- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- 3Thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2009/CT-UBND | Ninh Bình, ngày 14 tháng 4 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy định để quản lý, bảo vệ, phát triển các loài động vật hoang dã, trong đó có chim hoang dã. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách trên đến nhân dân, đồng thời chỉ đạo khoanh vùng một số khu vực cấm săn bắn chim hoang dã trên địa bàn tỉnh; xây dựng chương trình phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ động vật hoang dã nói chung và quản lý bảo vệ các loài chim hoang dã nói riêng. Các hoạt động đó đã đem lại kết quả: Hệ sinh thái rừng được bảo vệ, không ngừng phát triển; sinh cảnh của nhiều loài động vật hoang dã, nhất là chim hoang dã được mở rộng. Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh ta như: Vườn quốc gia Cúc Phương, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư, vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn đã trở thành nơi cư trú, di trú của các loài chim hoang dã. Một số trong số đó đã trở thành vườn chim với số lượng hàng ngàn cá thể. Một số loài quý, hiếm đã xuất hiện với số lượng cá thể lớn như chim Sâm Cầm ở đầm Vân Long, chim Phượng hoàng ở khu du lịch sinh thái Tràng An...
Tuy nhiên, gần đây xuất hiện tình trạng lén lút tổ chức bẫy bắt, mua bán, vận chuyển chim hoang dã đến một số nhà hàng để chế biến thành món ăn đặc sản. Tình trạng đó tạo ra nguy cơ tiềm ẩn phá vỡ cân bằng sinh thái, uy hiếp trực tiếp sự tồn tại và phát triển của một số loài chim hoang dã. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là:
- Một số địa phương trong tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc những quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang đã, nhất là việc quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã. Việc quản lý kiểm tra, kiểm soát kinh doanh chim hoang dã, chế biến sản phẩm của chúng vì mục đích thương mại tuy đã triển khai nhưng chưa quyết liệt.
- Công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ, phát triển động vật hoang dã đã được triển khai, nhưng chưa đồng bộ.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, nhân dân về bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ chim hoang dã chưa đầy đủ, thậm chí còn bị coi nhẹ.
Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng trên, nhằm quản lý và bảo vệ tốt các loài chim hoang dã, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền trong toàn tỉnh thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau đây:
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ chim hoang dã; khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã quý hiếm.
b) Thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm quản lý Nhà nước được quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, ngăn chặn hành vi săn bắn, bẫy bắt, vận chuyển, kinh doanh các loài động vật hoang dã nói chung, chim hoang dã nói riêng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các Sở, ngành cấp tỉnh.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn hành vi săn bắn, bẫy bắt, vận chuyển, kinh doanh các loài chim hoang dã, trọng tâm là thành phố Ninh Bình, huyện Gia Viễn, huyện Kim Sơn và huyện Hoa Lư; xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ, phát triển chim hoang dã; lập kế hoạch triển khai Chỉ thị này trình UBND tỉnh phê duyệt trong tháng 4/2009.
b) Sở Văn hoá, Thể thao vả Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đợt tuyên truyền về bảo vệ chim hoang dã kết hợp giới thiệu danh lam, thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử nơi có nhiều chim hoang dã cư trú; giới thiệu điển hình tốt, phê phán hành vi vi phạm trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ chim hoang dã.
c) Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị chức năng, phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, Quản lý thị trường và các địa phương để tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ chim hoang dã.
d) Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hành vi kinh doanh trái phép chim hoang dã; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương triển khai Chỉ thị này và các quy định về quản lý, kinh doanh mặt hàng chim hoang dã.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước các vùng đất ngập nước, nhất là các vùng đất ngập nước là sinh cảnh của chim hoang dã trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước và các quy định tại Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 25/8/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ.
f) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp bố trí kinh phí để tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát kinh doanh giết mổ, chế biến chim hoang dã vì mục đích thương mại
3. Các ngành, các cấp theo chức năng nhiệm vụ, chủ động triển khai Chỉ thị này đến toàn thể cán bộ, công chức viên chức; đồng thời tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ các loài chim hoang dã, tự giác không sử dụng các sản phẩm chế biến từ các loài chim hoang dã.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, Giám đốc các sở, ngành thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này; thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 2Nghị định 109/2003/NĐ-CP về việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước
- 3Thông tư 18/2004/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Quyết định 14/2010/QĐ-UBND Quy định về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã tỉnh Ninh Bình
- 5Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim trời do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
Chỉ thị 01/2009/CT-UBND tăng cường công tác quản lý, bảo vệ loài chim hoang dã của tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 01/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/04/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Bùi Văn Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết