Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/BC-BCT | Hà Nội, ngày 22 tháng 07 năm 2013 |
Bộ Công Thương báo cáo kết quả 6 tháng triển khai thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép (Đề án 2088) như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI
a) Bộ Công Thương
Sáu tháng qua, Bộ Công Thương ban hành 76 văn bản triển khai thực hiện Đề án 2088 và các nhiệm vụ Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo tại các Hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, các công việc cụ thể như sau:
Đề nghị rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và thành phần của các Trạm kiểm soát liên hợp, nghiên cứu bổ sung phương thức hoạt động và thành phần để thực hiện chức trách, nhiệm vụ; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án và triển khai mua thiết bị tiêu thụ gia cầm để thành phố Hà Nội quản lý sử dụng và có thể lưu động đến địa phương khác; thông báo với các địa phương về việc giải quyết kinh phí tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bắt giữ theo phương án; Bộ Tài chính hỗ trợ tiền tiêu hủy đối với các địa phương gặp khó khăn về kinh phí; hoàn thành việc ban hành Sổ tay hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong công tác đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tiếp tục phát huy, làm tốt vai trò cơ quan thường trực thực hiện Đề án 2088; hướng dẫn các địa phương thực hiện báo cáo theo các nội dung cụ thể, trong đó lưu ý báo cáo tình hình thực hiện và đánh giá kết quả theo các mục tiêu và nhiệm vụ của Đề án.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ban ngành liên quan làm việc với Bộ Tài chính về việc bố trí hỗ trợ triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đột xuất cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chuẩn bị báo cáo tổng hợp đánh giá tình hình và kết quả triển khai thực hiện Đề án cho 03 Hội nghị giao ban trực tuyến; soạn thảo nội dung Bản thỏa thuận phối hợp hoạt động giữa các tỉnh phía Bắc và Hà Nội trong việc ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình, đôn đốc việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo hàng tuần, tháng; kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ những diễn biến bất thường, các tổ chức, cá nhân vi phạm, các đơn vị, địa phương để xảy ra vụ việc vi phạm nhiều, kéo dài và gửi các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải; đề xuất biện pháp xử lý; chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố và nhiều tỉnh, thành khác triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp thực hiện Đề án 2088; nghiên cứu và xây dựng đề cương Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc thực vật không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc có nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Kết quả: Quản lý thị trường 19 tỉnh, thành phố đã kiểm tra, xử lý 719 vụ, phạt hành chính 1.204 triệu đồng, tịch thu 17.673 kg gà lông, 123.979 kg gà thịt, 537.682 quả trứng, 33.559 kg phụ phẩm da cầm (nội tạng, chân, cổ, cánh), 349.418 con gà giống, 8.076 kg và 7.185 con vịt con, 10.959 kg chim, trị giá hàng tịch thu tiêu hủy 3.528 triệu đồng.
b) Bộ Công an
Ban hành 38 công điện, văn bản, kế hoạch về tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gà nhập lậu không rõ nguồn gốc; chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương rà soát lên danh sách các đường dây, ổ nhóm, đối tượng hoạt động buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu; tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa sự xâm nhiễm các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm từ nước ngoài vào nước ta; đề nghị Công an 24 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc phối hợp với các đơn vị Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường... tổ chức công tác trinh sát, tuần tra, chốt chặn để phát hiện, xử lý vi phạm và thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo, thống kê số liệu; kiến nghị UBND Thành phố Hà Nội về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm tại chợ gia cầm Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội), đề nghị tăng cường chấn chỉnh công tác kiểm dịch động vật và xử lý cán bộ thú y có hành vi vi phạm quy trình kiểm dịch động vật, hợp thức hóa gà Trung Quốc thải loại trên thị trường; thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang web của lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường về phương thức thủ đoạn, hậu quả tác hại của gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
Rà soát, lập danh sách 143 đối tượng trong đó có 118 đối tượng đã ngừng hoạt động và 25 đối tượng vẫn còn lén lút hoạt động, tập trung chủ yếu tại Lạng Sơn (19 đối tượng), Cao Bằng (3 đối tượng), Bắc Giang (3 đối tượng) với quy mô nhỏ lẻ, diễn ra không thường xuyên tại khu vực giáp biên.
Kết quả: Phát hiện, bắt giữ và xử lý 500 vụ vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu và không có chứng nhận kiểm dịch theo quy định, tịch thu tiêu hủy hơn 127 tấn gà lông, 46,145 tấn thịt gia cầm, 487,28 nghìn quả trứng, 357,08 nghìn con gia cầm giống Trung Quốc; chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 2 vụ án, 4 bị can về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
c) Bộ Quốc phòng
Tổ chức các Đoàn kiểm tra công tác triển khai thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép tại một số đơn vị; chỉ đạo các Quân khu, Quân đoàn, Bộ đội Biên phòng tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu hành lý theo người xuất nhập cảnh trên khu vực biên giới đất liền, vùng biên; chú trọng khu vực cửa khẩu, cảng biển, các đường mòn, lối mở, nơi tập kết hàng lậu, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy từ biên giới vào nội địa; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân khu vực biên giới và ngư dân trên tuyến biển không tham gia tiếp tay cho buôn lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm, gắn với xây dựng cơ sở chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; kiên quyết xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm ở khu vực biên giới đất liền và trên biển.
Kết quả: Bắt giữ, xử lý 206 vụ, thu giữ 19.618 kg thịt gia cầm các loại: 1.150 con gia cầm; 182.461 con gia cầm giống; 35.800 quả trứng Trung Quốc; 1.163 kg và 4.200 con chim bồ câu; 28 con chim cảnh: 280 tấn cổ, cánh chân gà đông lạnh.
d) Bộ Y tế
Ban hành 04 văn bản chỉ đạo các địa phương phối hợp triển khai Đề án 2088; tăng cường lồng ghép hoạt động thanh tra việc kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trong các đợt thanh tra an toàn thực phẩm; phát “Thông điệp Ngăn chặn tình trạng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu", thời lượng 1 phút 05 giây trên Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; cập nhật 06 tin, bài về thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong chế biến, tiêu dùng gia cầm nhập lậu trên website của Cục An toàn thực phẩm; vận động cơ sở cam kết và tự treo, dán thông điệp với nội dung hưởng ứng như: “Cơ sở nói không với gà nhập lậu”; "Cơ sở cam kết không sử dụng gà nhập lậu, thực phẩm không an toàn"; Cơ sở cam kết chỉ kinh doanh thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng"; thành lập 05 đoàn công tác do lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm làm trưởng đoàn tiến hành thanh, kiểm tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Phước, Tây Ninh, Sơn La về việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ triển khai Kế hoạch phòng chống dịch cúm A (H7N9) trên người và kết quả thực hiện Đề án 2088; yêu cầu Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia tiếp tục triển khai thành lập đoàn giám sát, lấy mẫu thịt gà nhập lậu với số lượng 5-7 mẫu/chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm kháng sinh, hormone.
Ngày 20 tháng 3 năm 2013, lấy 05 mẫu thịt gà sống không rõ nguồn gốc trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chợ Hà Vĩ và chợ đầu mối phía Nam) để kiểm nghiệm nhưng chưa phát hiện tồn dư một số Hormone nhóm Corticoid, Testosterone, Progesterone và Trenbolone;
e) Bộ Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo cơ quan thông tấn báo chí xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh, sử dụng gia cầm nhập khẩu trái phép; nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khoẻ, không vì lợi ích cá nhân, trước mắt mà gây hại sức khoẻ cho người tiêu dùng và thiệt hại cho nông dân chăn nuôi gia cầm trong cả nước; đưa tin kịp thời về tình hình ngăn chặn vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm không được phép nhập khẩu qua biên giới, các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và những nơi buông lỏng, lơ là để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, gây nguy cơ dịch bệnh trên gia cầm trong nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; yêu cầu các cơ quan báo chí cần thận trọng trong việc đưa tin, đảm bảo tính khách quan, trung thực, tránh gây hoang mang dư luận; chủ trì và phối hợp với Văn phòng Chính phủ xây dựng "Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm'' được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013; thành lập Ban Chỉ đạo, Bộ phận Thường trực xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
f) Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính
Ban hành 05 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Hải quan địa phương tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát, xác định phương thức, thủ đoạn, đường dây, ổ nhóm, đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn hoạt động hải quan để chủ động xây dựng kế hoạch, đấu tranh có trọng điểm, có hiệu quả; tổ chức quán triệt tới toàn bộ cán bộ, công chức trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm, không bao che, tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật sâu rộng đến từng người dân trên địa bàn quản lý về tác hại của việc buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm; vận động người dân tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, không dung túng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
Kết quả: phát hiện bắt giữ 53 vụ vi phạm, hàng hóa vi phạm gồm 157.210 con gia cầm giống. 23.170 kg thịt gia cầm, 22.200 quả trứng gia cầm, 302.618 kg chân, cánh gà đông lạnh, 50kg thịt vịt sống đông lạnh và 40 kg thịt gà cay.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
a) Thành phố Hà Nội chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, đặc biệt tại địa bàn huyện Thường Tín, Thanh Oai, Đông Anh, Phú Xuyên; phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tin, truyền thông tuyên truyền theo đúng tinh thần của Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; chỉ đạo Ban Quản lý chợ Hà Vĩ tuyên truyền đối với các hộ kinh doanh tại chợ Hà Vỹ không kinh doanh gà nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ký cam kết không kinh doanh gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc với 100% các hộ kinh doanh trong chợ Hà Vĩ; chỉ đạo Sở Công Thương thành phố ký Biên bản thỏa thuận với Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang về tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu gà đồi Yên Thế ký 14 Bản thỏa thuận phối hợp quản lý hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm giữa UBND thành phố Hà Nội với UBND tỉnh, thành phố trọng điểm phía Bắc; tịch thu 01 xe ô tô biển kiểm soát 98C-02077 về hành vi mang biển số giả, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
b) Tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các ngành chức năng ra quân quyết liệt, tổ chức phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân ký cam kết không tham gia vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tổ chức tuần tra, chốt chặn 24/24 giờ tại các đường mòn qua lại biên giới, đường vòng tránh trong nội địa, khu vực trọng điểm để kiểm tra, kiểm soát chống các hành vi kinh doanh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; tích cực kiểm tra tại các điểm chợ trên địa bàn tỉnh; làm rõ và xử lý nghiêm việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch khống, giấy kiểm dịch giả..
c) Tỉnh Quảng Ninh ban hành gần 100 văn bản chỉ đạo, điều hành để thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập khẩu trái phép; các ngành, lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường bố trí trên 20 tổ kiểm tra, kiểm soát, nhận thông tin 24/24 giờ tại khu vực biên giới, các điểm tập kết gà nhập lậu; Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh (Chi cục QLTT) phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố liền kề như Hải Phòng, Hải Dương và Bắc Giang tổ chức Đoàn công tác tiến hành khảo sát các tuyến, địa bàn trọng điểm, đường vành đai biên giới từ Hoành Mô - Bắc Phong Sinh - Móng Cái và tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá Kế hoạch phối hợp; đồng thời trao đổi thông tin về tình hình, phương thức, thủ đoạn, kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm; chỉ đạo các lực lượng chức năng đã tiến hành rà soát, điều động, luân chuyển cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
d) Tỉnh Bắc Giang ban hành 06 văn bản, kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, góp phần ổn định thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm trong tỉnh; chỉ đạo Chi cục Quản lý kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thường xuyên tại các địa bàn, xóa bỏ các tụ điểm có dấu hiệu tập kết, trung chuyển gà lậu; phối hợp các tỉnh giáp ranh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương cung cấp thông tin, kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm về đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền tác hại của gia cầm nhập lậu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân; vận động, thuyết phục các đối tượng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, cam kết không vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm A (H5N1), cúm A (H7N9) trên đàn gia cầm và lây nhiễm sang người; chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn vệ sinh thực phẩm, gia cầm có thương hiệu như "Gà đồi Yên Thế".
e) Tỉnh Lào Cai ban hành 12 văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; củng cố, kiện toàn và thành lập Đội kiểm soát liên ngành chống buôn lậu của tỉnh nhằm tăng cường lực lượng, mở rộng phạm vi, địa bàn quản lý dọc theo biên giới, phân ca trực, tăng cường kiểm tra, kiểm soát 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết tại chốt kiểm soát Ngã ba sông Hồng và sông Nậm Thi, Chốt kiểm dịch thú y Km78, Quốc lộ 70; tuần tra, kiểm soát bằng ca nô trên sông, để ngăn chặn vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào nội địa bằng đường sông.
Các tỉnh, thành phố khác như: Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cũng triển khai nhiều hoạt động và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ban, ngành trên địa bàn triển khai thực hiện Quyết định số 2088/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Qua 06 tháng triển khai thực hiện Đề án, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 1.257 vụ, phạt hành chính 1.204 triệu đồng, tịch thu 34.555 kg gà lông, 189.742 kg gà thịt, 644.400 quả trứng, 36.359 kg phụ phẩm gia cầm (nội tạng, chân, cổ, cánh), 888.959 con gà giống, 8.126 kg và 7.185 con vịt con, 12.122 chim, trị giá hàng tịch thu tiêu hủy 3.528 triệu đồng.
Một số vụ việc điển hình: phụ lục kèm theo
Đề án 2088 của Chính phủ đã được các Bộ, ngành, địa phương và các lực lượng chức năng chủ động, tích cực triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, hầu hết các yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện.
Tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu đã giảm mạnh và cơ bản được ngăn chặn và đẩy lùi. Các đường dây lớn đã ngừng hoạt động hoặc không còn công khai trắng trợn như trước. Nhiều đối tượng trước đây thường xuyên buôn bán, vận chuyển gia cầm: sản phẩm gia cầm trái phép qua biên giới đã thay đổi hoạt động kinh doanh.
Công tác tuyên truyền về tình hình dịch cúm A(H5N1) ở một số địa phương trong nước, đặc biệt là diễn biến tình hình cúm A(H7N9) tại Trung Quốc, kết quả lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các loại gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép có tỷ lệ nhiễm virus cúm và tồn dư các hóa chất độc hại cao đã được người tiêu dùng tiếp thu, nâng cao nhận thức về các mối nguy hại tiềm ẩn trong gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và từ đó đã thay đổi dần phong cách tiêu dùng, không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc
Việc chăn nuôi gia cầm tại nhiều địa phương đã có chuyển biến tích cực, ngành chăn nuôi phấn khởi khi được nhà nước bảo vệ.
Tuy nhiên, tình hình nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhỏ lẻ vẫn tiếp tục diễn ra tại một số địa bàn giáp biên thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, trong từng thời điểm còn diễn biến phức tạp.
- Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu rất tinh vi, liên tục thay đổi thời gian, địa điểm tập kết, cất giấu, ngụy trang phương tiện che giấu, vận chuyển, trực tiếp hoặc thuê người vận chuyển, thuê người theo dõi hoạt động của các lực lượng chức năng hoặc tham gia cản trở, tẩu tán hàng hóa khi bị phát hiện, kiểm tra, dùng hồ sơ kiểm dịch của gà trong nước trong quá trình vận chuyển; giết mổ trước khi đưa sâu vào nội địa tiêu thụ nhằm giấu diếm nguồn gốc nhập khẩu trái phép để mức phạt thấp hơn, tránh bị tịch thu tiêu hủy
- Biên chế của lực lượng chức năng tại các địa phương còn ít, lực lượng mỏng, địa bàn rộng nên việc thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép còn gặp nhiều khó khăn.
- Kinh phí, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác tuần tra, phát hiện, xử lý vi phạm còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Công tác xác minh, điều tra, chứng minh nguồn gốc gia cầm trong quá trình kiểm tra kiểm soát còn gặp nhiều khó khăn khi gia cầm, sản phẩm gia cầm đã được vận chuyển sâu vào nội địa.
- Việc tiêu hủy gia cầm bị lực lượng Biên phòng bắt giữ rất tốn kém vì theo quy định hiện hành việc tiêu hủy phải do lực lượng Thú y thực hiện, trong khi khoảng cách tại nơi bắt giữ gia cầm đến nơi tiêu hủy rất xa.
- Việc phân biệt gia cầm nhập khẩu trái phép với gia cầm thải loại của các cơ sở sản xuất trong nước rất khó khăn. Tuy các lực lượng chức năng tiến hành truy xét nguồn gốc nhưng các đối tượng hợp pháp hóa bằng hóa đơn chứng từ quay vòng, bằng thủ tục kiểm dịch của các trang trại trong nước. Việc kiểm tra, xác minh gia cầm nhập lậu mất nhiều thời gian, đối với gia cầm còn sống, hầu hết các địa phương không có kho tàng, nhà xưởng để nhốt, cách ly, không có các phương tiện, thiết bị phòng chống dịch bệnh, tiêu hủy gia cầm nhập lậu.
1. Kiến nghị với Chính phủ
- Chỉ đạo các Bộ, ngành sớm hoàn thành việc xây dựng các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm khi Luật xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
- Có chính sách phát triển ngành chăn nuôi bền vững, hỗ trợ cho người chăn nuôi về con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh cho đàn gia cầm nhằm khuyến khích người dân tích cực chăn nuôi, tăng đàn gia cầm tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường nội địa.
- Chỉ đạo các Bộ, ngành rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật cho phù hợp nhằm nâng cao tính răn đe đối với các đối tượng vi phạm, cơ chế xử lý thuận lợi cho các lực lượng chức năng như tăng mức hình phạt đối với hành vi buôn lậu, quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn và miễn kiểm dịch, quy định kinh phí tiêu hủy và hỗ trợ kinh phí cho công tác ngăn chặn gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin khách quan, trung thực về diễn biến tình hình, công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền và cơ quan chức năng các cấp, kết quả phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép; tránh việc đưa tin không có cơ sở, không khách quan và thiếu tính xây dựng.
2. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hiện nay việc niêm phong, kẹp chì đối với phương tiện vận chuyển gia cầm không thống nhất, cụ thể, có phương tiện được kẹp chì, có phương tiện được dán niêm phong bằng giấy. Một số phương tiện vận chuyển gia cầm có Giấy chứng nhận kiểm dịch, có biên bản niêm phong, kẹp chì của Chi cục Thú y. Tuy nhiên chỉ niêm phong hoặc kẹp chì đối với cửa sau của thùng xe, trên các nóc thùng xe không được phủ bạt, không có niêm phong, chỉ có các thanh sắt ngang, mỗi thanh sắt cách nhau trên 40 cm. Do đó, cần sớm có quy định thống nhất trong việc cấp giấy kiểm dịch, niêm phong, kẹp chì đối với phương tiện vận chuyển gia cầm.
- Việc xác định gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước hay nhập khẩu rất khó khăn cho các lực lượng trực tiếp kiểm tra. Để xử lý triệt để các hành vi này đề nghị sửa đổi bổ sung các văn bản theo hướng thống nhất về thủ tục giấy tờ khi vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và các giấy tờ phải đi theo hàng hóa, xuất trình ngay tại thời điểm kiểm tra để tránh việc quay vòng hóa đơn và hợp pháp hóa thủ tục giấy tờ đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra.
- Có cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất giống gia cầm trong nước có chất lượng cao với giá cả hợp lý để cung cấp cho các địa phương, góp phần ngăn chặn việc nhập lậu giống gia cầm. Có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi về con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh cho đàn gia cầm nhằm khuyến khích người dân tích cực chăn nuôi, tăng đàn gia cầm tạo ra nhiều sản phẩm đảm bảo đủ cung ứng cho thị trường nội địa.
- Nghiên cứu ban hành quy trình tiêu hủy gia cầm trong toàn quốc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, đảm bảo môi trường với chi phí hợp lý.
3. Đề nghị Bộ Tài chính: bố trí nguồn kinh phí theo Dự toán kinh phí triển khai thực hiện Đề án 2088 cho các Bộ, ngành.
4. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng, đầy đủ kịp thời chế độ thông tin, báo cáo như đã quy định tại Quyết định số 2088/QĐ-TTg, gửi về Bộ Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
5. Việc khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất cần kịp thời và thống nhất nhằm động viên, khuyến khích cán bộ thực hiện tốt Đề án.
Bộ Công Thương kính báo cáo Phó Thủ tướng xem xét./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG HỢP SỐ LIỆU KIỂM TRA, XỬ LÝ GIA CẦM, SẢN PHẨM GIA CẦM NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP 06 THÁNG NĂM 2013
(Kèm theo Báo cáo số 96/BC-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương)
Tên tỉnh | Số vụ KT | VPHC (nghìn) | Trị giá TH(ngh) | Gà (gà lông-kg) | Trứng (quả) | Phụ phẩm CB (kg) | Con giống (con) | Vịt (con) | Chim(kg) | Gà thịt (kg) |
Hà Nội | 157 | 279,300 |
| 27,500 | 217,330 |
| 16,000 |
|
| 34,000 |
Quảng Ninh | 116 | 182,600 |
|
| 59,260 | 35,130 | 288,365 |
| 6,335 | 29,909 |
Lạng Sơn | 558 | 191,800 |
|
| 5,200 | 107 | 377,790 | 5603kg | 5,484 | 96,874 |
Bắc Giang | 37 | 70,150 | 1,050,000 |
|
|
| 38,600 |
| 273 | 4,370 |
Bắc Ninh | 17 | 53,500 |
| 2,450 |
|
| 12,000 | 1700kg + 3465 con | 15,950 | |
Cao Bằng | 96 | 69,250 | 411,987 | 1,415 | 7,620 |
| 11,872 |
|
| 3,691 |
Hà Giang | 65 | 65,200 | 185,456 |
|
|
|
|
|
|
|
Lào Cai | 25 | 13,750 | 559,000 | 3,190 | 97,240 | 72 | 770 | 758 kg | 30 | 855 |
Lai Châu | 22 | 19,800 | 230,000 |
| 7,250 |
| 8,200 |
|
| 1435 |
Yên Bái | 18 | 29,000 | 144,230 |
| 4,800 |
| 3,569 |
|
| 480 |
Hòa Bình | 16 | 21,500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Hải Phòng | 21 | 29,500 | 715,850 |
| 42,000 |
| 67,571 |
|
|
|
Hải Dương | 28 | 37,250 | 200,000 |
| 91,970 | 1,050 | 28,375 | 2120 |
| 1620 |
Hưng Yên | 2 | 1,500 |
|
|
|
| 447 |
|
|
|
Thái Bình | 12 | 11,000 |
|
|
|
| 34,700 |
|
|
|
Tuyên Quang | 13 | 22,500 |
|
| 83,000 |
|
| 1,600 |
|
|
Bắc Cạn | 18 | 23,750 | 32,415 |
| 28,730 |
| 700 | 65 kg |
| 558 |
Vĩnh Phúc | 9 | 20,500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Điện Biên | 8 | 20,450 |
|
| 7,200 |
|
|
|
| 438 |
Phú Thọ | 19 | 41,700 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng | 1257 | 1,204,000 | 3,528,938 | 34,555 | 644,400 | 36,359 | 888,959 | 8126kg + 7185con | 12,122 | 189,742 |
MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH
(Kèm theo Báo cáo số 96/BC-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương)
Tổng cục Hải quan
- Ngày 04/01/2013 tại khu vực tại bờ sông biên giới Việt Trung (bến Gốc Đa), Km3, phường Hải Yên, Móng Cái. Đội Kiểm soát Hải quan (KSHQ) số 1 đã phát hiện, bắt giữ 5200 con gà giống trị giá hàng hóa khoảng 46.8 triệu đồng. Vụ việc đã được bàn giao cho Ủy ban nhân dân TP Móng Cái xử lý tiêu hủy.
- Vào hồi 2h00, ngày 25/1/2013, Đội KSHQ trong khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại khu vực ngã ba biên giới thuộc sông Hồng và sông Nậm Thi, phát hiện bắt giữ hàng hóa gồm 67 lồng gà sống thương phẩm nhập lậu từ Trung Quôc vào Việt Nam. Có tổng trọng lượng 2.000kg, trị giá hàng hóa ước tính 100 triệu đồng. Kết quả xử lý: Tịch thu tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Liên tiếp trong các ngày 29 và 30/04/2013 tại khu vực cửa khẩu KaLong. Chi cục Hải quan Móng Cái đã phát hiện bắt giữ 02 vụ nhập lậu gà giống với số lượng 27.000 con, trị giá 189 triệu đồng. Toàn bộ số gia cầm trên đã bị tịch thu tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Bộ Quốc phòng
+ Ngày 29/12/2012, Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ tàu Fu Cheng 16-quốc tịch Trung Quốc vận chuyển 280 tấn phủ tạng, phụ phẩm của gia súc, gia cầm đông lạnh (nằm trong danh mục cấm tạm nhập, tái xuất) khai báo không đúng chủng loại hàng hóa;
+ Ngày 02/01/2013 và ngày 04/01/2013, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh bắt giữ 04 vụ/04 đối tượng vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới, thu giữ 1.500 con vịt, 2.000 con gà giống, 80 kg thịt gà;
+ Ngày 18/4/2013, các Đồn Biên phòng Tân Thanh, Hữu Nghị, Pò Mã thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn bắt 09 vụ vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới, thu giữ 13.030 con gà giống, 685 kg gà thịt;
+ Ngày 29/4/2013, tại khu vực cửa khẩu Ka Long, thuộc phường Trần Phú, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Móng Cái phối hợp với lực lượng Hải quan bắt Nguyễn Văn Trưởng, sinh năm 1985, trú tại xã Yên Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh điều khiển đò sắt BKS: QN 0667 vận chuyển 14.000 con gà giống;
+ Ngày 30/4/2013, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Móng Cái thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Hải quan Ka Long bắt 02 vụ/02 đối tượng/02 đò sắt vận chuyển trái phép 26.800 con gà giống có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Tỉnh Lào Cai
- Hồi 22h ngày 26/11/2012, Đội QLTT số 7 phối hợp với Đội 7 phòng CSGT CA tỉnh Lào Cai và Trạm thú y T.phố Lào Cai tiến hành kiểm tra tại Km 191+700 QL 70 phát hiện lô hàng nội tạng lợn và gà, vịt mổ sẵn đóng trong bao tải xác rắn, số lượng 346 kg, do ông Nguyễn Sỹ Long là lái xe, đồng thời là chủ hàng, địa chỉ: xã Bình Minh- H. Thanh Oai - T. phố Hà Nội. Đội tiến hành tạm giữ trình Chi cục trưởng xử phạt 2.000.000 đồng. Trị giá hàng tịch thu tiêu hủy ước tính: 44.610.000 đồng
- Vào lúc 2 giờ sáng ngày 25/1/2013, Đội Kiểm soát Hải quan tỉnh Lào Cai phối hợp với Phòng Cảnh sát ĐTTP về quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Lào Cai, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lào Cai phát hiện 1 thuyền máy chở hàng vượt biên trái phép ở khu vực ngã ba biên giới sông Hồng và sông Nậm Thi, từ phía Hà Khẩu (Trung Quốc) về địa phận phường Duyên Hải, TP. Lào Cai (Việt Nam). Khi tổ công tác ra tín hiệu và sử dụng ca nô truy đuổi để kiểm tra thì các đối tượng đã nhảy khỏi thuyền bỏ trốn. Tổ công tác kiểm tra phát hiện trên thuyền chở 67 lồng gà thải loại và gà công nghiệp có trọng lượng hơn 2 tấn nhập lậu từ TQ. Đội Kiểm soát Hải quan lập biên bản thu giữ phương tiện, hàng hóa để xử lý theo quy định; giá trị hàng hóa thu giữ, tiêu hủy khoảng 100 triệu đồng.
- Ngày 22/4/2013, Đội QLTT số 6 phối hợp kiểm tra tại chốt kiểm dịch Km78 - huyện Bảo Yên phát hiện lô hàng 16.000 quả trứng gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch, chủ lô hàng là ông Chu Văn Nhiệm, địa chỉ: Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Tổ kiểm tra đã tiến hành lập biên bản trình UBND huyện Bảo Yên xử phạt VPHC. Trị giá hàng hóa tịch thu tiêu hủy: 32.000.000 đồng.
- Ngày 18/6/2013, Đội QLTT số 7 tiến hành điều tra trinh sát tại khu vực Đường Hồng Hà, P. Cốc Lếu, TP. Lào Cai phát hiện lô hàng nhập lậu gồm 156 kg vịt mổ sẵn đựng trong túi ni lông có in chữ Trung Quốc. Chủ hàng là bà Nguyễn Thị Hoa, địa chỉ: Tổ 24A, Phường Duyên Hải, TP. Lào Cai. Đội tiến hành lập biên bản tịch thu toàn bộ số hàng trên để tiêu hủy theo quy định, xử phạt VPHC 500.000 đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy 9.360.000 đồng.
Tỉnh Quảng Ninh
- Vào hồi 11 giờ 00’ ngày 20/6/2013, tại khu vực Tổ 30, khu 3, phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long, Công an thành phố Hạ Long đã kiểm tra xe ô tô BKS 14B-00079 do Vũ Văn Sáng, sinh năm 1985 (địa chỉ: Hòa Bình, Vĩnh Bảo, Hải Phòng) điều khiển, phát hiện trên xe vận chuyển 5.040 quả trứng gà nhập lậu. Công an thành phố Hạ Long đang tạm giữ phương tiện, hoàn thiện hồ sơ, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Vào hồi 4 giờ 00' ngày 02/7/2013, trong khi làm nhiệm vụ trên quốc lộ 18A (thị trấn Tiên Yên), Đội Tuần tra kiểm soát giao thông 1-4 (phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh) đã kiểm tra, phát hiện xe ô tô tải BKS 14C-07463 do Dương Văn Thanh, sinh năm 1981 (địa chỉ: Đông Triều, Quảng Ninh), vận chuyển 44.000 quả trứng gia cầm nhập lậu. Đội đã bàn giao vụ việc cho Công an huyện Tiên Yên tiếp tục điều tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tỉnh Bắc Giang
- Hồi 7 giờ 45 phút ngày 27 tháng 6 năm 2013 Đội Cảnh sát kinh tế Công an huyện Việt Yên phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 10 kiểm tra, bắt giữ ô tô BKS 98C-030.92 và BKS 89C-010.44. Kết quả kiểm tra như sau:
+ Xe ô tô BKS: 98C-03092 do Vi Như Hiệp địa chỉ: 41 ngõ 2, Trần Quang Khải, Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn là lái xe kiêm chủ hàng; Trên xe vận chuyển 730 kg gà mái thải loại nhập lậu.
+ Xe ô tô BKS: 89C-01044 do Đào Văn Tứ, địa chỉ: Hoan Ái, Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên lái xe kiêm chủ hàng. Trên xe vận chuyển 750 kg gà mái thải loại nhập lậu.
Đội QLTT số 10 đã xử phạt mỗi chủ hàng 2.500.000 đồng (Tổng tiền phạt là: 5.000.000 đồng), tịch thu toàn bộ số gà trên và chuyển giao cho cơ quan thú y tiêu hủy. Hiện tại Công an huyện Việt đang tạm giữ 02 ô tô BKS 98C-030.92 và BKS 89C-010.44.
- Hồi 21 giờ 30 phút ngày 02/7/2013 Đoàn liên ngành cơ động phòng chống dịch động vật phối hợp với Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra tại bãi đất gần khu vực kho của Công ty CP vật tư Nông nghiệp Bắc Giang, Thôn Đông Giang, Xã Xương Giang, TP. Bắc Giang, Tỉnh Bắc Giang có 100 lồng chứa gia cầm không có nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Chủ hàng là bà Nguyễn Thị Linh địa chỉ: khối 5 TT Cao Lộc, huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Tang vật gồm: Vịt giống 5.500 con, gà giống 500 con. Đoàn liên ngành đã xử phạt VPHC: 1.500.000 đồng về hành vi kinh doanh gia cầm theo quy định phải kiểm dịch mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định, chuyển giao cho cơ quan thú y xử lý theo quy định của pháp luật (đã tiêu hủy).
- 1Công văn 510/VPCP-KGVX thực hiện đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 114/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban trực tuyến đánh giá kết quả 02 tháng triển khai Đề án Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công điện 487/CĐ-TTg năm 2013 về tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép
- 4Thông báo 199/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban trực tuyến đánh giá kết quả 04 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 399/TB-VPCP năm 2013 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp sơ kết 09 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 3813/BCT-QLTT năm 2014 báo cáo 4 tháng thực hiện Quyết định 2088/QĐ-TTg về đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 7Báo cáo 56/BC-BCT năm 2013 tình hình xử lý xe cá nhân vi phạm trong quá trình ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công Thương ban hành
- 8Báo cáo 79/BC-BCT năm 2013 đánh giá 5 tháng triển khai Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển - kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 9Báo cáo 57/BC-BCT năm 2013 đánh giá 04 tháng thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 10Công văn 4821/VPCP-KGVX kết quả kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trong tháng 5 năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 10666/TCHQ-ĐTCBL năm 2014 tăng cường kiểm tra, kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu, vận chuyển trái phép qua biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 12Công văn 2057/BVTV-ATTPMT năm 2018 về thông báo ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm ngô và rau đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
- 1Quyết định 2088/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 510/VPCP-KGVX thực hiện đề án phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 114/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban trực tuyến đánh giá kết quả 02 tháng triển khai Đề án Phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 550/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt "Đề án truyền thông về phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép và vệ sinh an toàn thực phẩm" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công điện 487/CĐ-TTg năm 2013 về tiếp tục triển khai quyết liệt Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép
- 6Thông báo 199/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại giao ban trực tuyến đánh giá kết quả 04 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 399/TB-VPCP năm 2013 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp sơ kết 09 tháng triển khai đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 3813/BCT-QLTT năm 2014 báo cáo 4 tháng thực hiện Quyết định 2088/QĐ-TTg về đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 9Báo cáo 56/BC-BCT năm 2013 tình hình xử lý xe cá nhân vi phạm trong quá trình ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công Thương ban hành
- 10Báo cáo 79/BC-BCT năm 2013 đánh giá 5 tháng triển khai Đề án phòng ngừa ngăn chặn vận chuyển - kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 11Báo cáo 57/BC-BCT năm 2013 đánh giá 04 tháng thực hiện Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- 12Công văn 4821/VPCP-KGVX kết quả kiểm tra, xử lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trong tháng 5 năm 2013 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Công văn 10666/TCHQ-ĐTCBL năm 2014 tăng cường kiểm tra, kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu, vận chuyển trái phép qua biên giới do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Công văn 2057/BVTV-ATTPMT năm 2018 về thông báo ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm ngô và rau đông lạnh không đảm bảo an toàn thực phẩm do Cục Bảo vệ thực vật ban hành
Báo cáo 96/BC-BCT năm 2013 đánh giá 6 tháng triển khai Đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 96/BC-BCT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/07/2013
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Cẩm Tú
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra