và đời sống nhân dân; đồng thời phải quan tâm, hỗ trợ không để người dân bị đói do thiên tai;
b) Rà soát, đề xuất các địa điểm bổ sung dự kiến làm nơi tập kết sơ tán dân khi có bão, lũ gửi Sở Xây dựng thẩm định trước ngày 15/5/2020; tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất để phát hiện sớm, báo cáo kịp thời và kiên quyết ngăn chặn, xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về đê, kè, khai thác cát, sỏi lòng sông và xây dựng công trình lấn sông trái phép cản trở thoát lũ; vận động ngư dân mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên theo chủ trương chung của Chính phủ; tiếp tục tổ chức nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng, chống thiên tai;
c) Các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn quản lý; tổ chức kiểm tra chặt chẽ nguồn nước, cân đối khả năng cung cấp nước cho các nhu cầu sử dụng trên địa bàn; xây dựng phương án chống hạn cụ thể trên địa bàn phục vụ sản xuất vụ Hè Thu 2020, trong đó có xét đến biện pháp công trình và điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi và các giải pháp đồng bộ đảm bảo sản xuất có hiệu quả; theo dõi chặt chẽ dự báo, diễn biến thời tiết, thủy văn nguồn nước, phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi lập kế hoạch tích nước hồ chứa hợp lý và bảo đảm an toàn công trình; chủ động bố trí ngân sách quận, huyện để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng chống hạn, xâm nhập mặn;
d) Tăng cường nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp; rà soát, đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện, xây dựng lực lượng chuyên nghiệp để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai phục vụ hiệu quả việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai;
đ) Trước khi có bão mạnh đổ bộ vào đất liền, dự báo mưa lớn gây lũ, ngập úng, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân thu hoạch sớm hoa màu, nuôi trồng thủy, hải sản, di dời lồng bè; kiên quyết di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn; hướng dẫn chằng chống nhà cửa; bảo vệ khu vực sơ tán; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
a) Chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch tìm kiếm cứu nạn phù hợp với thực tế để chủ động triển khai thực hiện. Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn trên các vùng biển, cập nhật và nắm chắc số lượng tàu thuyền, thuyền viên xuất bến, cập bến, ngư trường, vị trí, tọa độ đang khai thác trên biển của tàu thuyền để kịp thời thông báo và hướng dẫn phòng, tránh an toàn khi có bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra trên biển; chủ trì tham mưu, chỉ đạo, xử lý, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra các tình huống tai nạn trên biển, trên sông (gồm trên sông Hàn (đoạn từ cầu Trần Thị Lý về phía cầu Thuận Phước), khu vực vịnh Đà Nẵng, cửa sông Cu Đê, vùng biển Đà Nẵng) đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương ven biển yêu cầu các chủ tàu, thuyền trưởng phải chấp hành nghiêm túc các quy định của các bộ, ngành Trung ương về đảm bảo an toàn tàu cá. Yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng thực hiện nghiêm việc lắp đặt và bật thiết bị giám sát hành trình, duy trì thông tin liên lạc giữa tàu thuyền với cơ quan chức năng, gia đình chủ tàu trong suốt thời gian hoạt động trên biển, tham gia ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn trên biển; xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện không đủ điều kiện tiêu chuẩn an toàn hàng hải, nghiêm cấm các trường hợp không đủ điều kiện ra khơi, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ, đội đoàn kết, tổ hợp tác trên biển trong việc tương trợ nhau khi cùng hoạt động trên biển, nhất là công tác cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, Công an thành phố (Cảnh sát đường thủy) thông báo, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền trong mùa mưa bão đúng quy định;
c) Củng cố, nâng cao năng lực, phương tiện Đội Cứu hộ trên biển, trên sông để thực hiện công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn xảy ra.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản thực hiện nghiêm công tác đăng ký, đăng kiểm và cấp giấy phép khai thác thủy sản đúng quy định; tăng cường tuyên truyền cho chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên (tàu cá khai thác vùng khơi) lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá và đảm bảo thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoạt động liên tục theo đúng quy định; duy trì thông tin liên lạc giữa chủ tàu, thuyền trưởng với cơ quan chức năng, gia đình; kiểm tra, kiểm soát giấy tờ có liên quan, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện. Rà soát phương tiện tàu thuyền đánh cá xa bờ, có kế hoạch đảm bảo thông tin liên lạc giữa người điều khiển phương tiện và cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức cho ngư dân sản xuất theo mô hình tổ, đội khai thác hải sản; khai thác hiệu quả hoạt động của Trạm bờ và Hệ thống Giám sát tàu cá, cung cấp kịp thời các thông tin về vị trí tàu cá để phối hợp giải quyết tốt các vấn đề có liên quan;
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn và đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi, đê kè trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo an toàn các hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ; quyết định việc tích nước đối với các hồ, đập thuộc trách nhiệm quản lý; tăng cường công tác thông tin, truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình;
c) Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, nguồn nước và thường xuyên phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động các biện pháp ứng phó; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn hỗ trợ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng và các địa phương triển khai thực hiện Phương án chống hạn và phương án điều tiết, sử dụng nước hợp lý để chủ động triển khai thực hiện trong trường hợp nguồn nước bị thiếu hụt; hướng dẫn đôn đốc các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với diễn biến của thời tiết;
d) Phối hợp với UBND các quận, huyện làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân nắm được các nội dung, biện pháp phòng tránh thiên tai; tham mưu triển khai thực hiện Chương trình bố trí dân cư hỗ trợ di dời tránh vùng thiên tai, bố trí ổn định dân cư;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các quận, huyện tổ chức triển khai công tác quản lý, thu - nộp, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai đúng quy định; đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện;
e) Tham mưu công tác phát triển, trồng và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm mọi hành vi đốt phá, khai thác rừng trái phép.
a) Thường xuyên rà soát, đề xuất cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các đoạn đường, các cầu quản lý theo phân cấp ở khu vực xung yếu; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để kịp thời phối hợp trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm đảm bảo giao thông thông suốt; có kế hoạch huy động phương tiện nhằm hỗ trợ sơ tán nhân dân khi có sự cố thiên tai xảy ra;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện thực hiện tốt công tác khắc phục sạt lở đất, đá, hư hỏng vỉa hè, mặt đường, hư hỏng các cầu trên các tuyến đường quản lý theo phân cấp khi mưa, bão, thiên tai gây ra.
a) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở y tế, bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng chủ động bố trí cơ số thuốc dự phòng, lực lượng, phương tiện để cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị nạn khi xảy ra các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
b) Lập phương án cấp cứu, cứu nạn kịp thời cho nhân dân vùng bị thiên tai (kể cả phương án lưu động, tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bạn,...); phối hợp với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý môi trường, nước uống và phòng, chống các dịch bệnh phát sinh sau khi có thiên tai xảy ra.
a) Kiểm tra phương án phòng, chống lụt, bão các công trình xây dựng chuyên ngành, công trình đang thi công dở dang, khu giải tỏa, khu tái định cư trên địa bàn thành phố, yêu cầu các ban quản lý, các chủ đầu tư phải có phương án phòng, chống bão (đối với các công trình thi công bằng tháp và cẩu: yêu cầu chủ đầu tư công trình xây dựng tổ chức triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cần trục tháp trong mùa mưa bão đã được chấp thuận, phê duyệt) và phương án xử lý ngập úng ở các khu dân cư do công trình đang thi công gây nên; kiểm tra, rà soát chất lượng của các công trình làm nơi sơ tán dân đến theo đề xuất của các địa phương; sau thiên tai phải khẩn trương đề xuất UBND thành phố có phương án khắc phục hư hỏng các công sở, trường học, bệnh viện,... để đảm bảo mọi hoạt động trên địa bàn thành phố sớm trở lại bình thường;
b) Chỉ đạo Công ty Công viên Cây xanh thực hiện tốt công tác cắt tỉa cành cây, chằng chống cây xanh trên các tuyến đường để hạn chế cây xanh ngã, đổ do mưa, bão;
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xử lý các trụ anten không đảm bảo an toàn trước mùa mưa bão năm 2020;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải xây dựng phương án và tham mưu, chỉ đạo, xử lý, đề xuất giải pháp khắc phục đối với ngập lụt khu vực đô thị, trung tâm thành phố; thường xuyên kiểm tra, triển khai thực hiện các biện pháp xử lý đảm bảo thoát nước, chống ngập úng và vệ sinh môi trường; rà soát, kiểm tra, đánh giá và quy hoạch các khu dân cư, công trình đảm bảo không lấn chiếm, cản trở hành lang, tuyến tiêu thoát lũ; phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước của thành phố có tính tới các tác động của biến đổi khí hậu;
a) Xây dựng kế hoạch dự phòng lương thực và các mặt hàng thiết yếu trước mùa mưa, bão. Lưu ý vùng có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở, vùng đi lại khó khăn thường bị chia cắt trong lụt, bão;
b) Làm việc với Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng lập phương án đảm bảo nguồn điện trong mùa mưa bão và những ngày nắng nóng cao điểm, cắt điện hợp lý cho từng vùng, từng khu vực khi có thiên tai xảy ra, tổ chức kiểm tra an toàn đối với toàn bộ hệ thống điện trên địa bàn thành phố.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Phối hợp với các địa phương, Công an thành phố tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiên quyết ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên các sông; kiểm tra, cảnh báo các vùng có khả năng xảy ra trượt lở đất trong mùa mưa do khai thác đất, đá;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng và các sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi và có phương án đảm bảo nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn thành phố;
c) Làm việc với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng và các đơn vị liên quan xây dựng và triển khai có hiệu quả phương án dọn vệ sinh môi trường trên các tuyến đường sau bão, lũ;
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương theo dõi, giám sát và đề xuất phương án xử lý tình trạng sạt lở, xâm thực tại khu vực bờ biển thành phố; đề xuất phương án lắp đặt các trạm quan trắc hải văn dọc bờ biển tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa và khu vực Vịnh Đà Nẵng.
a) Tổ chức thực hiện việc lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình của các cấp học thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương; tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên về phòng, chống thiên tai và phòng, chống đuối nước cho học sinh, sinh viên;
b) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương lập và trình UBND thành phố quy hoạch, kế hoạch xây dựng các trường học, cơ sở giáo dục, đào tạo kết hợp phòng, chống thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng khu vực trên địa bàn thành phố.
18. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố:
a) Tham mưu lãnh đạo Ban Chỉ huy chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống thiên tai của các ngành, địa phương; thường xuyên cập nhật thông tin vận hành các hồ chứa lớn để có giải pháp chủ động ứng phó với tình huống lũ lụt và thiếu nước vùng hạ du;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ khắc phục thiệt hại cho các địa phương, đơn vị; đề xuất Chủ tịch UBND thành phố quyết định các biện pháp cứu trợ khẩn cấp.
19. Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng:
a) Tổ chức kiểm tra, phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục, sửa chữa các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, mất an toàn trước mùa mưa bão đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả tưới tiêu; củng cố, nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi của lực lượng quản lý hồ chứa; xây dựng, cập nhật phương án phòng, chống bão, lũ, phương án sơ tán nhân dân vùng hạ lưu hồ; kiểm tra, bố trí các phương tiện, vật tư cứu hộ hồ đảm bảo đủ chủng loại, số lượng; tổ chức trực thường xuyên phòng chống lụt, bão tại đập, hồ chứa trong mùa mưa bão; thường xuyên vận hành thử các trạm bơm tiêu, cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đầy đủ thiết bị dự phòng, đồng thời bố trí hệ thống thông tin, cảnh báo cho người dân ở hạ du khi các hồ chứa xả lũ hoặc nước qua tràn;
b) Theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng, thủy văn để thực hiện phương án điều tiết nước phù hợp nhằm bảo đảm an toàn công trình, đồng thời tích nước hợp lý để phục vụ sản xuất; tập trung quyết liệt cho công tác chống hạn, thiếu nước, tổ chức vận hành các công trình thủy lợi được giao quản lý đúng quy trình; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và UBND huyện Hòa Vang; lập phương án thông tin liên lạc với các xã ở hạ du 02 hồ chứa nước Hòa Trung và Đồng Nghệ, kịp thời thông báo cho nhân dân sơ tán khi xảy ra sự cố;
c) Đối với hồ Hòa Trung và Đồng Nghệ: tổ chức quan trắc 4 lần/ngày và tính toán lưu lượng nước đến hồ, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động vận hành hồ chứa chống lũ an toàn. Cập nhật thông tin vận hành tất cả hồ chứa tối thiểu 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và 4 lần/ngày khi có mưa, lũ (trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc tối thiểu 01 lần/giờ) lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi (địa chỉ: www.thuyloivietnam.vn); đối với các hồ chứa còn lại: cập nhật thông tin mực nước hồ và mực nước sông Yên tại An Trạch lúc 07 giờ sáng hàng ngày và gửi về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố để theo dõi, tham mưu chỉ đạo;
d) Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo quy định tại Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về đảm đảm an toàn đập, hồ chứa nước như: kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; lập quy trình vận hành hồ chứa nước; kiểm tra đập, hồ chứa nước; lập phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, phương án ứng phó với thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp,....
đ) Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; xây dựng cơ sở dữ liệu; nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng và áp dụng công nghệ tiên tiến hỗ trợ việc điều tiết, bảo đảm an toàn hồ chứa và quản lý ngập lụt vùng hạ du hồ chứa; thực hiện quản lý, vận hành, cứu nạn, cứu hộ ở các hồ chứa nước thủy lợi đã giao quản lý theo phân cấp của UBND thành phố.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện và đề nghị các cơ quan, đơn vị của Trung ương, các tổ chức hội, đoàn thể của thành phố phối hợp thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 01/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động, hướng dẫn nội dung chi, mức chi và việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Cà Mau
- 2Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước năm 2021
- 3Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quyết định 1633/QĐ-UBND về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 2Quyết định 01/2021/QĐ-UBND về Quy chế hoạt động, hướng dẫn nội dung chi, mức chi và việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước năm 2021
- 4Quyết định 605/QĐ-UBND năm 2021 sửa đổi Quyết định 1633/QĐ-UBND về thành lập Quỹ Phòng, chống thiên tai thành phố Hà Nội
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 do thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 02/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/04/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Huỳnh Đức Thơ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra