ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 1982 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT MỘT SỐ MẶT TRẬT TỰ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
I. TÌNH HÌNH VÀ YÊU CẦU GIẢI QUYẾT :
Xây dựng nền trật tự xã hội mới là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và lâu dài, có liên quan mật thiết với các mặt xây dựng và cải tạo nền kinh tế của đất nước, phát triển văn hóa và giải quyết việc làm, nâng cao mức sống tinh thần và vật chất cho nhân dân.
Từ sau ngày thành phố được giải phóng, Ban Bí thư có Chỉ thị số 19/CT-TW, Thành ủy có Chỉ thị 14/CT-TU, Ủy ban nhân dân thành phố có Chỉ thị 01, 13, 33/CT-UB v.v.. và ngành công an cũng có nhiều kế hoạch để triển khai các chỉ thị đó, chúng ta đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, ra sức phấn đấu để thực hiện các chỉ thị, nghị quyết nói trên và từng bước đã đạt được một số kết quả nhất định, đã giữ cho thành phố không xảy ra những biến động lớn về mặt xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích, còn tồn tại nhiều mặt phức tạp, có mặt xấu kéo dài, có lúc nghiêm trọng. Những tồn tại có thể tóm tắt như sau :
- Ý thức tôn trọng luật pháp và làm theo pháp luật đã giảm sút nghiêm trong trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, sinh viên, bộ đội và cả trong lực lượng công an.
- Số người chưa có công ăn việc làm, cư ngụ bất hợp pháp dẫn đến làm ăn phi pháp, dẫn đến những hành động vi phạm và phạm tội.
- Lòng đường, lề đường đang trong tình trạng mất trật tự, việc đi lại của người, lưu thông của các loại phương tiện không đúng quy định, lề đường ở nhiều nơi bị chiếm dụng trái phép. Các công trình công cộng đang ở trong tình trạng thiếu được bảo trì, tu bổ, bị xuống cấp, hư hỏng, mất mát và bị sử dụng trái phép.
- Các loại tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn mãi dâm đang phát triển dưới nhiều hình thức.
- Các loại tội phạm kinh tế, hình sự giảm không được bao nhiêu ; các loại trọng án đang ở mức cao, nhất là án giết người, cướp của, dùng vũ khí để trấn lột tài sản, phương tiện của người đi đường.
Nguyên nhân của những tồn tại trên có nhiều, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý xã hội của ta còn nhiều thiếu sót, còn nhiều biểu hiện hữu khuynh, buông lỏng ; việc phân công phân cấp không rõ ràng, vai trò của đơn vị cơ sở chưa được thật sự đề cao, chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực quản lý trật tự xã hội.
Để khắc phục những tồn tại nói trên, thời gian trước mắt từ nay đến tháng 6-1982, nhất là trước khi Đại hội Đảng lần thứ V họp, song song với việc triển khai các kế hoạch về quản lý thị trường, bố trí lao động về bài trừ văn hóa, văn nghệ xấu, xây dựng nền văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa lành mạnh, chúng ta phải nỗ lực tập trung tháo gỡ, giải quyết một số yêu cầu về trật tự xã hội sau này :
1. Từng bước giải quyết số người cư ngụ bất hợp pháp, trước hết tập trung giải quyết bằng được số người đang ngủ ở vỉa hè, công viên.
2. Phải đưa việc quản lý trật tự an toàn giao thông và các công trình công cộng vào nề nếp theo pháp luật. Có biện pháp cụ thể, phân công phân cấp rõ ràng trong việc bảo vệ các công trình công cộng, phấn đấu làm giảm tới mức thấp nhất nạn lấy cắp và làm hư hỏng các công trình công cộng.
3. Giải quyết cho được các loại tệ nạn xã hội, trước hết bằng mọi biện pháp dẹp cho bằng được các tụ điểm mãi dâm công khai, trị chủ chứa, gom nhặt cho hết trẻ em bụi đời, trẻ em phạm pháp và những người mắc bệnh cùi, ăn xin, phế binh ngụy.
4. Qua đổi bìa hộ khẩu lần này mà nắm chắc lại dân số của thành phố, đưa công tác quản lý nhân hộ khẩu, công tác quản lý tạm trú, tạm vắng vào luật pháp và nề nếp.
Bốn yêu cầu trên có tính chất cấp bách, phải quyết tâm làm cho bằng được để đưa thành phố tiến lên một bước mới về trật tự xã hội, góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, ngăn chặn nguồn gốc phát sinh, phát triển tội phạm các loại.
II. KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT :
Để giải quyết 5 yêu cầu trên, cần có 2 loại kế hoạch : kế hoạch tuyên truyền giáo dục về nghĩa vụ công dân ; về luật pháp từ trong nội bộ đến ngoài xã hội một cách thường xuyên, nâng cao nhận thức cho mọi công dân và vai trò quyết định của nhân dân trong việc bảo đảm trật tự xã hội ở một thành phố lớn đang vươn lên vượt nhiều khó khăn, phức tạp và kế hoạch giải quyết một số mặt cụ thể về trật tự xã hội.
A- YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC LÀ PHẢI
Làm cho mọi công dân ở mọi lứa tuổi, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, học sinh, các cháu thiếu niên và nhi đồng ; trong các lực lượng vũ trang hiểu được luật pháp và tự giác làm theo pháp luật. Công tác tuyên truyền, giáo dục phải làm cả bề rộng và bề sâu, làm thường xuyên, liên tục trong các cơ quan, xí nghiệp, trường học, trong các đơn vị vũ trang, trong các trường huấn luyện tân binh và làm sâu, làm thường xuyên trong các buổi sinh hoạt ở tổ dân phố khu phố. Phải khắc phục kiểu làm rầm rộ một đợt rồi buông xuôi. Việc xử phạt một cách kiên quyết sẽ được thực hiện đối với những vi phạm cũng nhằm để giáo dục, nhắc nhở mọi người tuân theo luật pháp (nội dung cụ thể do Ban Tuyên huấn Thành ủy biên soạn).
B- KẾ HOẠCH GIẢI QUYẾT TRƯỚC MẮT TRẬT TỰ XÃ HỘI ĐẾN GIỮA NĂM 1982
1. Về người cư ngụ bất hợp pháp :
a/ Những người không được chấp nhận đăng ký thường trú đều nằm trong diện cư ngụ không hợp lệ. Số người này gồm 4 loại :
- Số đồng bào bỏ các khu kinh tế mới, số hồi hương sau ngày thành phố giải phóng, số ở tỉnh khác chạy về thành phố.
- Quân nhân đào bỏ ngũ, thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, bộ đội và công an bị sa thải đang sống bất hợp pháp và làm ăn phi pháp.
- Số người Khơ me gốc Hoa và người Khơ me chạy từ Campuchia sang thành phố.
- Những sĩ quan ngụy quân và nhân viên ngụy quyền học tập cải tạo về.
b/ Biện pháp giải quyết cho từng loại :
Loại 1 : Số đồng bào bỏ các khu kinh tế mới, số hồi hương sau ngày giải phóng, số các tỉnh khác chạy về thành phố.
Cách giải quyết đối với loại I này như sau :
- Đối với số đồng bào trước đây là người của thành phố ra đi xây dựng kinh tế mới hoặc hồi hương lập nghiệp nay vì điều kiện không thể làm ăn sinh sống ở các nơi đó, quay về thành phố thì cho đăng ký thường trú lại, giúp họ có chỗ ở và tạo cho họ có công việc làm tại chỗ bằng cách sử dụng họ vào lao động tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công cộng. Đối với những hộ đang sống ”hai chân”, vừa có gia đình ở các xã kinh tế mới vừa cho người về thành phố làm ăn phi pháp thì giáo dục, động viên họ trở lại kinh tế mới.
- Đối với những hộ phải đưa đi định cư ở một nơi khác (số này khoảng 10%) thì các quận, huyện phải làm tốt công tác chuẩn bị để khi đưa đồng bào đến nơi ở mới họ yên tâm sinh sống ở đó,.
Dù đưa họ định cư nơi khác, các quận, huyện c ần phải chịu trách nhiệm với đồng bào, xem họ là một bộ phận dân cư của địa phương mình.
Riêng số đồng bào đang số ng ở vỉa hè, công viên thì Ủy ban nhân dân các quận, huyện nhận số đồng bào của địa phương mình về để giải quyết theo 2 hướng trên (giải quyết công ăn việc làm tại chỗ hoặc có kế hoạch đưa đi định cư nơi khác). Quận 1 hiện có trên 10.000, trong đó, dân trong quận chỉ có 4.000, số còn lại, các quận, huyện khác phải chia sẻ nhận người của quận, huyện mình về giải quyết, trái lại quận 1 cũng nhận số hộ dân của mình đang sống ở các quận khác.
- Đồng thời với cách giải quyết trên, phải có kế hoạch tích cực ngăn chặn, không cho người cư ngụ bất hợp pháp tăng thêm bằng cách sau đây :
Ổn định các xã kinh tế mới. Nếu thấy giao cho các tỉnh chưa ổn định thì quận, huyện có các xã kinh tế mới phải anh lại, chịu trách nhiệm giúp đỡ, xây dựng cho đến khi thật sự ổn định.
- Sau khi giải quyết dứt điểm người ngủ vỉa hè lần này, nếu thấy xuất hiện người tiếp tục bỏ kinh tế mới về thì buộc họ phải trở lại nơi cũ làm ăn.
- Đồng bào ở các tỉnh khác đến thì gom trở lại địa phương gốc. Các trường hợp thực sự không có cơ sở gì ở địa phương thì đưa họ định cư ở một nơi do Ban Khai hoang, xây dựng kinh tế mới của thành phố phụ trách. Đồng thời thông báo đến các tỉnh bạn quản lý dân của mình không cho họ tự do chạy vào thành phố.
Loại 2 : Quân nhân đào ngũ, thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, bộ đội, công an bị sa thải, đang số bất hợp pháp, làm ăn phi pháp.
Đối với loại 2 này có 2 đối sách cụ thể :
- Quân nhân đào ngũ (loại của thành phố hoặc ở các đơn vị bạn) thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự thì tiếp tục kêu gọi họ ra trình diện, động viên họ trở lại quân ngũ và tiếp tục thi hành nghĩa vụ quân sự (15.000).
- Tiến hành gom bắt lại các đối tượng cố tình trốn tránh, số công an bị sa thải, quân nhân bị loại ngũ đang sống lang thang làm ăn phi pháp đưa đi cưỡng bức lao động tập trung do công an thành phố và Bộ Tư lệnh thành phố phụ trách.
Loại 3 : Đối với một số sĩ quan ngụy quân, nhân viên ngụy quyền học tập cải tạo về :
Có 3 cách giải quyết đối với loại này :
a/ Xét cho nhập thường trú những đối tượng sau:
- Những người có tay nghề chuyên môn, thái độ chính trị tốt.
- Những người đang có việc làm hợp pháp, người thân có hộ khẩu thường trú và có công việc làm chính đáng.
- Những người chưa có việc làm, nhưng cha mẹ, vợ con có hộ khẩu thường trú, có công viêc là và bảo đảm nuôi dưỡng giúp họ.
- Những người già quá tuối lao động, người đau yếu, có người thân, có hộ khẩu thường trú, bảo lãnh nuôi dưỡng.
b/ Cho xuất cảnh :
- Số có vợ, con đã xuất cảnh.
- Số có vợ con, cha mẹ đã vượt biên.
- Vợ con, cha mẹ đang có giấy xuất cảnh.
c/ Buộc rời khỏi thành phố :
- Những người được tha về các tỉnh khác, nay về cư ngụ bất hợp pháp ở thành phố.
- Những người có sức lao động, không chịu lao động, làm ăn phi pháp thì buộc đi cưỡng bức lao động.
Loại 4 : Dân tỵ nạn từ Campuchia sang :
Hiện còn 11.481 người đang sống ở các nơi trong thành phố. Công an thành phố cùng với Ban Quản lý người tỵ nạn sẽ lần lượt gom hết đưa vào các trại. Trong sồ này, nếu hộ nào đã có nhà cửa làm ăn chính đáng, những người trước đây có công với cách mạng thì chiếu cố để lại và giúp đỡ họ tham gia công tác cách mạng theo khả năng của họ.
Ban Quản lý người tỵ nạn phải đẩy nhanh tiến độ thi công các trại đang xây dựng (Thủ Đức và Củ Chi) để có chỗ chứa số người mới gom vào.
Mặt khác, cần làm việc với tổ chức HCR để họ tích cực đưa số người này sang định cư ở nước thứ ba.
2/ Tăng cường bảo vệ trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ các công trình công cộng.
Phải làm những việc cụ thể sau đây ở lòng đường, lề đường và ở các công trình công cộng.
a/ Lòng đường :
- Sơn l ại các đường phân tuyến chia luồng (các lằn sơn cũ nay đã mờ), sơn thêm các lằn ngang dành cho người đi bộ.
- Trang bị đầy đủ các đèn tín hiệu và các biển báo hiệu giao thông.
- Giải tỏa ngay những nơi chiếm dụng lòng đường làm cản trở giao thông.
- Tập trung lực lượng tại chỗ với lực lượng trên thành xuống, chốt các khu vực, các chợ lớn, các giao thông đường huyết mạch và xung quanh các khu vực quốc tế hoạt động, bắt đầu làm trước trong các cơ quan, xí nghiệp.
- Nghiên cứu cấm xe tải không cho lưu thông trên một số đường hoặc cấm lưu thông trong những giờ cao điểm. Các xe “be” chở gỗ chỉ được vào thành phố sau 22 giờ. Một số đường hẹp, lưu thông quá đông, ở những con đường này, đề nghị cấm xe xích lô đạp, ba gác đạp, xe bò, xe ngựa lưu thông vào những giờ cao điểm.
- Tiến hành việc phạt vi cảnh đối với những vi phạm luật lưu thông để yêu cầu mọi công dân tôn trọng luật lệ đi lại trên đường phố. Hình thức phạt vi cảnh không phải chỉ bằng tiền mà sẽ áp dụng hình thức phạt cao nhất của luật này là bắt giữ phương tiện, thu giấy lái xe, chủ quyền trong một th ờ i gian nhất định, đưa vào nhà tạm giữ buộc lao dộng công ích.
- Tiến hành tu sửa lại những đoạn đường, mặt cầu đã xuống cấp cơ quan nào đào đường phải phục hồi nguyên trạng.
b/ Lề đường :
Phải đưa các loại dịch vụ trên lề đuờng vào nhà, vào các chợ, các ngõ cụt. Trên các lề đường cho phép bán phải được tổ chức lại, cho họ bán trong những ki ốt thống nhất (có thể chừng vài trăm thước có một ki ốt bán các loại tạp hóa trên lề đường, làm như thế vừa tiện, vừa đẹp, tiện cho người tiêu dùng khi cần đến).
- Có kế hoạch tu sửa lại các lề đường bị hỏng. Lắp mới những nắp cống bị mất và phạt thật nặng những xe tải đậu trên lề đường, trên đường cấm, bắt buộc các đoàn xe từ xa đến phải đậu vào những nơi quy định, xung quanh cho bố trí cơ sở dịch vụ để phục vụ tại chỗ (khách sạn, cửa hàng ăn uống, vệ sinh),.
- Thanh toán ngay các đống rác lâu ngày, những xác xe ô tô bị hỏng từ sau ngày giải phóng.
c/ Những công trình công cộng:
Tiến hành tu sửa lại các công viên, rạp hát, các chợ có chế độ bảo trì một cách thích đáng, không để hư hỏng, xuống cấp đặc biệt triển khai một số điểm chợ trời cố định cho các quận. Làm thêm một số nhà vệ sinh công cộng ở các chợ, bến xe, những nơi tập trung đông nguời vãng lai mua bán, giải trí, phải có biên chế người phục vụ, chăm sóc, dọn dẹp vệ sinh ở các công trình này.
Sau khi đã có các công trình vệ sinh, những ai phóng uế bừa bãi sẽ bị phạt vi cảnh.
Việc trang bị c á c công trình bị hư hỏng, mất mát rất tốn kém, n h ưng việc bảo vệ các công trình không để bị lấy cắp cũng rất khó khăn, nếu chúng ta không có sự phân công, phân cấp chịu trách nhiệm một cách rõ ràng để cho các công trình được bảo vệ một cách chu đáo, Ủy ban nhân dân thành phố phân công trách nhiệm như sau :
- Ủy ban nhân dân phường , xã và các ngành chức năng thuộc quyền phải bảo vệ các công trình công cộng trên lãnh thổ mình phụ trách, cụ thể là giữ trật tự trên lề đường, các công viên, bảo vệ không để đèn đường, nắp cống, dây điện, dây điện thoại bị lấy cắp. Các lực lượng phường đội, công an phường, dân phòng phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát thường xuyên trên các tuyến có những công trình này. Ủy ban nhân dân phường , xã có thể giao khoán cho khu phố, và tổ dân phố bảo vệ một số công trình.
- Ủy ban nhân dân quận , huyện và các ngành chức năng thuộc quyền phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ những công trình trọng điểm của địa phương mình, như các nhà hát, khách sạn lớn, các con đường lớn, các chợ lớn và các công viên lớn.
Như vậy, đơn vị bảo vệ các công trình công cộng chủ yếu là do quận, huyện, phường xã phụ trách. Thành phố là cấp hướng dẫn, kiểm tra và gúp cho các đơn vị cơ sở làm tốt nhiệm vụ. Các ngành chức năng của thành phố sẽ tập trung chi viện, giúp đỡ ở một số địa bàn trọng điểm thông qua rút kinh nghiệm ở một số điển hình tiên tiến mà quận, huyện nào cũng có để làm tốt công tác trật tự công cộng, nhất là công tác bảo vệ công cộng, nhất là công tác trật tự công cộng, nhất là công tác bảo vệ công trình công cộng như quận 1, quận 5.
3. Tệ nạn xã hội :
Từ nay đến trước khi Đại hội Đảng lần thứ V họp, tập trung giải quyết cho được mấy công tác sau đây :
- Thanh toán cho được các tụ điểm mãi dâm công khai.
- Gom bắt và nghiêm trị các chủ chứa giao cho Thương binh xã hội giáo dục số già cả, số trẻ thì đưa đi cưỡng vức lao động hoặc tập trung cải tạo.
- Cảnh cáo kỷ luật nặng hoặc xử lý bằng luật pháp đối với những nơi chứa gái trá hình trong các khách sạn của Nhà nước.
- Gom nhặt hết các loại cùi, ăn xin phế binh, trẻ em bụi đời, trẻ em phạm pháp.
Thực hiện các yêu cầu cấp bách trên phải có sự nỗ lực đồng bộ của các ngành chức năng của các đoàn thể quần chúng, phải kết hợp và vận dụng đồng bộ các biện pháp giáo dục, quản lý hành chính trừng trị theo luật pháp. Với bọn chủ chứa phải nghiêm trị chúng tới các trại cải tạo tập trung hoặc truy tố trước pháp luật. Với những người hành nghề chuyên nghiệp thì đưa đi cưỡng bức lao động, đưa vào các trường phục hồi nhân phẩm, với những chị em vì hoàn cảnh đời sống khó khăn thì giáo dục cải tạo tại chỗ, giúp cho chị em có công việc làm (Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phải đảm đ ư ơng trách nhiệm này, chủ yếu là phụ nữ cấp phường cần có kế hoạch cụ thể triển khai.
Đồng thời với việc giải quyết các yêu cầu cấp bách về trật tự xã hội nói trên, phải phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đẩy mạnh công tác trinh sát, bắt trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn, cướp của, giết người, bọn trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa. Để tích cực phòng ngừa nguồn gốc bổ sung tội phạm, để giáo dục những con người phạm tội thành người lao động chân chính, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Công an thành phố nghiên cứu thành lập 2 trại lưu trại cho những tội phạm nguy hiểm không thể tha về thành phố đuợc và một trường phổ thông Công Nông nghiệp dành riêng cho các em phạm pháp, cơ nhỡ.
III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trước hết, Ủy ban nhân dân thành phố giao cho Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm hoàn toàn việc đảm bảo giữ gìn trật tự xã hội trên địa bàn quận, huyện mình.
- Để cho các yêu cầu cấp bách về trật tự xã hội nói trên được triển khai thực hiện một cách chu đáo, dứt điểm cần phải làm ngay những việc sau đây :
1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào nội dung các yêu cầu trên mà tiến hành nắm lại toàn bộ tình hình phân loại đối tượng cho chính xác và lên kế hoạch lịch thực hiện cho từng yêu cầu và báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
Riêng về yêu cầu giải quyết người cư ngụ bất hợp pháp, đặc biệt là số người ngủ ở vỉa hè, công viên, trong kế hoạch của mình, các quận, huyện phải phân định rõ :
- Bao nhiêu người, bao nhiên hộ được giải quyết lao động tại chỗ bằng nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề khác? Đến bao giờ thì giải quyết được? Những người chưa có nhà ở, không có người thân để ở nhờ thì phải làm nhà cho họ ở đâu ? tốn kém bao nhiêu ? .
- Bao nhiêu hộ, bao nhiêu người phải đưa đi ? Đưa đi đâu ? Đưa đi bằng cách nào ? Kinh phí đưa đi là bao nhiêu cho mỗi hộ ? Quận, huyện tự lực được bao nhiêu và còn bao nhiêu thành phố phải chi viện.
- Bao nhiêu người, bao nhiêu hộ mà các ngành chức năng của thành phố và các quận, huyện khác phải giải quyết ? chú ý : Nếu trong địa phương mình có người của quận, huyện khác đến ngủ ở vỉa hè thì số người đó ở quận, huyện nào, mỗi nơi bao nhiêu hộ, bao nhiêu người ?
2. Các ngành chức năng có liên quan đến việc giải quyết các yêu cầu trên phải lên kế hoạch riêng cho ngành mình và báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố (Công an, Bộ Tư lệnh thành phố, Ban Khai hoang Xây dựng kinh tế mới, Thương binh xã hội, Sở Văn hóa thông tin, Ban quản lý người học tập và cải tạo được về ...).
3. Riêng về việc phối họp tuần tra, giữ gìn trật tự, Bộ Tư lệnh thành phố và Công an thành phố tổ chức một cuộc họp liên tịch để phối hợp lực lượng ở cơ sở phường, xã.
Riêng Công an thành phố và Bộ Tư lệnh thành phố phải tập trung một lực lượng quan trọng xuống một số địa bàn trọng điểm phối hợp với quận tổ chức Đội liên kiểm tuần tra trọng điểm nhất là ở các trọng điểm chốt giữ 24/24/giờ/ngày.
4. Công an thành phố cần cử một cán bộ chuyên trách theo dõi toàn diện mặt công tác này và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố phục vụ cho sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chỉ thị này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 01/CT-UB năm 1982 về giải quyết một số mặt trật tự xã hội của thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 01/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/01/1982
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/1982
- Ngày hết hiệu lực: 11/11/1998
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực