- 1Chỉ thị 35/2008/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ Tết nguyên đán Kỷ sửu 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công điện 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm cho nhân dân đi lại an toàn, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; đồng thời khắc phục tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và Lễ hội mùa xuân 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2009/CT-BTTTT | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2009 |
VỀ TỔ CHỨC ĐÓN TẾT VÀ ĐẢM BẢO THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC VỤ TẾT NGUYÊN ĐÁN KỶ SỬU NĂM 2009
Năm 2008 là năm thứ hai, ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị sau khi được tổ chức lại. Trong một thời gian ngắn, toàn ngành từ Trung ương đến địa phương đã nhanh chóng ổn định tổ chức đi vào hoạt động có hiệu quả. Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, Điều hành, đoàn kết, tạo niềm tin để đẩy nhanh tiến độ công việc. Sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các địa phương tạo Điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp phát triển thông tin và truyền thông. Bưu chính đi vào hoạt động độc lập, khởi đầu cho cho việc nâng cao sức cạnh tranh của viễn thông và tạo động lực phát triển cho bưu chính. Lĩnh vực viễn thông phát triển mạnh, số lượng thuê bao tiếp tục tăng cao. Công nghệ thông tin đạt nhiều kết quả trong hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài; công tác quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản được tăng cường, công tác quản lý nhà nước được nâng cao, hoạt động ngày càng đi vào nền nếp khẳng định vai trò quan trọng của Ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bước vào năm 2009, năm thứ 4 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), trong bối cảnh cả nước đứng trước nhiều thách thức do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nguy cơ thiên tai, dịch bệnh khó lường.
Để đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ đón Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu năm 2009 được tốt, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, giải pháp cấp bách của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tập trung chỉ đạo làm tốt những việc sau đây:
1. Khẩn trương phổ biến sâu rộng và tổ chức chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 35/2008/CT-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2008 và Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 02 tháng 1 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu 2009 từng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt chú ý phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tổ chức chúc tết ở trụ sở cơ quan, đơn vị vui tươi, lành mạnh và triệt để tiết kiệm; Tổ chức thăm hỏi, tặng quà chu đáo tới thương binh, thân nhân liệt sỹ, gia đình có công, cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng và các Điểm trực Tết trọng Điểm, xa xôi, Điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn.
Không mang quà, hoa đến nhà riêng các đồng chí lãnh đạo để chúc Tết;
Không dùng tiền, tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, từ công quỹ, từ các nguồn tài trợ để tổ chức liên hoan, chiêu đãi, thưởng, biếu, cho, tặng sai chế độ quy định của Nhà nước;
Không sử dụng xe công để phục vụ cho các hoạt động cá nhân.
2. Tổ chức, triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin, bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp; đáp ứng tối đa các nhu cầu thông tin liên lạc trong dịp tết Nguyên đán của mọi tầng lớp nhân dân.
Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang liên quan để có kế hoạch đáp ứng kịp thời các nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ công tác an ninh, quốc phòng, đưa tin đầy đủ các hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác các dịch vụ bưu chính, chuyển phát đảm bảo tuyệt đối an toàn việc tiếp nhận, chuyển phát các loại bưu phẩm, ấn phẩm, công điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang ở Trung ương và địa phương.
3. Các Sở Thông tin và Truyền thông chủ động đề xuất, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn và tạo Điều kiện cho các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Internet trên địa bàn đảm bảo tốt thông tin liên lạc trong dịp Tết.
4. Các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông, Chuyển phát và Internet:
Chủ động tăng cường đủ lực lượng, phương tiện và vật tư thiết bị phục vụ sản xuất. Thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực Điều hành, trực ca, trực ứng cứu thông tin và trực vận hành khai thác mạng lưới bưu chính, viễn thông, đảm bảo hoạt động thông suốt 24 giờ trong ngày.
a) Bưu chính, Chuyển phát: Niêm yết Thông báo thời gian mở, đóng cửa giao dịch trong dịp đón Tết tại các Điểm giao dịch; chuyển phát nhanh chóng, kịp thời báo chí, bưu phẩm, bưu kiện, điện tín, điện hoa, thư công phát sinh trong dịp tết; đề cao cảnh giác kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng lưới bưu chính, chuyển phát để vận chuyển, phát tán hàng cấm, hàng lậu và các ấn phẩm có nội dung kích động lôi kéo các phần tử xấu chống đối chính quyền.
b) Viễn thông, Internet: Tổ chức rà soát, kiểm tra đo thử, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị, đường truyền; Điều chỉnh sắp xếp hợp lý mạng lưới, bố trí đủ kênh, đủ luồng đảm bảo cho mạng lưới hoạt động tốt; xây dựng các phương án tối ưu dự phòng phân tải, ứng cứu tình huống, sự cố bất thường gây tắc nghẽn các mạng dịch vụ viễn thông, di động cũng như cố định. Có biện pháp hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ để phân tải lưu lượng, đặc biệt đối với thời Điểm giao thừa.
Nâng cao tinh thần cảnh giác kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi lợi dụng mạng lưới viễn thông và Internet để gửi, phát tán thư điện tử, điện thoại, điện tín có nội dung phản động, trái pháp Luật và phát tán vi rút phá hoại các trang thông tin điện tử của các hacker.
c) Các doanh nghiệp thông tin di động không thực hiện việc khuyến mại nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ trong thời gian trước và trong Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu năm 2009.
d) Hoạt động tuyên truyền, báo chí: Phối hợp với các bộ, ngành liên quan định hướng các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện tốt công tác thông tin và truyền thông để các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân hiểu rõ, đồng thuận với các chủ trương, giải pháp của Nhà nước, nhất là đối với các chủ trương về thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kiểm soát giá cả, thị trường, ngăn ngừa các thông tin sai lệch gây tác động xấu đến sản xuất kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên Đán.
e. Hoạt động xuất bản: Các nhà xuất bản, các nhà in và mạng lưới phát hành sách, xuất bản mở các đại lý sách giới thiệu các tác phẩm về thông tin truyền thông, văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật có giá trị tư tưởng tốt; khai trương một số nhà sách phục vụ nhân dân vào dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin phổ biến quán triệt, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị này và báo cáo kết quả về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 02 tháng 02 năm 2009. Chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị và tổng hợp báo cáo kết quả lên Bộ trưởng.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Chỉ thị 02/2007/CT-BBCVT về việc tổ chức đón Tết và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Tết Đinh Hợi năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Chỉ thị 329/CT-BVHTTDL năm 2013 tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Chỉ thị 237/CT-BNN-VP năm 2014 tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Chỉ thị 02/2007/CT-BBCVT về việc tổ chức đón Tết và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Tết Đinh Hợi năm 2007 do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 2Chỉ thị 35/2008/CT-TTg về tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, bình ổn thị trường và phục vụ Tết nguyên đán Kỷ sửu 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm cho nhân dân đi lại an toàn, hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; đồng thời khắc phục tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu và Lễ hội mùa xuân 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 329/CT-BVHTTDL năm 2013 tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Chỉ thị 237/CT-BNN-VP năm 2014 tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chỉ thị 02/2009/CT-BTTTT về tổ chức đón tết và đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ Tết nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 02/2009/CT-BTTTT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/01/2009
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Đỗ Quý Doãn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực