Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2010/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 28 tháng 01 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIAO ĐẤT LÂM NGHIỆP, GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ quản lý thực sự, các tổ chức và người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích được giao, được thuê. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh đã giao và cho thuê được 553.194 ha đất lâm nghiệp, bằng 77,5% diện tích đất lâm nghiệp; trong số này đã cho thuê và giao cho các tổ chức (Vườn Quốc gia, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Công ty Lâm nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp và tổ chức khác), là 516.497 ha, giao cho hộ gia đình và cộng đồng là 36.698 ha; diện tích chưa có chủ quản lý cụ thể, hiện do UBND cấp xã quản lý là 160.993 ha. Theo đánh giá chung, diện tích đất rừng có chủ quản lý cụ thể đã được quản lý bảo vệ tốt hơn diện tích chưa có chủ. Tuy nhiên công tác giao đất, giao rừng còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: diện tích được giao chưa được bảo vệ và đầu tư phát triển có hiệu quả; nhiều diện tích đã được giao nhưng vẫn bị chặt phá, lấn chiếm, khai thác gỗ trái phép; người dân vẫn chưa tha thiết với việc nhận đất nhận rừng, gắn bó, tâm huyết với rừng; diện tích đã giao cho hộ gia đình, cộng đồng Thôn Buôn trong nhiều năm qua còn ở mức thấp (khoảng 4% tổng diện tích đất lâm nghiệp); chưa triển khai được công tác cho thuê rừng.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên đó là: Công tác lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng Phương án giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng của cấp huyện, xã chưa được thực hiện; trình tự, thủ tục giao rừng chưa đúng quy định, việc giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức mới chỉ thực hiện ở bước giao đất lâm nghiệp, còn việc giao rừng, cho thuê rừng chưa được thực hiện; Quy định về quyền lợi và trách nhiệm của người nhận đất, nhận rừng chưa rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu tính thực tiễn; việc theo dõi, đánh giá sau khi giao đất, giao rừng chưa được chú trọng; thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa ngành Nông nghiệp phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên môi trường và các ngành liên quan trong việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng.
Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại nêu trên, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng nhằm sớm đưa toàn bộ diện tích rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh vào quản lý bảo vệ và sử dụng có hiệu quả, có chủ quản lý cụ thể, phát huy thế mạnh của rừng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, UBND tỉnh Chỉ thị:
1. UBND cấp huyện, xã đánh giá việc triển khai thực hiện và hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng trong 5 năm qua. Đề ra, kiến nghị những giải pháp để khắc phục tồn tại, phát huy những mặt tích cực, thực hiện có hiệu quả công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng, khoán bảo vệ rừng. Công việc này phải hoàn thành xong và báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quý I năm 2010.
2. Các Vườn quốc gia, Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và Công ty Lâm nghiệp và các tổ chức được giao đất, thuê đất lâm nghiệp tổ chức đánh giá công tác giao khoán bảo vệ rừng, khoán hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ . Tổ chức đóng mốc ranh giới 3 loại rừng tại thực địa làm cơ sở xác định lâm phận được giao, được thuê đồng thời là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa, xử lý các trường hợp lấn chiếm, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng. Trong quý I năm 2010, các đơn vị phải hoàn thành cắm mốc ranh giới đối với rừng đặc dụng và phòng hộ theo kế hoạch và kinh phí đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với rừng sản xuất các chủ rừng phải tự đầu tư kinh phí để đóng mốc và hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010. Những Công ty Lâm nghiệp thật sự khó khăn, không có nguồn kinh phí để đóng mốc ranh giới thì báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét quyết định việc hỗ trợ kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Tư pháp, Ban Dân tộc, các Sở ngành, địa phương liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành văn bản về các nội dung: Quy định quyền lợi, trách nhiệm của đối tượng được giao rừng, cho thuê rừng, khoán chăm sóc bảo vệ rừng (thay thế Quyết định số 49/2006/QĐ-UBND ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh ban hành Quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng Thôn Buôn được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp); Quy định việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đảm bảo thống nhất, đồng thời với giao đất, cho thuê, thu hồi đất lâm nghiệp; Quy định trách nhiệm phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho UBND các cấp thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Quy định cụ thể về chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến 2010 cho hộ đồng bào thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các ngành liên quan khẩn trương xây dựng giá các loại rừng trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành trong quý II năm 2010, làm cơ sở cho việc giao rừng, cho thuê rừng.
4. UBND cấp huyện kiện toàn, tổ chức lại bộ máy, chế độ công tác, điều kiện làm việc của các cơ quan để tham mưu có hiệu quả cho UBND cấp huyện trong việc quản lý và thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn theo quy định của Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. Trong đó Hạt Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho UBND cấp huyện, cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND cấp xã trong việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng theo thẩm quyền và thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn.
5. Kinh phí hàng năm cho công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Công tác giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó bố trí kinh phí, cụ thể:
Thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch cụ thể, thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.
Thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện do UBND cấp huyện lập dự trù kinh phí và trình UBND tỉnh phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cấp huyện.
6. Đối với diện tích đất lâm nghiệp có rừng đã cho thuê hoặc giao cho các tổ chức nhưng chưa giao rừng, cho thuê rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất về hồ sơ, thủ tục, trình UBND tỉnh quyết định việc giao rừng, cho thuê rừng, xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của chủ rừng để việc quản lý bảo vệ, phát triển rừng đi vào ổn định, đúng pháp luật. Công việc này phải hoàn thành trước ngày 30 tháng 6 năm 2010. Kể từ nay việc giao, cho thuê đất lâm nghiệp có rừng phải gắn với việc giao rừng, cho thuê rừng theo quy định tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
7. Yêu cầu UBND cấp huyện tập trung xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, Phương án giao đất, giao rừng trên địa bàn theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, Thông tư số 38/2007/TT-BNN và Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập Quy hoạch, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung Phương án giao đất, giao rừng trên địa bàn phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc hướng dẫn, hỗ trợ và kiểm tra, giám sát hộ gia đình, cá nhân và Cộng đồng Thôn, Buôn được giao đất, giao rừng. Đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp đã giao cho Cộng đồng Thôn Buôn, hộ gia đình, cá nhân, yêu cầu UBND cấp huyện khẩn trương rà soát, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục giao đất, giao rừng theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tập trung triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đã được giao đất lâm nghiệp để được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư bảo vệ và phát triển rừng.
Các công việc trên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2010 và có văn bản báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kinh phí cho công tác này do ngân sách cấp huyện cân đối trong dự toán ngân sách năm 2010 của huyện. Những huyện khó khăn, không tự cân đối được thì lập dự toán, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để xem xét hỗ trợ.
8. Yêu cầu tất cả các tổ chức được giao đất, giao rừng, thuê rừng phải xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hàng năm gửi đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, xã để theo dõi và giám sát việc thực hiện; thực hiện việc kiểm kê rừng, lập hồ sơ quản lý theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo đúng quy định và đảm bảo tính sát thực. Công tác kiểm kê rừng được kết hợp trong Chương trình kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Phương án cụ thể trên cơ sở quy định, hướng dẫn của Trung ương, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
Giao cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các nội dung cụ thể tại Chỉ thị này và định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình triển khai, kết quả thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 34/2011/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ rừng, chủ dự án được nhà nước giao đất lâm nghiệp, cho thuê hoặc liên kết thực hiện dự án trên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Nghị quyết 64/NQ-HĐND năm 2012 về kết quả giám sát công tác giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng đối với các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức; công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư - kinh doanh hạ tầng đô thị và một số chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về Quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang; hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với các trường hợp thửa đất có vườn, ao; hạn mức giao đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hạn mức đất mai táng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 3303/QĐ-UBND công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Thông tư 38/2007/TT-BNN hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 178/2001/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Đất đai 2003
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 1592/QĐ-TTg năm 2009 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 34/2011/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ rừng, chủ dự án được nhà nước giao đất lâm nghiệp, cho thuê hoặc liên kết thực hiện dự án trên đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 9Quyết định 49/2006/QĐ-UBND về Quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn, buôn được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Nghị quyết 64/NQ-HĐND năm 2012 về kết quả giám sát công tác giao đất rừng và quản lý, sử dụng đất rừng đối với các công ty lâm nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức; công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư - kinh doanh hạ tầng đô thị và một số chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các dự án có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 11Quyết định 31/2014/QĐ-UBND về Quy định hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao; hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 12Quyết định 10/2015/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang; hạn mức giao đất ở; hạn mức công nhận đất ở đối với các trường hợp thửa đất có vườn, ao; hạn mức giao đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; hạn mức đất mai táng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Chỉ thị 02/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- Số hiệu: 02/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 28/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lữ Ngọc Cư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/02/2010
- Ngày hết hiệu lực: 09/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra