ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019
Thực hiện Chỉ thị số 9747/CT-BNN-TY ngày 14/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân; căn cứ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận thời gian vừa qua; theo thông báo từ Cục Thú y, đến nay dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM) đã xảy ra tại thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh trên phạm vi cả nước (Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Yên Bái, Vĩnh Phúc) làm nhiều gia súc mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy và đang có diễn biến phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy vi rút LMLM từ các ổ dịch LMLM năm 2018 trên lợn thuộc serotype O, topotype SEA, dòng Mya-98 (O/SEA/Mya-98) - đây là chủng vi rút đã lưu hành tại Việt Nam những năm trước đây chủ yếu phát hiện lưu hành trên đàn trâu, bò. Bên cạnh đó, diễn biến phức tạp của thời tiết tác động xấu tới sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán; kết hợp với việc nhu cầu sử dụng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật, sản phẩm động vật gia tăng... nên nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan trên địa bàn Thành phố trong vụ Đông Xuân là rất cao.
Để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt là bệnh Lở mồm long móng gia súc, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố; Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Giám đốc, thủ trưởng các sở, ngành liên quan tập trung chỉ đạo tốt một số nội dung chính sau:
1. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã
a) Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Luật Thú y, Luật An toàn thực phẩm, các văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chỉ đạo của UBND Thành phố.
b) Người đứng đầu UBND các cấp thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; đưa công tác phòng, chống dịch bệnh động vật làm tiêu chí thi đua, khen thưởng của địa phương; thực hiện xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong công tác phòng, chống dịch, bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.
c) Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo UBND các cấp làm trưởng đoàn tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật và hướng dẫn, đôn đốc, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.
d) Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, kinh phí dự phòng và kế hoạch chủ động để ứng phó khi có ổ dịch bệnh động vật phát sinh trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
e) Chỉ đạo UBND cấp xã, các ban, ngành của địa phương chủ động phối hợp với cơ quan Thú y thực hiện quản lý chặt chẽ đàn đàn vật nuôi, tiêm phòng vắc xin đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng theo quy định; tăng cường hoạt động giám sát đến từng thôn, xóm, hộ và cộng đồng dân cư để phát hiện sớm, báo cáo dịch bệnh trên động vật kịp thời.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ sở, tổ chức, cá nhân đối với việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.
b) Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc Sở và các địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thú y, về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và an toàn thực phẩm; chủ động phối hợp với Cục Thú y, các cơ quan chuyên môn liên quan triển khai các giải pháp giám sát dịch bệnh để chủ động phát hiện, báo cáo, xử lý kịp thời ổ dịch bệnh động vật phát sinh.
c) Phối hợp cùng các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nguy cơ, tác hại của dịch bệnh và chính sách, quy định của Nhà nước theo đúng quy định hiện hành.
d) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh cúm gia cầm, bệnh Dại, bệnh Tai xanh tại khu vực có ổ dịch cũ, các địa bàn có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng lớn về thời tiết (lũ lụt, rét đậm, rét hại,...).
- Chấn chỉnh công tác thú y tại tuyến huyện, tuyến xã; đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.
- Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý kịp thời, dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng, thiệt hại đến phát triển sản xuất.
- Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn Thành phố; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào Thành phố.
- Chuẩn bị đầy đủ vắc xin, hóa chất, vật tư liên quan để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến dịch bệnh, típ vi rút đang lưu hành trên địa bàn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm các típ vi rút để xây dựng kế hoạch tiêm phòng, lựa chọn vắc xin phù hợp tại các địa phương.
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Trạm Chăn nuôi và Thú y phân công cán bộ, nhân viên thú y giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới hộ, xóm, thôn, cộng đồng dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời để khoanh vùng, xử lý dứt điểm, không để dịch bệnh lây lan.
3. Các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan
Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành: Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an thành phố Hà Nội, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố theo quy định.
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo kết quả và những vấn đề phát sinh về UBND Thành phố (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời chỉ đạo. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc và tổng hợp hình hình, kết quả thực hiện; những khó khăn vướng mắc, tham mưu giải quyết, báo cáo UBND Thành phố theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2017 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 4Kế hoạch 26/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 5Quyết định 206/QĐ-UBND về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 của tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 5641/KH-UBND năm 2018 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 7Kế hoạch 23/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 8Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2019 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm từ dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
- 10Nghị quyết 16/2019/NQ-HĐND bãi bỏ khoản 1 Điều 11 Chương III của chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được kèm theo Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 11Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời về mức hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 12Chỉ thị 04/2004/CT-UB về thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 13Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 14Kế hoạch 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Luật thú y 2015
- 3Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2017 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2018
- 4Chỉ thị 03/CT-UBND về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2018 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Kế hoạch 158/KH-UBND năm 2018 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 6Chỉ thị 9747/CT-BNN-TY năm 2018 về tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông xuân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Kế hoạch 26/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- 8Quyết định 206/QĐ-UBND về Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2019 của tỉnh Bình Định
- 9Kế hoạch 5641/KH-UBND năm 2018 về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
- 10Kế hoạch 23/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 11Kế hoạch 35/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2019 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 12Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm từ dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2019
- 13Nghị quyết 16/2019/NQ-HĐND bãi bỏ khoản 1 Điều 11 Chương III của chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được kèm theo Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 14Quyết định 1519/QĐ-UBND năm 2019 quy định tạm thời về mức hỗ trợ, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 15Chỉ thị 04/2004/CT-UB về thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 16Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 17Kế hoạch 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021
Chỉ thị 01/CT-UBND về tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
- Số hiệu: 01/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/01/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực