Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm 2010, tình hình dịch bệnh trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch bệnh Tai xanh ở lợn đã tái phát tại nhiều tỉnh thành phố gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Tại Hà Nội, dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được khống chế, nhưng vẫn xảy ra các ổ dịch nhỏ lẻ, mầm bệnh còn tồn dư trong môi trường, vì vậy nguy cơ tái phát dịch là rất cao. Mặt khác, trên địa bàn thành phố chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 60% việc kiểm soát kinh doanh, vận chuyển, giết mổ còn nhiều hạn chế. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT tại chỉ thị số 4025/CT-BNN-TY ngày 03/12/2010 về việc đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm dịp trước tết Tân Mão, đồng thời để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội yêu cầu:
1. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chỉ đạo, thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trong nhân dân, đặc biệt các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh buôn bán, giết mổ về mục đích và yêu cầu của công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương để nhân dân biết và tự giác thực hiện.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc công tác khử trùng, tiêu độc và vệ sinh thú y theo hướng dẫn của cơ quan Thú y. Chủ động hỗ trợ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại địa phương theo Quyết định số 4380/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của UBND Thành phố.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các Ban ngành liên quan quản lý chặt chẽ công tác kinh doanh, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn, đặc biệt thời gian trước và sau tết Nguyên Đán. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kiểm dịch - kiểm soát giết mổ làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Triển khai công tác quy hoạch khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; khu giết mổ tập trung xa khu dân cư và phù hợp với quy hoạch, đảm bảo vệ sinh môi trường và điều kiện thực tế của địa phương. Tổ chức quản lý chặt chẽ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh. Giao trách nhiệm cho chính quyền cơ sở và Ban Thú y thực hiện việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm và hộ chăn nuôi.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ động hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã và các Sở, Ngành liên quan tiếp tục chỉ đạo, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; quản lý chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán, giết mổ động vật và sản phẩm động vật theo Pháp lệnh Thú y và các quy định hiện hành của Nhà nước.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y chuẩn bị đầy đủ vật tư kỹ thuật, hóa chất tiêu độc, trang thiết bị bảo hộ và hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương, lực lượng thú y cơ sở thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định. Duy trì hoạt động của các Chốt kiểm dịch động vật liên ngành, đặc biệt là các chốt đầu mối ra vào thành phố. Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và vệ sinh thú y trên địa bàn thành phố.
- Tiếp tục phối hợp với cơ quan cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, gia súc, gia cầm; về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm để nhân dân tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; tuyên truyền giới thiệu các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ đảm bảo các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Tổng hợp tình hình; kết quả thực hiện và những khó khăn vướng mắc trong chỉ đạo, thực hiện báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.
3. Các Sở, ban, ngành Thành phố:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành thành phố chủ động phối hợp tổ chức chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT và các quy định hiện hành của Pháp luật.
UBND Thành phố yêu cầu các ngành, các cấp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trên. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, những khó khăn vướng mắc, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Nông nghiệp và PTNT để xem xét và kịp thời giải quyết.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Pháp lệnh Thú y năm 2004
- 2Quyết định 4380/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 4025/CT-BNN-TY năm 2010 về đẩy mạnh công tác phòng chống dịch cúm gia cầm dịp trước Tết Tân Mão do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 211/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch Phát triển chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Kế hoạch 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021
Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 02/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/01/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trịnh Duy Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra