- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 3Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 4Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 5Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 6Công văn 63/BXD-GĐ năm 2023 về tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn do Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 01 năm 2023 |
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng xây dựng, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình đã được các cấp, các ngành, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, giám sát quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ từ công tác thiết kế tổ chức thi công đến việc theo dõi, kiểm tra giám sát công nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc chấp hành pháp luật về chất lượng, an toàn, vệ sinh lao động của một số nhà thầu xây lắp chưa thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra một số tai nạn lao động. Một số nhà thầu chưa quan tâm đúng mực đến hệ thống quản lý an toàn lao động, tổ chức còn thiếu khoa học, chưa thường xuyên, một số thiết bị thi công chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng, sử dụng thiết bị không đúng chủng loại, không đúng công suất, thiếu kiểm định; một số máy móc, thiết bị chưa được kiểm tra kỹ chất lượng trước khi đưa vào công trình, thiếu tổ chức kiểm tra, đánh giá các điều kiện an toàn, ổn định của công trình trước khi tổ chức thi công của chủ đầu tư, tư vấn giám sát chưa thường xuyên, liên tục.
Thực hiện ý kiến của Bộ Xây dựng tại công văn số 63/BXD-GĐ ngày 06/01/2023 yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng; trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng tại văn bản số 43/SXD-CCGĐXD ngày 05/01/2023.
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng, nhằm hạn chế tối đa sự cố trong thi công xây dựng công trình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương, tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, quy trình, quy phạm, công nghệ xây dựng tiên tiến... trong thiết kế, thi công các công trình xây dựng cho các chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thẩm định hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong xây dựng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; phối hợp chặt chẽ với các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công của chủ đầu tư, đồng thời thường xuyên, liên tục đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng theo quy định, đặc biệt đối với các công trình thi công xây dựng có đào hố móng sâu, đào ta luy âm, ta luy dương, sử dụng các trang thiết bị thi công dễ gây mất an toàn như máy khoan cọc nhồi, máy ép cọc bê tông, cần cẩu tháp, máy bơm bê tông, máy đào xúc...
Cương quyết dừng thi công xây dựng nếu phát hiện tại công trường xây dựng có nguy cơ mất an toàn; xử lý những hành vi vi phạm về quản lý chất lượng, an toàn lao động trong công trình xây dựng; thu hồi các chứng chỉ hành nghề của các cá nhân, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức trong trường hợp vi phạm các quy định hiện hành.
Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, an toàn lao động trong thi công công trình xây dựng đối với các lĩnh vực của ngành mình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, thẩm định hồ sơ thiết kế theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các địa phương nơi có công trình xây dựng chuyên ngành được triển khai kiểm tra khi công trình có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng;
Tăng cường tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu, đồng thời thường xuyên, liên tục kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong công trình xây dựng theo quy định, đặc biệt đối với các công trình thi công xây dựng có đào hố móng sâu, đào ta luy âm, ta luy dương, sử dụng các trang thiết bị thi công dễ gây mất an toàn như máy khoan cọc nhồi, máy ép cọc bê tông, cần cẩu tháp, máy bơm bê tông, máy đào xúc...
Khi thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và công tác quản lý chất lượng công trình thường xuyên chuyên ngành, trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định về quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng thì phải tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
3. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động về an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng. Tổ chức tiếp nhận, xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn lao động trong hoạt động xây dựng tại các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thông báo công khai các trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên cổng thông tin điện tử của sở và các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Xây dựng, các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra kịp thời các vụ tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng trong quá trình tổ chức thi công công trình xây dựng, để giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo, nâng cao năng lực Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện để thực hiện tốt vai trò chủ đầu tư, thực hiện quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư hoặc thực hiện tốt hợp đồng với Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện quản lý dự án do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đầu tư theo phân cấp.
Chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị) thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định; đảm bảo đủ năng lực, trình độ để thực hiện tốt công tác thẩm định thiết kế xây dựng, công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động trong đầu tư xây dựng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình thi công xây dựng trên địa bàn, có biện pháp xử lý, đề xuất xử lý hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn quản lý; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kịp thời, đầy đủ các nội dung về quản lý chất lượng và an toàn lao động trong xây dựng theo yêu cầu của Sở Xây dựng, các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Tăng cường thời lượng, bản tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trên công trình xây dựng để nhân dân tham gia giám sát, kịp thời phát hiện, phản ánh các sai phạm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, để các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý.
Tổ chức phát sóng một số chương trình, chuyên đề về công tác quản lý chất lượng và an toàn lao động công trình xây dựng trên đài truyền hình; đồng thời giới thiệu, biểu dương các công trình điển hình về chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường để phát huy, nhân rộng.
Thường xuyên rà soát các quy định pháp luật hiện hành trong quản lý đầu tư, quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý an toàn lao động thi công xây dựng để tổ chức thực hiện nhằm nâng cao trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng.
Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 14 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó, đặc biệt lưu ý: Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch về an toàn lao động; các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao đã được xác định trong kế hoạch về an toàn của các nhà thầu thi công xây dựng công trình và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch này; thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định và kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp này khi cần thiết.
Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thầu (tư vấn giám sát, thiết kế, thi công) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; kiên quyết tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Tổ chức thực hiện công tác báo cáo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan chuyên môn về xây dựng. Chịu trách nhiệm trước cấp quyết định đầu tư về chất lượng công trình, an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do mình được giao làm chủ đầu tư.
7. Đối với các nhà thầu thi công xây dựng
Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của nhà thầu trong quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo quy định.
Lập, thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ. Tổ chức lập và trình chủ đầu tư chấp thuận các Kế hoạch tổ chức thực hiện, biện pháp kiểm tra, kiểm soát, tiến độ thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ.
Thường xuyên rà soát, kiểm tra công tác thi công xây dựng để kịp thời phát hiện xử lý những sai sót, tránh tình trạng phải xử lý sau khi đã hoàn thành công trình; bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo hợp đồng xây dựng, hồ sơ trúng thầu và các quy định của pháp luật có liên quan.
Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình. Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau: Tổ chức lập kế hoạch về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng; tổ chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình...
Yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; trên công trường xây dựng bắt buộc phải có hệ thống biển cảnh báo, báo hiệu các khu vực thi công có điện, lối đường giao thông, khu vực tập kết, vận chuyển vật tư; đặc biệt đối với các công trình xây dựng hệ thống điện, đường giao thông, hạ tầng thoát nước phải có rào chắn cứng, đèn tín hiệu báo hiệu chỉ dẫn... Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công trình, an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do mình thực hiện.
8. Các đơn vị tư vấn xây dựng công trình
a) Đối với đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình:
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật; trong đó chú trọng xây dựng, củng cố bộ máy và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chặt chẽ, đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm, để nâng cao chất lượng sản phẩm và các dịch vụ tư vấn do mình thực hiện.
Tổ chức thực hiện đầy đủ các yêu cầu về chất lượng khảo sát xây dựng; đề xuất giải pháp thiết kế đảm bảo hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, ưu tiên lựa chọn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ xây dựng tiên tiến.
Tăng cường công tác giám sát tác giả, phối hợp kịp thời với chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan đến hồ sơ thiết kế và những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công;
Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi chủ đầu tư yêu cầu.
b) Đối với đơn vị tư vấn giám sát:
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ; thực hiện tính độc lập trong hoạt động giữa tư vấn giám sát, chủ đầu tư và nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị nhằm trục lợi, ảnh hưởng đến chất lượng công trình; chống lãng phí, tham nhũng trong hoạt động xây dựng.
Tăng cường kiểm tra, soát xét lại các bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật (đối với các công trình có yêu cầu bắt buộc lập chỉ dẫn kỹ thuật), hồ sơ mời thầu, các điều khoản hợp đồng trong quá trình thi công xây dựng công trình. Đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành.
Thường xuyên nâng cao năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát.
Kiên quyết không chấp nhận nghiệm thu khi phát hiện nhà thầu có những vi phạm về chất lượng công trình, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng.
Yêu cầu nhà thầu thi công tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng công trình, an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng công trình; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Xây dựng theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, hằng năm đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 2Chỉ thị 7/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 218/QĐ-UBND năm 2023 công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 11/2023/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 21/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2018/QĐ-UBND Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Quyết định 1447/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
- 7Quyết định 2501/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định giai đoạn 2024-2030
- 8Quyết định 43/2024/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công, xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 37/2021/QĐ-UBND
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 3Quyết định 29/2019/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 5Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 6Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 7Chỉ thị 7/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Công văn 63/BXD-GĐ năm 2023 về tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình xây dựng trên địa bàn do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 218/QĐ-UBND năm 2023 công bố Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 11/2023/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 11Quyết định 21/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 16/2018/QĐ-UBND Quy định phân cấp trách nhiệm quản lý Nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 12Quyết định 1447/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 2501/QĐ-UBND năm 2023 Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Nam Định giai đoạn 2024-2030
- 14Quyết định 43/2024/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công, xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 37/2021/QĐ-UBND
Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 01/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Chí Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực