Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND | Hưng Yên, ngày 02 tháng 01 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện một cách quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thiết lập và vận hành nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Những kết quả này đã và đang từng bước làm thay đổi mối quan hệ giữa chính quyền và người dân; giảm bớt những phiền hà, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức nói riêng trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế, cụ thể:
- Việc ban hành thủ tục hành chính chưa bảo đảm theo đúng quy định; việc công bố, công khai thủ tục hành chính chưa kịp thời; chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính ở một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự đảm bảo; người dân, doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết một công việc; tình trạng thu thêm giấy tờ, tài liệu ngoài thành phần hồ sơ, giải quyết hồ sơ chậm trễ, quá thời hạn quy định vẫn tồn tại; vẫn còn tình trạng cắt khúc, thiếu sự liên hệ, phối hợp theo quy trình giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến vẫn chạy theo số lượng mà chưa bảo đảm chất lượng, chưa thực sự hướng tới người sử dụng dẫn tới việc tiếp nhận thủ tục hành chính theo phương thức trực tuyến đạt hiệu quả thấp, số lượng hồ sơ thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4 còn rất hạn chế và chưa được người dân quan tâm sử dụng. Việc triển khai cách thức giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích mặc dù được đánh giá là giải pháp quan trọng để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cắt giảm chi phí không cần thiết song chưa thực sự hiệu quả, số lượng hồ sơ được tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ này chưa nhiều.
Những tồn tại, hạn chế trên do nhiều nguyên nhân khác nhau như: một số sở, ngành, địa phương chưa coi trọng và nhận thức đúng về công tác kiểm soát thủ tục hành chính nói chung và việc thực hiện quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính nói riêng dẫn đến chưa kịp thời triển khai hoặc triển khai chưa hiệu quả các nhiệm vụ được giao; trình độ của cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa tại một số sở, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chế độ chính sách đối với cán bộ trực một cửa tại một số sở, ngành, địa phương chưa được đảm bảo cũng như chưa thực hiện đúng cơ chế khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với những cán bộ, công chức, viên chức này; công tác truyền thông tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, qua dịch vụ công trực tuyến đến cá nhân, tổ chức còn hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức; các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với nhau.
Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh việc chỉ đạo công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử trong phạm vi đơn vị, địa phương mình; nghiêm túc rà soát, đánh giá lại kết quả thực hiện công tác này, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém tại đơn vị trong thời gian vừa qua và tập trung thực hiện tốt những nội dung sau đây:
a) Quán triệt và tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 28/9/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 61/2018/NĐ-CP), bảo đảm chất lượng, hiệu quả và đúng thời hạn quy định.
b) Nâng cao chất lượng tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, bảo đảm chỉ ban hành những thủ tục hành chính, bộ phận thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất; không tham mưu đề xuất những thủ tục hành chính, bộ phận thủ tục hành chính không đảm bảo các tiêu chí trên hoặc gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức, lãng phí cho xã hội.
c) Kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính hoặc danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của sở, ngành để thực hiện trên địa bàn tỉnh; công khai đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của cơ quan, đơn vị và địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo quy định.
d) Nghiêm túc thực hiện rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo Kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh, bảo đảm chất lượng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trên cơ sở đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước và tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
đ) Chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị; chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước khi để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính; nghiêm túc thực hiện việc xin lỗi cá nhân, tổ chức trong trường hợp giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính quá hạn theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ; triển khai đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị, lấy kết quả này để đánh giá cán bộ, công chức; kịp thời động viên, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá cao trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý nghiêm, thay thế cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định; tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận một cửa các cấp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu công việc.
e) Đẩy mạnh triển khai việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng nhiều hình thức đa dạng theo quy định của pháp luật như trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính công ích, trực tuyến qua Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử để tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân.
g) Bố trí đủ kinh phí cho công tác kiểm soát thủ tục hành chính; quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh quy định nội dung chi và mức chi đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND) cũng như chế độ, chính sách đối với cán bộ tại Bộ phận một cửa các cấp theo quy định của pháp luật nhà nước và của tỉnh.
h) Chủ động kiểm tra và tự kiểm tra về công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại các đơn vị thuộc quyền quản lý nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành chính; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
i) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn với các hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, bảo đảm cuối năm 2019, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cập nhật, theo dõi tình hình thực hiện qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
2. Giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh:
a) Tăng cường quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính; thường xuyên kiểm tra, theo dõi, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh kịp thời xử lý những cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng chậm công bố, công khai, niêm yết thủ tục hành chính hoặc thiếu trách nhiệm, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính; phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành kiểm soát chặt chẽ việc tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về thủ tục hành chính thông qua việc tham gia ý kiến đối với quy định về thủ tục hành chính; tham mưu ban hành và tổ chức triển khai Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm của UBND tỉnh.
b) Tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP , trong đó đưa vào vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh ngay trong quý I năm 2019.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin truyền thông về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức cũng như của người dân, doanh nghiệp, từ đó góp phần tích cực nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thuộc UBND tỉnh rà soát, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh có thể ủy quyền cho sở, ngành chuyên môn, UBND các huyện, thành phố tiếp nhận hoặc giao Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; trường hợp phát sinh vướng mắc, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
3. Giao Giám đốc Sở Tư pháp:
a) Tăng cường hướng dẫn các sở, ban, ngành thực hiện đánh giá tác động đối với quy định về thủ tục hành chính tại các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
b) Nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính.
4. Giao Giám đốc Sở Nội vụ: chủ trì, phối hợp với Chánh Văn phòng UBND tỉnh khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thực hiện chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND tỉnh theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, xong trước ngày 31/01/2019.
5. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có thể khai thác được trên các thiết bị di động thông minh.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh đẩy nhanh việc xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 và Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 08/7/2018.
Căn cứ điều kiện thực tiễn trên địa bàn tỉnh, khảo sát, tham mưu, đề xuất việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến đối với các thủ tục hành chính ngoài danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở bảo đảm các tiêu chí thực hiện trực tuyến và có số lượng hồ sơ giao dịch lớn. Việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến phải lấy người sử dụng làm trung tâm, bảo đảm tính thân thiện, đơn giản, tiện ích.
c) Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
6. Giao Giám đốc Sở Tài chính:
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định về nội dung chi, mức chi thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện những nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
b) Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức đánh giá tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh quy định nội dung chi và mức chi đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh tại các cơ quan, đơn vị, báo cáo UBND tỉnh trong Quý I/2019 để chỉ đạo kịp thời.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 835/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Nam Định năm 2019
- 5Quyết định 3982/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2019 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 6Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị , địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCS về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- 9Chỉ thị 1524/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 10Kế hoạch 57/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành thủ tục hành chính năm 2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 11Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2023 về tăng cường cải cách thủ tục hành chính và xử lý hiệu quả các vướng mắc liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Quyết định 18/2015/QĐ-UBND về Quy định nội dung chi và mức chi đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 2Kế hoạch 835/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 1209/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 5Quyết định 846/QĐ-TTg Danh mục dịch vụ trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại bộ, ngành, địa phương năm 2017 do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 6Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- 7Quyết định 877/QĐ-TTg năm 2018 về danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong các năm 2018-2019 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Chỉ thị 30/CT-TTg năm 2018 về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 01/2018/TT-VPCP hướng dẫn Nghị định 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2018 về cải cách hành chính tỉnh Nam Định năm 2019
- 12Quyết định 3982/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch công tác cải cách hành chính năm 2019 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 13Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 14Quyết định 103/QĐ-UBND năm 2019 về Quy chế đánh giá, xếp hạng kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị , địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 15Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCS về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thành lập và vận hành hoạt động có hiệu quả Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh Bình, nhằm tăng cường nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- 16Chỉ thị 1524/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 17Kế hoạch 57/KH-UBND về kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành thủ tục hành chính năm 2021 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 18Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2023 về tăng cường cải cách thủ tục hành chính và xử lý hiệu quả các vướng mắc liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp do tỉnh Bình Dương ban hành
Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 01/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/01/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Văn Phóng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra