Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 68/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 05 năm 2012

 

BÁO CÁO

VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2012

I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 5507/QĐ-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2011 về thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, các Sở-ngành (gồm Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Y tế; Sở Nội vụ) đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 theo các nhánh lĩnh vực được phân công.

Ngoài các cơ quan, đơn vị được phân công xây dựng và triển khai thực hiện chương trình nhánh nêu trên, các Sở-ngành còn lại và Ủy ban nhiân dân quận-huyện cũng đã triển khai thực hiện Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện của cơ quan, đơn vị mình đồng thời cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình do các cơ quan, đơn vị được phân công thực hiện chương trình nhánh triển khai thực hiện.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2011:

1. Về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, Cao đẳng:

a) Nâng cao chất lượng giáo dục và tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố:

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch xây dựng và phát triển thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao của cả nước trên địa bàn thành phố phục vụ cho phát triển của khu vực và thành phố. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành triển khai 02 nhóm chiến lược: chiến lược nâng cao hiệu quả quản trị đại học và chiến lược chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc tế; với kết quả cụ thể sau:

- Mô hình quản lý Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh từng bước hoàn thiện, tiếp cận mô hình giáo dục đại học quốc tế. Hệ thống Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh hoạt động và quản trị theo chiến lược, kế hoạch và sản phẩm đầu ra.

- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, chú trọng đẩy mạnh các chương trình tiên tiến, tài năng. Tổ chức đánh giá ngoài chính thức cấp chương trình đào tạo theo AUN, công tác triển khai thí điểm công nghệ đào tạo CDIO và xây dựng, triển khai Đề án Đổi mới và nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh trong đào tạo đại học và sau đại học.

- Góp phần tham gia đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao của thành phố:

+ Cử nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển nguồn nhân lực và Ban Chủ nhiệm Chương trình đào tạo 500 tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố.

+ Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đào tạo chuyên đề theo yêu cầu của thành phố nhằm nâng cao kiến thức và năng lực quản lý như: quản lý dự án, khoa học dịch vụ...

+ Tham gia góp phần đào tạo nguồn cán bộ dài hạn của thành phố: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chủ trương tiếp nhận nguồn cán bộ quy hoạch dài hạn của thành phố để đào tạo thông qua thực tiễn công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (hiện đã nhận 06 cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ). Tiếp nhận 10 cán bộ Đoàn chuyên trách nguồn của Thành ủy để đào tạo thông qua thực tiễn và bồi dưỡng thêm khả năng ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn.

b) Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cán bộ thành phố được giao chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; củng cố, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ, công chức thành phố; phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đã xây dựng chương trình và kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.

c) Thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, phát triển cơ sở vật chất trang thiết bị:

Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai xây dựng trường học theo quy hoạch đã được phê duyệt; tập trung triển khai, kiểm tra tiến độ công tác đầu tư, xây dựng cơ bản trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường học; triển khai 06 dự án với tổng mức đầu tư trên 55 tỷ đồng. Tham mưu đề xuất thành phố cấp ngân sách 88,164 tỷ đồng mua sắm trang thiết bị cho dự án Temasek trang bị cho 4 trường (Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm, Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh và Trường Trung cấp Kỹ thuật và Nghiệp vụ Nam Sài Gòn) để phục vụ cho 2 ngành Cơ điện tử và Công nghệ thông tin - Đa phương tiện theo chương trình tiên tiến của Singapore.

- Xác định quỹ đất để mở rộng các trường trung cấp, cao đẳng công lập hiện hữu, gồm: 33 hecta để mở rộng phân hiệu Trường Cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng tại Củ Chi; 3,45 ha tại huyện Nhà Bè để nâng cấp trường Trung cấp Kỹ thuật Nguyễn Hữu Cảnh; 7,6 ha tại huyện Cần Giờ cho trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Nam Sài Gòn; 10 ha tại huyện Nhà Bè cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm...

- Ủy ban nhân dân thành phố đã quy hoạch đất xây dựng để di dời các trường cao đẳng, đại học ở nội thành theo quy hoạch mạng lưới các trường trên địa bàn thành phố. Tham gia góp ý với Bộ Giáo dục và Đào tạo về các tiêu chí di dời các trường đại học ra khỏi nội thành và đã lập Ban chỉ đạo và điều hành kế hoạch di dời các trường cao đẳng, đại học. Triển khai Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên, học sinh theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

d) Đề án nâng cao trình độ tiếng Anh:

Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố. Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên dạy tiếng Anh bậc tiểu học và tổ chức khảo sát trình độ cho giáo viên dạy tiếng Anh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trực thuộc trên địa bàn thành phố.

đ) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ giai đoạn 2011 - 2015 ngành giáo dục và đào tạo thành phố, kết quả trong năm 2011, đã cử 28 cán bộ, giáo viên tham gia đi học (gồm 26 Thạc sĩ và 2 Tiến sĩ).

e) Củng cố các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường:

- Tổ chức 2 khóa tập huấn giúp các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp triển khai việc tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo nhằm tăng cường các điều kiện nâng cao chất lượng, thực hiện tốt chủ trương chuyển đào tạo từ cung sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Sau tập huấn, các trường đã nghiên cứu, biên soạn và công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của trường, làm cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Triển khai công tác tự đánh giá trong các trường chuyên nghiệp; các trường cao đẳng thành phố đã tiến hành tự đánh giá các điều kiện đào tạo và hoàn tất việc xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể nhà trường giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện đổi mới giáo dục đại học theo Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Hướng dẫn các trường chuyên nghiệp tư thục xây dựng các phương án tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cam kết thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng theo quy mô các ngành đào tạo.

g) Triển khai công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo:

Thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV về nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục lĩnh vực giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý các trường đại học thuộc thành phố và các trường đại học tư thục trên địa bàn, kiểm tra giám sát các hoạt động liên kết đào tạo liên thông, vừa học vừa làm ngoài trường, các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với cơ sở đào tạo nước ngoài trên địa bàn thành phố. (Phụ lục 1)

2. Về Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

a) Về phát triển mạng lưới để tăng quy mô đào tạo và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động:

Thành phố đã đề nghị được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định nâng cấp Trường Trung học Công nghiệp thành phố thành Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tường Tộ; quyết định thành lập 02 phân hiệu trường trung cấp nghề; 03 Trung tâm dạy nghề tư thục. Đăng ký mới 30 cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp. Tính đến cuối năm 2011, toàn thành phố có 410 cơ sở dạy nghề.

b) Về tuyển sinh đào tạo nghề:

Năm 2011, đã tuyển sinh được 275.324 học viên (trong đó Cao đẳng nghề: 13.262 học viên, Trung cấp nghề: 7.228 học viên, Sơ cấp nghề: 254.834 học viên). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đang làm việc trong các thành phần kinh tế là 61%.

c) Về thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 2013/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2011 quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, nhằm phát huy năng lực đào tạo và định hướng đầu tư theo yêu cầu phát triển thành phố; đề xuất danh sách 18 trường có nhu cầu sử dụng đất trong các khu quy hoạch trường Cao đẳng, Đại học của thành phố để mở rộng cơ sở và thực hiện chủ trương di dời trường Đại học, Cao đẳng ra vùng ven và ngoại thành. Tổng nhu cầu đất cho việc mở rộng và di dời là 128 ha. Nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy nghề, theo hướng tập trung các lĩnh vực ưu tiên phát triển. Trong đó, 05 trường thuộc thành phố và 06 trường thuộc trung ương đóng tại thành phố được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chọn đưa vào Dự án đầu tư nghề trọng điểm đạt trình độ tiên tiến của khu vực Đông Nam Á và Thế giới.

d) Bồi dưỡng giáo viên:

Chuẩn hóa nghiệp vụ sự phạm dạy nghề cho 62 giáo viên (nguồn kinh phí giáo viên tự túc); 56 giáo viên dạy chính trị được bồi dưỡng chính trị hè theo nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh; cử 03 giáo viên đi học nước ngoài về phát triển kỹ năng nghề tiên tiến và công nghệ cơ khí tự động hóa. Đến cuối năm 2011 đã có 90% giáo viên nghề đạt chuẩn.

đ) Thực hiện hợp tác quốc tế:

- Trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban nhân dân thành phố chấp thuận liên kết với hệ thống Trường Cao đẳng Lone Star Hoa Kỳ đào tạo 04 nghề: quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, cơ điện tử, quản trị doanh nghiệp:

- Trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương dạy chương trình công nghệ thông tin của học viên KENT (Úc).

- Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ hợp tác với trường Đại học Broward Hoa Kỳ đào tạo các nghề: quản trị kinh doanh, lập trình máy tính, quản trị khách sạn.

- Trường Trung cấp nghề Công nghệ Bách Khoa dạy chương trình công nghệ thông tin của tập đoàn Aptech (Ấn Độ).

- Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh dạy nghề Hàn theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

e) Tăng cường thông tin học nghề:

Các Sở ngành thành phố đã phối hợp xây dựng, phát hành tài liệu tuyên truyền cẩm nang tuyển sinh học nghề năm 2011 đến các học sinh phổ thông để giúp các em trong việc chọn ngành, chọn nghề đào tạo phù hợp (40.000 bản). Tổ chức giới thiệu chỉ tiêu tuyển sinh 2011 qua các phương tiện truyền thông.

Xây dựng chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân lao động theo Chương trình 38 của Thành ủy.

Tổ chức cho sinh viên, học sinh tham gia thi tay nghề Thế giới tại Lon don (Vương quốc Anh) để khuyến khích phong trào rèn luyện tay nghề. Có 8 sinh viên, học sinh các trường tại thành phố tham gia, trong đó có 4 sinh viên, học sinh đạt chứng chỉ xuất sắc nghề thế giới (về công nghệ thông tin, nấu ăn, thiết kế trang Web, lắp cáp mạng thông tin). (Phụ lục 2)

3. Về Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:

Năm 2011, đã tổ chức đào tạo 26 lớp về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, với tổng số 780 lượt học viên (gồm 04 lớp khởi sự doanh nghiệp: 120 học viên và 22 lớp cho cán bộ quản lý: 660 học viên). Tổng kinh phí đã thực hiện 1.207.427.500đồng. Chương trình này đã hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố. (Phụ lục 3)

4. Về Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao:

Ngành Văn hóa, Thể thao đã tiến hành khảo sát nhu cầu, lập kế hoạch, tuyên truyền phổ biến Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao, tiếp tục cập nhật thông tin về trình độ, độ tuổi, v.v... của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ cuộc khảo sát vào cuối năm 2010 và theo Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn 2011 - 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao đến năm 2011 - 2015.

Kết quả đến cuối năm 2011, đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 45 lượt người chủ yếu trên lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật. Trong đó: đào tạo, bồi dưỡng trong nước là 28 lượt (trung cấp Xiếc 08, trung cấp cải lương 20); đào tạo ở nước ngoài cho 17 lượt (Cử nhân thanh nhạc 01, Trung cấp múa dân gian 10, Trung cấp nhạc cụ dân tộc 06). Tổng kinh phí thực hiện là khoảng 2,2 tỷ đồng. (Phụ lục 4)

5. Về Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Y tế:

Song song với việc xây dựng Đề án nguồn nhân lực, ngành Y tế thành phố đã được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt kế hoạch đào tạo 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Y, Dược giai đoạn 2011 - 2015. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch phối hợp với Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đào tạo theo địa chỉ sử dụng nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế thành phố. Kết quả đã tổ chức đào tạo 111 sinh viên đại học hệ chính quy và 252 sinh viên hệ liên thông từ trung cấp lên đại học.

Ngoài ra ngành Y tế thành phố cũng đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước cho 8.375 lượt cán bộ, trong đó:

+ Đào tạo, bồi dưỡng trong nước là 7.026 lượt gồm: 2.016 lượt cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ,... đáp ứng yêu cầu chuẩn của ngành và tổ chức hội thảo chuyên đề, sinh hoạt khoa học kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật cho 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức.

+ Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài cho 1.359 lượt cán bộ, công chức, viên chức, gồm: Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II: 152 lượt; Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I: 270 lượt; Đại học: 441 lượt; Trung cấp: 53 lượt; bồi dưỡng khác: 1.100 lượt.

(Phụ lục 5+5.1).

6. Về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố:

a) Đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

- Về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chung: đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho 38.589 lượt cán bộ, công chức, viên chức về lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng chức danh chủ chốt cơ sở; kiến thức về thương mại điện tử; tiếng Anh; hội nhập kinh tế quốc tế; chính trị - hành chính; xây dựng; nghiệp vụ đấu thầu, quản lý dự án; thống kê; văn thư lưu trữ; Bác sĩ, Dược sĩ; nghiệp vụ công tác nội vụ, tổ chức nhà nước; 10 môdun kỹ năng nâng cao chất lượng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp của thành phố.

- Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II, mở 7 lớp cao cấp lý luận chính trị - Hành chính gồm 4 lớp tại chức, 3 lớp hệ tập trung (139 học viên); phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức 4 lớp đại học chính trị văn bằng 2.

- Tiếp tục khai giảng các khóa nâng cao cho 4 lớp đào tạo tiếng Anh giao tiếp TOEIC tại hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ cho 70 cán bộ công chức của các đơn vị có nhu cầu sử dụng ngoại ngữ thường xuyên trong thực thi công vụ.

- Năm 2011, đã xét chọn vào diện quy hoạch dài hạn được 165 trường hợp (82 cán bộ công chức và 83 sinh viên), đã bố trí công tác cho 82 sinh viên, xét tuyển công chức cho 37 trường hợp. Đã quyết định công nhận vào diện quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân 26 công nhân và 8 sinh viên. Tổ chức đào tạo cao cấp lý luận chính trị và thực hiện chính sách, chế độ cho 26 công nhân đã được xét chọn đợt 1 và thực hiện công tác bố trí cho 8 sinh viên.

b) Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

- Cử 12 cán bộ, công chức đi học tiếng Anh ở Singapore và 63 cán bộ, công chức ở các Sở-ngành, quận-huyện đi học tập chuyên môn, nghiệp vụ ở các nước: Doha-Qata, Đài Loan, Lào, Indonesia, Singapore, Nhật Bản, Đức, Pháp, Bỉ, Úc, Ấn Độ, Trung Quốc... Cử 32 cán bộ lãnh đạo, quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên đề trong nước và nước ngoài theo Đề án 165.

- Về chương trình 100 Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học: đã chọn và cử 06 cán bộ, viên chức đi đào tạo về công nghệ sinh học môi trường, thực vật, Y dược, phôi học, vaccine, Y dược-Protein (gồm 01 Thạc sĩ và 05 Tiến sĩ).

- Về chương trình 500 Thạc sĩ, Tiến sĩ: đã xét chọn vào chương trình 33 trường hợp (14 cán bộ công chức và 19 sinh viên), đã cử 37 ứng viên đào tạo chuyên môn, trong đó đào tạo tiến sĩ là 02 và thạc sĩ là 35. Đào tạo trong nước kết hợp với đi nghiên cứu, thực tập ở nước ngoài là 29. Tổ chức 6 lớp (102 học viên) đi nghiên cứu, thực tập tại 2 trường đại học của Úc là đại học Griffith và Viện Công nghệ Hoàng Gia Melboume (RMIT) và trường đại học Lund của Thụy Điển. Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan, đơn vị bố trí và tái bố trí công tác cho 166 học viên (sinh viên và cán bộ, công chức), trong đó về khối sở ngành là 90 (tỷ lệ 54,22%); khối quận-huyện là 68 (tỷ lệ 40,96 %) và khối doanh nghiệp Nhà nước là 8 (tỷ lệ 4,82 %).

- Ngành Công an và quân sự thành phố cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Năm 2011, Công an thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và phối hợp với các ngành cử cán bộ tham gia các chương trình đào tạo với 4.483 lượt cán bộ tham gia.

(Phụ lục 6 + 6.1)

7. Tổ chức hệ thống truyền thông, xây dựng chương trình thường xuyên hoặc hàng tháng, quý để thông tin về đào tạo và việc làm:

a) Trưng bày, giới thiệu những nội dung chính của kế hoạch thực hiện chương trình đột phá “Phát triển nguồn nhân lực” ban hành kèm theo Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND cùng hình ảnh minh họa những việc đã làm tại lễ hội Đường sách năm 2012 từ ngày 21 đến 26 tháng 01 năm 2012.

Thông qua các buổi giao ban báo chí hàng tuần, các cơ quan truyền thông đã tích cực tuyên truyền 6 chương trình đột phá của thành phố, trong đó có Chương trình phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và việc làm; xây dựng kế hoạch, cung cấp thông tin phục vụ tuyên truyền các Chương trình đột phá của thành phố, trong đó có chương trình phát triển nguồn nhân lực. Nhiều cơ quan báo chí trên địa bàn thành phố đã có các tin, bài đăng trên mục Lao động - Việc làm, như: Báo Sài gòn Giải phóng, Báo Tuổi trẻ, Báo Công an thành phố, Báo Người Lao động.

b) Cử cán bộ, công chức đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chương trình:

Năm 2011 đã cử 38 lượt chuyên viên tham gia các khóa bồi dưỡng trong và ngoài nước về quản lý nhà nước, thương mại điện tử, chính phủ điện tử và các lớp chuyên môn khác.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Viễn thông Quân đội triển khai Phần mềm quản lý giáo dục tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay, đã có 1.106 trường có ứng dụng các giải pháp; phối hợp với Hội Tin học thành phố tổ chức khảo sát nguồn nhân lực công nghệ thông tin năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là cơ sở để đề xuất chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin thành phố trong thời gian tới. Hỗ trợ Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung tổ chức hội nghị quốc tế với chủ đề: “Nhân lực Công nghệ thông tin trong thế giới phẳng” nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện các doanh nghiệp công nghệ thông tin, trường, trung tâm đào tạo công nghệ thông tin trong Công viên phần mềm Quang Trung và các doanh nghiệp khác có cơ hội tiếp xúc, trao đổi thông tin, xúc tiến hợp tác đầu tư và nắm bắt nhu cầu của thị trường về nhân lực công nghệ thông tin trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của internet.

8. Về thẩm định, cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:

Sở Tài chính đã chủ động phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhánh của chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố giai đoạn 2011 - 2015 theo quy định. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách về tài chính, thuế; huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, gồm: nguồn ngân sách của thành phố; các dự án viện trợ của Bộ - ngành Trung ương; các dự án tài trợ học bổng của nước ngoài; các nguồn đóng góp của các tổ chức cử cán bộ, công chức đi học.

III. NHẬN XÉT CHUNG

1. Những mặt làm được:

Nhận thức; của các Sở-ngành, Ủy ban nhân dân quận-huyện đối với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần IX về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015 khá sâu sắc, toàn diện; xem đây là một trong những chương trình đột phá của thành phố có tính quyết định cho phát triển bền vững của thành phố. Do đó, các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân quận-huyện đã tổ chức thực hiện và đạt được kết quả tốt.

Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của Thường trực Thành ủy và Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố cùng với công tác phối hợp có hiệu quả giữa các đơn vị có liên quan đã góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy tiến độ thực hiện chương trình.

Qua gần một năm triển khai thực hiện chương trình, bước đầu tuy chưa tạo được bước đột phá đáng kể nhưng các mối liên hệ phối hợp thực hiện các mục tiêu, chương trình của Trung ương, thành phố và giữa các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ và thống nhất làm cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực của thành phố cho những năm tiếp theo.

2. Những mặt còn hạn chế:

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố còn chậm, nhiều đơn vị còn lúng túng, chưa chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, xây dựng kế hoạch chưa bám sát các nội dung chỉ đạo tại Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố.

Chế độ thông tin, báo cáo chưa được các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức, ảnh hưởng đến việc tổng hợp, báo cáo chung.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012

1. Về chương trình nâng cao chất lượng giáo dục Đại học, Cao đẳng:

a) Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh:

- Tiếp tục xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu chất lượng cao của cả nước trên địa bàn thành phố phục vụ cho phát triển của khu vực và thành phố. Hoàn thiện mô hình quản lý Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh từng bước hoàn thiện, tiếp cận mô hình giáo dục đại học quốc tế.

- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, năm 2012 tiếp tục: tổ chức đánh giá ngoài chính thức cấp chương trình đào tạo theo AUN, công tác triển khai thí điểm công nghệ đào tạo CDIO và xây dựng, triển khai Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng anh trong đào tạo đại học và sau đại học.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở - ngành có liên quan tổ chức đào tạo chuyên đề theo yêu cầu của thành phố nhằm nâng cao kiến thức và năng lực quản lý trên các lĩnh vực. Tham gia đào tạo nguồn cán bộ dài hạn của thành phố.

- Triển khai thực hiện Đề án Đào tạo Thạc sĩ Quản trị công tiên tiến nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực lãnh đạo, có kiến thức chuyên môn và có bản lĩnh chính trị vững vàng để có thể đảm nhận các vị trí từ Phó Chủ tịch quận - huyện và tương đương trở lên.

- Triển khai thực hiện Đề án Đào tạo Thạc sĩ Quản lý dịch vụ nhằm phục vụ cho định hướng phát triển của thành phố trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, khoa học và giáo dục lớn cho cả nước và khu vục.

b) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo hoàn chỉnh “Kế hoạch thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015” trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

c) Triển khai thực hiện:

- Lập tổ công tác bao gồm Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở - ngành, các trường đại học có liên quan để triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công.

- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động, phối hợp với các trường Cao đẳng, Đại học khảo sát tình hình cơ sở vật chất, đội ngũ và các điều kiện đảm bảo chất lượng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

- Kiểm tra giám sát các hoạt động liên kết đào tạo trong và ngoài nước của các trường Cao đẳng, Đại học trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học để tổ chức các Hội đồng chuyên ngành.

(Phụ lục 1.1).

2. Về Chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề:

a) Giữ ổn định quy mô, đạt số lượng tuyển sinh đào tạo nghề; thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015; tuyển sinh đào tạo nghề thuộc các lĩnh vực ưu tiên của thành phố (4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ). Năm 2012, bảo đảm các chỉ tiêu chính như sau:

- Cao đẳng nghề: 18.000 sinh viên.

- Trung cấp nghề: 12.810 học sinh.

- Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (không chính quy): 270.000 lượt học viên.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp năm 2012: đạt 64%.

- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho 230 lượt/người, trong đó: Sư phạm nghề 200, bồi dưỡng về công nghệ mới 30.

(Phụ lục 2)

b) Đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất theo chương trình nghề trọng điểm thuộc Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề” tại 4 trường theo Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề tiếp cận trình độ mới.

c) Nâng quy mô, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu giải quyết việc làm theo yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từng địa phương và đặc thù của thành phố về phát triển nông nghiệp, nông thôn.

d) Huy động các đơn vị tham gia và tổ chức tốt các Hội thi giáo viên dạy nghề, Hội thi tay nghề trẻ.

đ) Tăng cường quản lý, chấn chỉnh có hiệu quả việc chấp hành pháp luật về dạy nghề - nhất là cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

e) Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

3. Về Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân:

a) Về đối tượng đào tạo:

Ngoài đối tượng là cán bộ lãnh đạo, quản lý của các công ty, Tổng công ty 90 thuộc thành phố; các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố được xác định trong Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư bổ sung thêm các đối tượng là các thanh niên, sinh viên và các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa (những cá nhân có ý định khởi sự doanh nghiệp; chưa phải là các cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp).

b) Về chỉ tiêu đào tạo cụ thể:

* Về phân bổ số lượng các lớp theo nội dung đào tạo:

Tổ chức đào tạo 30.000 lượt học viên trong các lớp:

+ Lớp khởi sự doanh nghiệp: 250 lớp với khoảng 12.500 lượt học viên (gồm chương trình đào tạo kiến thức kinh tế và khởi sự doanh nghiệp cho 10.000 thanh niên, sinh viên theo đề xuất của Thành đoàn).

+ Lớp quản trị doanh nghiệp: 300 lớp với khoảng 15.000 lượt học viên

+ Lớp đào tạo chuyên ngành: 100 lớp với khoảng 3.000 lượt học viên

* Về phân bổ số lượng lớp học qua các năm:

+ Năm 2012 - 2014: dự kiến mỗi năm tổ chức khoảng 150 lớp (khoảng 900 học viên/năm), gồm 50 lớp khởi sự doanh nghiệp (2.500 học viên/năm), 70 lớp quản trị doanh nghiệp (3.500 học viên/năm) và 30 lớp chuyên ngành (900 học viên/năm).

+ Năm 2015: tổ chức thực hiện tất cả các lớp còn lại để đạt chỉ tiêu đã đề ra.

(Phụ lục 3.1)

4. Về Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao:

a) Lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật:

- Đối với những bộ môn nghệ thuật truyền thống cần chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc như: cải lương, hát bội, múa rối, múa dân gian, đàn ca tài tử..., Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch phát hiện tài năng xuất thân trong các gia đình có nhiều thế hệ làm nghệ thuật, các cơ sở đào tạo mang tính truyền nghề luyện; vận động và có chế độ khuyến khích con em theo đuổi nghề nghiệp gia đình, đào tạo theo 02 hướng:

+ Đào tạo có bằng cấp, trình độ chuyên môn với những trường hợp có khả năng tốt nghiệp bậc phổ thông trung học.

+ Đào tạo truyền nghề cho những thế hệ tiếp theo với những trường hợp không có điều kiện theo học văn hóa.

- Đối với những bộ môn nghệ thuật có tính chất hàn lâm, bác học và có tính chất kỹ năng, kỹ xảo như: nhạc giao hưởng, opera, múa ba lê, xiếc…, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có kế hoạch phát hiện tài năng từ các cuộc liên hoan hội diễn, các lớp năng khiếu của nhạc viện, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi.

b) Lĩnh vực thể dục - thể thao:

Xây dựng kế hoạch, tiêu chí, quy trình tuyển chọn để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng tập huấn tại nước ngoài cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài.

Đối với 18 môn thể thao thành tích cao, mỗi môn tuyển chọn 1 - 2 huấn luyện viên và 2 - 5 vận động viên ưu tú nhất theo tiêu chí tuyển chọn cụ thể của hội đồng tuyển sinh; đồng thời tuyển chọn 2-3 vận động viên trưởng thành đưa đi đào tạo dài hạn tại nước ngoài thành những cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài có trình độ quốc tế.

(Phụ lục 4.1 + 4.2)

5. Về Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực Y tế:

a) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế:

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch đào tạo 300 Thạc sĩ, Tiến sĩ Y, Dược giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2012, đào tạo 120 Thạc sĩ, Tiến sĩ Y, Dược gồm các chuyên ngành: Sản phụ khoa, Nhi khoa, Ngoại khoa, Tâm thần, Y học dự phòng, Dược lâm sàng, Pháp Y, Chấn thương chỉnh hình (Tiến sĩ: 20 chỉ tiêu, Thạc sĩ: 100 chỉ tiêu).

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn sau đại học cho 300 cán bộ, công chức, viên chức y tế theo nhu cầu của đơn vị, cá nhân, gồm các trình độ: Thạc sĩ; Tiến sĩ; Dược sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ chuyên khoa II với các chuyên ngành: Sản phụ khoa, Nhi, Chấn thương chỉnh hình, Dược lâm sàng, Quản lý dược, Quản lý Y tế, Y tế công cộng, Y học dự phòng, Tai Mũi Họng, Mắt, Da liễu, Tâm thần, Răng Hàm Mặt, Hành chính công, Luật, Công nghệ thông tin...

- Đào tạo liên thông từ trung cấp lên đại học cho 200 cán bộ, công chức, viên chức y tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức y khoa liên tục cho 5.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức đang hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực y tế (phối hợp với Hội quần chúng, các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế).

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và chất lượng đào tạo cho các cơ sở y tế công lập:

- Tổ chức 01 lớp đào tạo Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành: Quản lý y tế cho 20 công chức lãnh đạo là Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng, phó phòng các cơ sở y tế công lập theo tiêu chuẩn chức danh (phối hợp với Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh).

- Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trạm y tế tuyến cơ sở cho 100 cán bộ, viên chức quản lý là trưởng, phó trạm y tế.

- Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế - tài chính cho 100 cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo Sở; trưởng, phó các phòng chức năng thuộc Sở; lãnh đạo các cơ sở y tế công lập để đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế (phối hợp với Trường Đại học Mở thành phố).

- Tổ chức 04 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm y học cơ bản cho 100 cán bộ, công chức, viên chức là cán bộ quản lý, giảng viên đào tạo liên tục tại các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế quản lý (Phối hợp với Đại học Y Dược Thành phố, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

- Tổ chức 01 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chăm sóc cho 100 cán bộ, viên chức là Điều dưỡng trưởng, Kỹ thuật viên trưởng, Hộ sinh trưởng (phối hợp với Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).

c) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực y tế:

- Rà soát, bổ sung và xây dựng mới các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế chất lượng cao về công tác tại các lĩnh vực khó tuyển như: Pháp y, Y tế dự phòng, Giám định pháp y tâm thần, HIV, phong, tuyến y tế cơ sở.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác y tế học đường, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và các kiến thức chuyên ngành khác cho đội ngũ Điều dưỡng trung cấp tốt nghiệp tại các trường ngoài công lập nhằm bảo đảm các cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập sớm có đầy đủ cán bộ y tế trường học, cán bộ dân số (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình và các cơ sở đào tạo).

(Phụ lục 5.2 + 5.3)

6. Về Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị của thành phố:

a) Công tác đào tạo, bồi dưỡng trong nước:

- Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chung, chuyên môn, nghiệp vụ... cho khoảng 14.241 lượt cán bộ, công chức cán bộ, công chức, viên chức.

- Mở 6 lớp cao cấp lý luận chính trị hệ tại chức và 3 lớp hệ tập trung. Phối hợp với Học viện Báo chí - Tuyên truyền mở 3 lớp đại học chính trị các chuyên ngành Xây dựng Đảng - chính quyền Nhà nước, Chính trị học, Quản lý xã hội cho một số cụm quận - huyện có nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ; phối hợp với Học viện Hành chính mở 1 lớp cử nhân hành chính (văn bằng 2) với 90 học viên.

- Phối hợp với Ban Quản lý Dự án Cải cách hành chính thành phố xây dựng thêm 10 modun kỹ năng nâng cao chất lượng lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp của thành phố.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên đề về “kỹ năng - lãnh đạo quản lý”; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 200 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp các ngành; bồi dưỡng chức danh Bí thư cấp quận ủy - huyện ủy cho khoảng 100 cán bộ theo yêu cầu của Ban Tổ chức Trung ương.

- Phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tổ chức (200 cán bộ), công tác Kiểm tra (160 cán bộ), công tác Tuyên giáo (130 cán bộ), công tác Văn phòng cấp ủy (150 cán bộ).

b) Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:

- Rà soát nguồn cán bộ, đề xuất cử cán bộ tham gia các lớp do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức. Chủ động rà soát, lập danh sách cử đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh và cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương.

- Phối hợp tổ chức chiêu sinh, xét chọn cán bộ đi bồi dưỡng Anh văn khóa 13 tại Singapore. Phối hợp với các địa phương, đơn vị soát xét nhu cầu, tổ chức đào tạo tiếng Anh cho cán bộ khối cơ quan tư pháp, nội chính; tiếng Trung cho cán bộ các quận có đông đồng bào người Hoa.

- Tiếp tục chọn và cử cán bộ, công chức, viên chức đi học theo chương trình 100 Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành công nghệ sinh học.

- Thực hiện xét tuyển 150 cán bộ, công chức và sinh viên vào Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; 200 cán bộ, công chức và sinh viên vào diện quy hoạch dài hạn; 50 công nhân và sinh viên vào Chương trình quy hoạch tạo nguồn công nhân; Bố trí công tác cho cán bộ, công chức, sinh viên tham gia chương trình theo nhu cầu đăng ký của các đơn vị và tổ chức đào tạo cho ứng viên của các chương trình.

(Phụ lục 6.2, 6.3)

7. Về tổ chức hệ thống truyền thông, xây dựng chương trình thường xuyên hoặc hàng tháng, quý để thông tin về đào tạo và việc làm:

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện:

- Xây dựng phần mềm cập nhật thông tin về quản lý lao động đã triển khai tại quận - huyện trong thời gian qua và chuyển dữ liệu về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp và cập nhật thông tin tự động.

- Thu thập và cung cấp thông tin dự báo về nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông tại thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng các tiêu chí, cơ cấu nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông cần được đào tạo phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ (Anh văn), kỹ năng cho nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông.

- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và CIO trong các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.

- Phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của Quỹ hỗ trợ nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho các sinh viên tham gia các chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông.

- Nghiên cứu và mở rộng thêm các hình thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phối hợp với các Trường, Viện và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu công nghệ thông tin - truyền thông.

8. Về thẩm định, cấp kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình:

Giao Sở Tài chính hướng dẫn các cơ quan chủ trì 06 chương trình nhánh xây dựng dự toán kinh phí cụ thể; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm định, tham mưu về cơ chế, chính sách trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt kinh phí thực hiện cho toàn chương trình trong năm 2012.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần rà soát, hoàn chỉnh Kế hoạch tổ chức thực hiện trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trước ngày 20 tháng 5 năm 2012. Cụ thể:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển thành phố, Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư, các trường đại học, Hiệp hội Doanh nghiệp hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình đào tạo đội ngũ doanh nhân; nghiên cứu, đề xuất chính sách kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các trường có liên quan hoàn chỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, nhân tài lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Y tế; Trường Đại học Sài Gòn; Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; Trường Cán bộ thành phố hoàn chỉnh Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt.

4. Sở Tài chính hướng dẫn các Sở - ngành, quận - huyện xây dựng dự toán kinh phí, đề xuất cơ chế, chính sách tài chính thực hiện Chương trình, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.

5. Giao Sở Nội vụ xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Đào tạo phát triển nguồn nhân lực thành phố thuộc Sở (là đơn vị tương đương chi cục), giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình.

6. Giao Sở Nội vụ thành phố, Thường trực Ban Chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố thành lập 02 Đoàn kiểm tra việc thực hiện tại các Sở - ngành, quận - huyện, đánh giá thực chất kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố và có báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Thường trực HĐND. TP; (để báo cáo);
- TTUB: CT, các PCT;
- Các Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Sở, ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân quận-huyện;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu: VT, (VX/Nh) D.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hứa Ngọc Thuận

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Các công việc thực hiện

Ghi chú

I

Xây dựng kế hoạch

 

II

Triển khai kế hoạch

 

1

Thực hiện quy hoạch mạng lưới, phát triển CSVC khối giáo dục chuyên nghiệp thuộc Sở GDĐT:

- Triển khai 06 dự án 55 tỉ đồng.

- Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt 88,164 tỉ đồng cho 4 trường chuyên nghiệp.

- Ủy ban nhân dân thành phố cấp đất mở rộng 4 trường chuyên nghiệp.

- Ủy ban nhân dân thành phố quy hoạch mạng lưới trường chuyên nghiệp và quy hoạch đất xây dựng.

- Thành lập Ban chỉ đạo và điều hành di dời các trường CĐ, ĐH và góp ý tiêu chí di dời.

- Triển khai dự án xây dựng KTX cho SV, HS.

 

2

Đề án nâng cao trình độ tiếng Anh:

- Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đề án.

- Tổ chức kiểm tra trình độ tiếng Anh cho tất cả GV dạy Tiểu học và một số THCS, THPT và TCCN.

- Tổ chức bồi dưỡng cho tất cả GV tiểu học.

 

3

Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành:

- Lập kế hoạch đào tạo 500 thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành.

- Cử 28 GV tham gia chương trình của Thành ủy (26 học thạc sĩ, 2 học tiến sĩ).

 

4

Củng cố các điều kiện bảo đảm chất lượng các trường:

- Tổ chức 2 khóa tập huấn biên soạn chuẩn đầu ra cho các trường chuyên nghiệp.

- Triển khai công tác kiểm định chất (tự đánh giá) các trường chuyên nghiệp.

- Triển khai văn bản thực hiện đổi mới giáo dục đại học theo Chỉ thị 296/CT-TTg và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các trường cao đẳng trực thuộc Sở.

 

5

Triển khai Nghị định số 115/2010/NĐ-CP và Thông tư số 47/2011/TTLB-BGDĐT-BNV:

- Thành lập phòng GDCN-ĐH trên cơ sở phòng GDCN-ĐTBDGV cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới

- Xác nhận 8 trường CĐ, ĐH về tình hình thực hiện các cam kết thành lập trường theo văn bản 8794/BGDĐT-GDĐH ngày 31/12/2010.

- Thẩm định GV, CSVC để mở 69 ngành đào tạo cho 25 trường ĐH và 22 ngành cho 8 trường CĐ trên địa bàn.

- Tham mưu cho UBNDTP công nhận, miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng trường ngoài công lập.

- Tham gia giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trường ĐH Hùng Vương, CĐ KTKT Sài Gòn.

- Tham gia giải quyết, đề xuất xử lý 4 cơ sở liên kết đào tạo không đúng quy định.

- Tham gia kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng của 14 trường ĐH, CĐ trên địa bàn.

 

 

PHỤ LỤC 1.1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011-2015 VÀ 2012
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phổ)

I. Dự kiến kế hoạch giai đoạn 2011- 2015

STT

Công việc trọng tâm

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

1

Xây dựng cơ sở vật chất:

 

 

 

 

- Quy hoạch đất phục vụ cho phát triển mạng lưới trường

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Quận huyện.

 

 

- Thực hiện kế hoạch di dời các trường CĐ, ĐH ra ngoại thành

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Quận huyện.

 

 

- Thực hiện kế hoạch xây dựng ký túc xá cho sinh viên

- Sở Xây dựng

- Sở GDĐT, Sở XD

 

2

Tham mưu xây dựng các chế độ, chính sách:

 

 

 

 

- Tạo vốn phục vụ kế hoạch phát triển các trường, vốn kích cầu

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

- Gắn kết nhà trường với doanh nghiệp

- Sở Công Thương

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Hiệp hội các doanh nghiệp

 

 

- Xây dựng, góp ý các văn bản liên quan công tác quản lý ngành

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ

 

3

Phát triển giáo dục phổ thông:

- Phát triển CSVC chung toàn ngành

Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, các Quận huyện

 

 

- Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh

 

- Sở Tài chính

 

 

- Chương trình 500 thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành GDĐT

 

- Sở Tài chính, Sở Nội vụ

 

4

Đầu tư phát triển các trường trực thuộc thành phố:

 

 

 

 

- ĐH Sài gòn, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch: nâng cao năng lực đội ngũ

- Sở Nội vụ

- Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

- CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng: Xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính

 

 

- CĐ Kinh Tế: Xây dựng phát triển CSVC và đội ngũ đáp ứng qui mô đào tạo

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng

 

 

- CĐ KTKT Phú Lâm: Xây dựng ngành Cơ điện tử

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

 

 

- CĐ CN Thủ Đức: Xây dựng ngành CNTT

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

 

 

- TC KTKT Nguyễn Hữu Cảnh, TC KTNV Nam Sài Gòn: Nâng cấp lên CĐ

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Nội vụ

 

5

Đổi mới quản lý, chương trình, phương pháp giảng dạy trong các trường CĐ, ĐH:

 

 

 

- Thành lập Hội đồng CĐ, ĐH chuyên ngành

- Sở Giáo dục và Đào tạo

- Sở Nội vụ, Đại học Quốc gia TP.HCM, các trường CĐ, ĐH.

 

- Lập chiến lược phát triển nhà trường

- Các trường CĐ, ĐH

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Đại học Quốc gia TP.HCM

 

6

Quản lý:

 

 

 

- 3 công khai

Sở Giáo dục và Đào tạo

Hội đồng trường CĐ, ĐH chuyên ngành

 

- Liên kết đào tạo trong, ngoài nước

 

- Giám sát, kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng: GV, CSVC

 

II. Dự kiến kế hoạch năm 2012:

1. Thành lập Tổ Công tác thực hiện kế hoạch:

2. Các công tác trọng tâm triển khai kế hoạch năm 2012

STT

Công việc trọng tâm

Dự kiến thời gian thực hiện

Dự kiến đơn vị phối hợp

1

Xây dựng cơ sở vật chất

- Quy hoạch đất phục vụ cho phát triển mạng lưới trường

- Thực hiện kế hoạch di dời các trường CĐ, ĐH ra ngoại thành

- Thực hiện kế hoạch xây dựng ký túc xá cho sinh viên

Theo kế hoạch được duyệt

 

2

Tham mưu xây dựng các chế độ, chính sách

 

 

 

- Tạo vốn phục vụ kế hoạch phát triển các trường, vốn kích cầu

- Tháng 10/2012

 

 

- Gắn kết nhà trường với doanh nghiệp

- Khi có yêu cầu

 

 

- Xây dựng, góp ý các văn bản liên quan công tác quản lý ngành

 

 

3

Phát triển giáo dục phổ thông

- Phát triển CSVC chung toàn ngành

- Đề án nâng cao năng lực tiếng Anh

- Chương trình 500 thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành GDĐT

Từ tháng 1/2012

 

4

Đầu tư phát triển các trường trực thuộc thành phố

- ĐH Sài gòn, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch: nâng cao năng lực đội ngũ

- CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng: Xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao

- CĐ Kinh Tế: Xây dựng phát triển CSVC và đội ngũ đáp ứng qui mô đào tạo

- CĐ KTKT Phú Lâm: Xây dựng ngành Cơ điện tử

- CĐ CN Thủ Đức: Xây dựng ngành CNTT

- TC KTKT Nguyễn Hữu Cảnh, TC KTNV Nam Sài Gòn: Nâng cấp lên CĐ

Từ tháng 6/2012

 

5

Đổi mới quản lý, chương trình, phương pháp giảng dạy trong các trường CĐ, ĐH:

- Thành lập Hội đồng CĐ. ĐH chuyên ngành

- Lập chiến lược phát triển nhà trường

Tháng 6/2012

 

6

Quản lý

 

 

 

- 3 công khai

- Từ tháng 4/2012

 

 

- Liên kết đào tạo trong, ngoài nước

- Từ tháng 5/2012

 

 

- Giám sát, kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng: GV, CSVC

- Từ tháng 5/2012

 

 


PHỤ LỤC 2

CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2011 VÀ KẾ HOẠCH NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Nội dung

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

- Phát triển mạng lưới (đơn vị tính: CSDN)

- Trường CĐN: 1

- Trường CĐN: 2

- Trường CĐN: 1

- Trường CĐN: 1

- Trường CĐN: 1

Nâng tổng số: 11

Nâng tổng số: 13

Nâng tổng số: 14

Nâng tổng số: 15

Nâng tổng số: 16

- Trường TCN: 2

- Trường TCN: 3

- Trường TCN: 1

- Trường TCN: 1

- Trường TCN: 1

Nâng tổng số: 29

Nâng tổng số: 32

Nâng tổng số: 33

Nâng tổng số: 34

Nâng tổng số: 35

TTDN, CSDN khác: 30

TTDN, CSDN khác: 20

TTDN, CSDN khác: 20

TTDN, CSDN khác: 20

TTDN, CSDN khác: 20

2

- Tuyển sinh (đơn vị tính: sv,hs)

CĐN: 13.262

CĐN: 18.000

CĐN: 18.000

CĐN: 18.000

CĐN: 18.000

TCN: 7.228

TCN: 12.810

TCN: 15.000

TCN: 15.000

TCN: 15.000

SCN&DNTX: 254.834

SCN & DNTX: 270.000

SCN & DNTX: 300.000

SCN & DNTX: 320.000

SCN & DNTX: 320.000

3

- Đầu tư thiết bị (đơn vị tính: triệu đ)

- Đầu tư 5 Trường (bao gồm: trường cao đẳng nghề Tp.HCM; trường Trung cấp nghề Kỹ thuật công nghệ Hùng Vương, trường trung cấp nghề Nhân đạo, trường trung cấp nghề Thủ Đức, trường trung cấp nghề Kỹ thuật nghiệp vụ Tôn Đức Thắng) có nghề trọng điểm cấp Quốc gia, Khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Trong đó (đơn vị tính: triệu đồng):

* Tổng vốn: 1.125.946 đ; vốn TW (đầu tư thiết bị): 775.687 đ; vốn TP (đầu tư xây dựng CSVC): 316.489 đ; vốn của trường: 33.770 đ

4

- Bồi dưỡng giáo viên (đơn vị: giáo viên)

- Bồi dưỡng SPN: 162

- Bồi dưỡng SPN: 200

- Bồi dưỡng SPN: 200

- Bồi dưỡng SPN: 200

- Bồi dưỡng SPN: 200

- Bồi dưỡng chính trị: 56

- BD Công nghệ mới: 20

- BD Công nghệ mới: 30

- BD Công nghệ mới: 30

- BD Công nghệ mới: 30

- BD Công nghệ mới: 3

 

 

 

 

5

- Các Chương trình khác

- Hội thi tay nghề Thế giới tại Luân Đôn

- Hội thi tạy nghề cấp TP cấp Quốc gia. Khu vực Asean lần 9 tại Indonesia

- Hội giảng GV cấp TP, cấp Quốc gia

- Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp TP, cấp Quốc gia

- Hội thi tay nghề Thế giới tại Đức

- Hội thi tạy nghề cấp TP cấp Quốc gia. Khu vực

- Hội giảng GV cấp TP, cấp Quốc gia

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề

61%

64%

66%

68%

70%

 


PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN NĂM 2011
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phổ)

Trong năm 2011, Viện Nghiên cứu Phát triển đã đào tạo 26 lớp các loại, với 780 lượt người, tổng kinh phí hoạt động trong năm 2011 như sau:

STT

Hạng mục chi phí

Chi phí
(đồng)

A.

KHOẢN CHI ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

223.987.500

I.

Biên soạn giáo trình (15 chuyên đề)

52.500.000

II.

Thẩm định giáo trình (15 chuyên đề)

4.687.500

III.

Kinh phí tổ chức, quản lý các lớp học (12 tháng)

166.800.000

B.

KHOẢN CHI ĐÀO TẠO

Số lớp

Số học viên

983.440.000

I.

Lớp khởi sự doanh nghiệp

04

120

119.280.000

II.

Lớp quản trị doanh nghiệp

22

660

864.160.000

 

Tổng cộng:

26

780

1.207.427.500

 

PHỤ LỤC 3.1

KẾT HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN NĂM 2012 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Báo cáo sổ 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phổ)

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Phát triển, tổng nhu cầu đào tạo trong năm 2012 và những năm tiếp theo (2012-2014 và 2015) là 900 lượt người với 30 lớp đào tạo các loại:

STT

Hạng mục chi phí

Dự tính chi phí (đồng)

A/

KHOẢN CHI ĐẦU TƯ BAN ĐẦU

289.487.500

I.

Biên soạn giáo trình (33 chuyên đề)

115.500.000

II.

Thẩm định giáo trình (23 chuyên đề)

7.187.500

II.

Chi cho công tác tổ chức quản lý dự án (12 tháng)

166.800.000

B/

KHOẢN CHI ĐÀO TẠO

Số lớp

Số học viên

2.520.000.000

I.

Lớp khởi sự doanh nghiệp

05

 

420.000.000

II.

Lớp quản trị doanh nghiệp

25

 

2.100.000.000

 

Tổng cộng:

30

900

2.809.487.500

 


PHỤ LỤC 4

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU NHÂN TÀI LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC - THỂ THAO NĂM 2011 (KHỐI VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT)
(Kèm theo Báo cáo sổ 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN LỚP HỌC

ĐỐI TƯỢNG

THỜI GIAN ĐÀO TẠO

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

SL

KINH PHÍ (1NĂM)

(VNĐ)

GHI CHÚ

Trong nước

Nước ngoài

I.

Trong nước:

1

Trung cấp Xiếc

Đoàn Nghệ thuật Xiếc

2007-2012

Hà Nội

 

8

171,640,000

 

2

Bồi dưỡng đào tạo nguồn

Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ, Kịch

2010-2015

tại chỗ

 

 

500,000,000

3

Trung cấp Cải lương

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang

2010-2011

Trường CĐVHNT

 

20

715,800,000

 

II.

Nước ngoài:

1

Cử nhân Thanh Nhạc

Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ, Kịch

2008-2014

 

Pháp

01

163,793,000

 

2

Trung cấp Múa dân gian

NH CMN DT Bông Sen

2007-2013

 

TQ

10

491,200,000

3

Trung cấp Nhạc cụ dân tộc

NH CMN DT Bông Sen

2008-2014

 

TQ

06

233,100,000

TỔNG CỘNG:

2,275,533,000

 

 

PHỤ LỤC 4.1

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU NHÂN TÀI LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC - THỂ THAO GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN LỚP HỌC

THỜI GIAN HỌC

 

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

 

Số lượng

KINH PHÍ

GHI CHÚ

LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2012-2015:

59,880,380,000

 

II.

TRONG NƯỚC:

1

Cử nhân Biên đạo múa

4 năm

2012-2015

ĐH VHNT Quân đội

 

4

208,000,000

13tr/người/năm

2

Cao học thanh nhạc

3 năm

2012-2014

Nhạc viện TP

 

4

144,000,000

12tr/người/năm

3

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhạc-vũ-kịch

10-30 ngày

 

mời chuyên gia nước ngoài

 

 

170,100,000

Kinh phí 8.100 USD quy đổi theo tỉ giá ước tính 1USD = 21.000 VNĐ

4

Đào tạo Trung cấp diễn viên sân khấu Cải lương

4 năm

2012-2015

Trường CĐ Văn hóa NT

 

20-25

1,800,000,000

 

5

Cử nhân Đạo diễn

4 năm

2012-2015

Trường ĐH SK & ĐA

 

5

200,000,000

10tr/người/năm

6

Sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành lý luận phê bình văn học, ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học

2 năm

 

 

 

10

300,000,000

Xem xét một số đối tượng đủ tiêu chuẩn cử đi đào tạo theo Chương trình 500

7

Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Hán - Nôm

1,5 năm - 2 năm

 

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn

 

20

400,000,000

Nội dung học:

1. Hán văn cơ sở (Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán cổ (70%) và chữ Nôm (30%);

2. Hán văn chuyên ngành: Nâng cao trình độ đọc hiểu các hoành phi, câu đối, sắc thần, văn bia, gia phả, các hiệu đề trên đồ gốm sứ...

8

Bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế trưng bày, phương pháp xây dựng chuyên đề, dự án trưng bày tại các Bảo tàng thuộc Sở

02 tuần

 

Mời Giáo sư Gala (Quốc tịch Úc) sang giảng dạy tại TP.HCM

 

30

150,000,000

 

lI.

NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung cấp Diễn viên Múa dân gian

4-6 năm

từ 2012

 

Trung Quốc

4

963,360,000

 

2

Tu nghiệp Múa, Giao hưởng, Nhạc, Quản lý nghệ thuật

 

 

 

EU

9

819,000,000

Kinh phí 39.000 USD quy đổi theo tỉ giá ước tính 1USD = 21.000 VNĐ

- Múa hiện đại: 2 người,

- Múa cổ điển: 2 người,

- Giao hưởng: 2 người,

- Thanh nhạc: 2 người,

- Quản lý NT: 1 người.

3

Thạc sĩ Chỉ huy dàn nhạc

3 năm

 

 

Nga

1

 

Dự tuyển CT 500 của BTC Thành Ủy

4

Tiến sĩ Chỉ huy hợp xướng

3 năm

 

 

Nga

1

 

5

Tiến sĩ Sáng tác âm nhạc

3 năm

 

 

Nga

1

 

6

Cử nhân ngành Quản lý nhà hát (rạp)

4 năm

2012-2015

 

Nước ngoài

3

540,000,000

45tr/năm/người

7

Cử nhân dàn nhạc giao hưởng

5-6 năm

từ 2012

 

Nga

10

33,000,000,000

550 triệu/người/năm

8

Cử nhân biên đạo múa

6 năm

từ 2012

 

Pháp/Hà Lan

02

7,200,000,000

600 triệu/người/năm

9

Trung cấp múa ba lê solist

6 năm

từ 2012

 

Pháp/Hà Lan

04

6,000,000,000

250 triệu/người/năm

10

Trung cấp Diễn viên Múa

4-6 năm

từ 2011

 

Trung Quốc

4

963,360,000

 

11

Trung cấp Nhạc

4-6 năm

từ 2012

 

Trung Quốc

4

963,360,000

 

12

Trung cấp Diễn viên Xiếc

4 năm

từ 2012

 

Trung Quốc

10

5,200,000,000

 

13

Trung cấp Hề Xiếc

18 tháng

từ 2012

 

Trung Quốc

2

259,200,000

 

14

Nghiệp vụ xử lý ảnh

01 tháng

 

 

Bảo tàng Nice’phore Niepce (Pháp)

4

450,000,000

 

15

Tập huấn - Bồi dưỡng nghiệp vụ Truyền thông

 

 

 

Nước ngoài

2

150,000,000

 

LĨNH VỰC THỂ THAO (ĐÀO TẠO HOÀN TOÀN TẠI NƯỚC NGOÀI)

 

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2012-2015:

226,670,220,000

 

A.

KINH PHÍ CHO ĐOÀN KHẢO SÁT KÝ KẾT HỢP TÁC ĐÀO TẠO:

1,640,100,000

 

B.

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

 

TỔNG CỘNG:

8,878,800,000

 

 

HUẤN LUYỆN VIÊN, TRỌNG TÀI TRÌNH ĐỘ QUỐC TẾ:

140

lượt người

 

1

Bóng bàn

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

487,200,000

 

2

Bơi lội

30 ngày /năm

2012-2015

Úc

12

781,200,000

 

3

Cử tạ

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

487,200,000

 

4

Karatedo

30 ngày/năm

2012-2015

Nhật

8

520,800,000

 

5

Cầu lông

30 ngày/năm

2012-2015

Malaysia

8

436,800,000

 

6

Taekwondo

30 ngày/năm

2012-2015

Hàn Quốc

8

487,200,000

 

7

Wushu

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

487,200,000

 

8

Điền kinh

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

487,200,000

 

9

Bóng chuyền

30 ngày/năm

2012-2015

TQ-Nhật

8

487,200,000

 

10

Quần vợt

30 ngày/năm

2012-2015

Úc

8

520,800,000

 

11

Judo

30 ngày/năm

2012-2015

Nhật

8

504,000,000

 

12

Bóng rổ

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

436,800,000

 

13

Đua thuyền

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

4

243,600,000

 

14

Bóng đá

30 ngày/năm

2012-2015

Tây Ban Nha

8

604,800,000

 

15

Kiếm

30 ngày/năm

2012-2015

Hàn Quốc

4

243,600,000

 

16

Boxing

30 ngày/năm

2012-2015

Nhật

8

520,800,000

 

17

Thể dục

30 ngày/năm

2012-2015

Trung Quốc

8

487,200,000

 

18

Cờ

30 ngày/năm

2012-2015

Nga

8

655,200,000

 

C.

ĐÀO TẠO DÀI HẠN

 

 

TỔNG CỘNG 2012-2015:

216,151,320,000

 

I.

ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN TRẺ TÀI NĂNG:

 

 

73

lượt VĐV

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG:

199,468,080,000

 

1

Điền kinh

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc, Mỹ

5

13,666,800,000

 

2

Bơi lội

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

13,666,800,000

 

3

TDDC

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

13,255,200,000

 

4

Bóng bàn

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

11,709,600,000

 

5

Quần vợt

40 tháng

2012-2015

Thái Lan, Úc

4

10,222,800,000

 

6

Cầu lông

40 tháng

2012-2015

Indo, Malay

3

8,148,000,000

 

7

Cử tạ

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc, Bul

5

13,255,200,000

 

8

Đ. thuyền

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

13,255,200,000

 

9

Xe đạp

40 tháng

2012-2015

Nga, Nhật

3

8,282,400,000

 

10

Judo

40 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Nhật

5

13,372,800,000

 

11

Taek

40 tháng

2012-2015

Đài Loan, Hàn Quốc

5

13,372,800,000

 

12

Boxing

40 tháng

2012-2015

Thái Lan, Cuba

3

8,000,160,000

 

13

Karatedo

40 tháng

2012-2015

Nhật

3

8,215,200,000

 

14

Bắn cung

40 tháng

2012-2015

Hàn Quốc

2

6,417,600,000

 

15

Nhảy cầu

40 tháng

2012-2015

Trung Quốc

2

6,367,200,000

 

16

Bóng rổ

40 tháng

2012-2015

Philippines

2

6,417,600,000

 

17

Cờ vua

40 tháng

2012-2015

Nga

3

8,484,000,000

 

18

Bóng chuyền

40 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Trung Quốc

2

6,659,520,000

 

19

Bóng đá

40 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật

10

8,484,000,000

 

20

Kiếm

40 tháng

2012-2015

Hàn Quốc

3

8,215,200,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, BÁC SĨ CHUYÊN MÔN:

6

lượt người

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG:

16,683,240,000

 

1

Cán bộ chuyên ngành

4 năm

2012-2015

Trung Quốc

2

6,154,680,000

 

2

Bác sĩ thể thao

4 năm

2012-2015

Đài Loan, Châu Âu

4

10,528,560,000

 

 

PHỤ LỤC 4.2

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG NĂNG KHIẾU NHÂN TÀI LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT VÀ THỂ DỤC - THỂ THAO NĂM 2012
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

 

TÊN LỚP HỌC

THỜI GIAN HỌC

 

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Số lượng

KINH PHÍ DỰ TRÙ

GHI CHÚ

LĨNH VỰC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT NĂM 2012:

12,719,420,000

 

 

I

TRONG NƯỚC:

1,270,100,000

 

 

1

Cử nhân Biên đạo múa

4 năm

2012-2015

ĐH VHNT Quân đội

 

4

52,000,000

13tr/người/năm

 

2

Cao học thanh nhạc

3 năm

2012-2014

Nhạc viện TP

 

4

48,000,000

12tr/người/năm

 

3

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ nhạc-vũ-kịch

10-30 ngày/năm

 

mời chuyên gia nước ngoài

 

 

170,100,000

Kinh phí 8.100 USD quy đổi theo tỷ giá ước tính 1USD = 20.000 VNĐ

 

4

Đào tạo Trung cấp diễn viên sân khấu Cải lương

4 năm

2012-2015

Trường CĐ Văn hóa NT

 

20-25

450,000,000

Tổng kinh phí 4 năm 1,8 tỉ VNĐ

 

5

Cử nhân Đạo diễn

4 năm

2012-2015

Trường ĐH SK & ĐA

 

5

50,000,000

10tr/người/năm

 

6

Sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành lý luận phê bình văn học, ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học

2 năm

2012-2013

 

 

10

150,000,000

Xem xét một số đối tượng đủ tiêu chuẩn cử đi đào tạo theo Chương trình 500

 

7

Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành Hán - Nôm

1,5 năm - 2 năm

2012-2013

ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn

 

20

200,000,000

Nội dung học:

1. Hán văn cơ sở (Kiến thức cơ bản về ngôn ngữ văn tự Hán cổ (70%) và chữ Nôm (30%);

2. Hán văn chuyên ngành: Nâng cao trình độ đọc hiểu các hoành phi, câu đối, sắc thần, văn bia, gia phả, các hiệu đề trên đồ gốm sứ…

 

8

Bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế trưng bày, phương pháp xây dựng chuyên đề, dự án trưng..

02 tuần

 

Mời Giáo sư Gala (Quốc tịch Úc) sang

 

30

150,000,000

 

 

II.

NƯỚC NGOÀI

 

 

 

 

 

11,449,320,000

 

 

1

Trung cấp Diễn viên Múa dân gian

4-6 năm

từ 2012

 

TQ

4

240,840,000

Tổng kinh phí 4 năm 963.360.000 VNĐ

 

2

Tu nghiệp Múa, Giao hưởng, Nhạc, Quản lý nghệ thuật

 

 

 

EU

9

819,000,000

Kinh phí 39.000 USD quy đổi theo tỉ giá ước tính 1USD = 20.000 VNĐ

- Múa hiện đại: 2 người,

- Múa cổ điển: 2 người,

- Giao hưởng: 2 người,

- Thanh nhạc: 2 người,

- Quản lý NT: 1 người.

 

3

Thạc sĩ Chỉ huy dàn nhạc

3 năm

 

 

Nga

1

 

Dự tuyển CT 500 của BTC Thành Ủy

 

4

Tiến sĩ Chỉ huy hợp xướng

3 năm

 

 

Nga

1

 

 

5

Tiến sĩ Sáng tác âm nhạc

3 năm

 

 

Nga

1

 

 

6

Cử nhân ngành Quản lý nhà hát (rạp)

4 năm

2012-2015

 

Nước ngoài

3

135,000,000

45tr/năm/người

 

7

Cử nhân dàn nhạc giao hưởng

5-6 năm

từ 2012

 

Nga

10

5,500,000,000

550 triệu/người/năm

 

8

Cử nhân biên đạo múa

6 năm

từ 2012

 

Pháp/Hà Lan

02

1,200,000,000

600 triệu/người/năm

 

9

Trung cấp múa ba lê solist

6 năm

từ 2012

 

Pháp/Hà Lan

04

1,000,000,000

250 triệu/người/năm

 

10

Trung cấp Diễn viên Múa

4-6 năm

từ 2011

 

TQ

4

240,840,000

Tổng kinh phí 4 năm 963.360.000 VNĐ

 

11

Trung cấp Nhạc

4-6 năm

từ 2012

 

TQ

4

240,840,000

Tổng kinh phí 2012-2015 là 963.360.000 VNĐ

 

12

Trung cấp Diễn viên Xiếc

4 năm

từ 2012

 

TQ

10

1,300,000,000

Tổng kinh phí 5,2 tỉ VNĐ

 

13

Trung cấp Hề Xiếc

18 tháng

từ 2012

 

TQ

2

172,800,000

Tổng kinh phí 18 tháng 259.200.000 VNĐ

 

14

Nghiệp vụ xử lý ảnh

01 tháng

 

 

Bảo tàng Nice'phore

4

450,000,000

 

 

15

Tập huấn - Bồi dưỡng nghiệp vụ Truyền thông

 

 

 

Nước ngoài

2

150,000,000

 

 

LĨNH VỰC THỂ THAO (ĐÀO TẠO HOÀN TOÀN TẠI NƯỚC NGOÀI)

 

TỔNG KINH PHÍ THỂ THAO NĂM 2012:

47,762,295,000

 

 

A.

KINH PHÍ CHO ĐOÀN KHẢO SÁT KÝ KẾT HỢP TÁC ĐÀO TẠO:

410,025,000

 

 

B.

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN

TỔNG CỘNG:

2,219,700,000

 

 

 

HUẤN LUYỆN VIÊN, TRỌNG TÀI TRÌNH ĐỘ QUỐC TẾ:

35 lượt VĐV

 

 

1

Bóng bàn

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

2

121,800,000

 

 

2

Bơi lội

30 ngày

2012-2015

Úc

3

195,300,000

 

 

3

Cử tạ

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

2

121,800,000

 

 

4

Karatedo

30 ngày

2012-2015

Nhật

2

130,200,000

 

 

5

Cầu lông

30 ngày

2012-2015

Malaysia

2

109,200,000

 

 

6

Taekwondo

30 ngày

2012-2015

Hàn Quốc

2

121,800,000

 

 

7

Wushu

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

2

121,800,000

 

 

8

Điền kinh

30 ngày

2012-2015

Trung quốc

2

121,800,000

 

 

9

Bóng chuyền

30 ngày

2012-2015

TQ-Nhật

2

121,800,000

 

 

10

Quần vợt

30 ngày

2012-2015

Úc

2

130,200,000

 

 

11

Judo

30 ngày

2012-2015

Nhật

2

126,000,000

 

 

12

Bóng rổ

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

2

109,200,000

 

 

13

Đua thuyền

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

1

60,900,000

 

 

14

Bóng đá

30 ngày

2012-2015

Tây Ban Nha

2

151,200,000

 

 

15

Kiểm

30 ngày

2012-2015

Hàn Quốc

1

60,900,000

 

 

16

Boxing

30 ngày

2012-2015

Nhật

2

130,200,000

 

 

17

Thể dục

30 ngày

2012-2015

Trung Quốc

2

121,800,000

 

 

18

Cờ

30 ngày

2012-2015

Nga

2

163,800,000

 

 

C.

ĐÀO TẠO DÀI HẠN

TỔNG CỘNG 2012-2015:

45,132,570,000

 

 

I

ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN TRẺ TÀI NĂNG:

73 vận động viên

 

 

TỔNG CỘNG:

40,961,760,000

 

 

1

Điền kinh

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc, Mỹ

5

2,819,040,000

 

 

2

Bơi lội

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

2,819,040,000

 

 

3

TDDC

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

2,716,140,000

 

 

4

Bóng bàn

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

2,402,820,000

 

 

5

Quần vợt

8 tháng

2012-2015

Thái Lan, Úc

4

2,108,820,000

 

 

6

Cầu lông

8 tháng

2012-2015

Indo, Malay

3

1,667,820,000

 

 

7

Cử tạ

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc, Bul

5

2,716,140,000

 

 

8

Đ. thuyền

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc

5

2,716,140,000

 

 

9

Xe đạp

8 tháng

2012-2015

Nga, Nhật

3

1,701,420,000

 

 

10

Judo

8 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Nhật

5

2,745,540,000

 

 

11

Taek

8 tháng

2012-2015

Đài Loan, Hàn Quốc

5

2,745,540,000

 

 

12

Boxing

8 tháng

2012-2015

Thái Lan, Cuba

3

1,630,860,000

 

 

13

Karatedo

8 tháng

2012-2015

Nhật

3

1,684,620,000

 

 

14

Bắn cung

8 tháng

2012-2015

Hàn Quốc

2

1,312,920,000

 

 

15

Nhảy cầu

8 tháng

2012-2015

Trung Quốc

2

1,300,320,000

 

 

16

Bóng rổ

8 tháng

2012-2015

Philippines

2

1,312,920,000

 

 

17

Cờ vua

8 tháng

2012-2015

Nga

3

1,751,820,000

 

 

18

Bóng chuyền

8 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Trung Quốc

2

1,373,400,000

 

 

19

Bóng đá

8 tháng

2012-2015

Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật

3

1,751,820,000

 

 

20

Kiếm

8 tháng

2012-2015

Hàn Quốc

3

1,684,620,000

 

 

III

ĐÀO TẠO CÁN BỘ, BÁC SĨ CHUYÊN MÔN:

 

6 người

 

 

TỔNG CỘNG:

4,170,810,000

 

 

1

Cán bộ chuyên ngành

4 năm

2012-2015

Trung Quốc

2

1,538,670,000

 

 

2

Bác sĩ thể thao

4 năm

2012-2015

Đài Loan, Châu Âu

4

2,632,140,000

 

 

 

PHỤ LỤC 5

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ NĂM 2011 (PHẦN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRONG NƯỚC)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Nội dung

Tổng số được ĐT, BD

Trình độ chuyên môn

Quản lý Nhà nước

Lý luận chính trị

Ngoại ngữ (Anh, Pháp)

Tin học

Kinh phí (triệu đồng)

Ghi chú

Tổng số

Nữ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao cấp

Trung cấp

Bồi dưỡng

Thạc sĩ

Đại học

Trung cấp

Lớp CVC

Lớp CVC

Lớp CV

Thạc sĩ

Đại học

Cao cấp

Tr cấp

A

B

C

Toefl Ielts

A

B

Thành phố

B/viện, T/tâm

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

1

 

A. Sự nghiệp Y tế

1

Lãnh đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng

Giám đốc

12

3

4

1

 

 

 

5

 

 

 

 

1

 

 

 

4

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

Phó Giám đốc

29

10

7

1

 

 

 

12

 

 

 

1

 

5

 

 

6

2

 

1

7

1

1

2

 

 

 

2

Trưởng phòng

107

40

16

7

1

 

 

48

 

 

 

 

4

16

 

 

5

5

 

7

15

1

1

4

 

 

 

3

Phó Trưởng phòng

128

42

19

5

 

 

 

57

 

 

 

 

7

19

 

 

1

9

 

5

20

 

 

 

 

 

 

4

Bác sĩ cao cấp

2

2

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bác sĩ chính và tương đương

11

5

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

5

 

 

2

1

 

4

5

 

1

4

 

 

 

6

Bác sĩ và tương đương

425

194

12

137

 

 

 

148

 

 

 

 

3

58

 

 

 

9

1

18

28

 

2

 

 

 

 

7

Bác sĩ Chuyên khoa 1

208

63

46

101

 

 

 

49

 

 

 

 

 

33

 

 

 

4

 

20

9

 

 

 

 

 

 

8

Bác sĩ Chuyên khoa 2

72

17

46

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

4

 

 

1

7

 

5

4

 

1

1

 

 

 

9

Dược sĩ

26

21

 

5

5

 

 

9

 

 

 

 

 

3

 

 

 

4

 

3

2

 

 

 

 

 

 

10

Điều dưỡng và tương đương

582

361

 

 

289

 

2

100

 

 

 

 

 

23

 

 

 

4

 

161

19

 

 

 

 

 

 

11

Y tá chính

76

60

 

 

71

 

 

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

9

 

 

 

 

 

 

12

Y tá và tương đương

46

35

 

 

 

 

44

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Y số

27

11

 

 

17

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Các ngạch viên chức khác

265

205

2

13

58

1

7

114

 

 

 

 

 

23

 

 

 

18

1

16

14

 

5

 

 

 

 

 

Tổng số:

2016

1069

152

270

441

1

53

613

0

0

0

2

15

189

0

0

19

65

2

270

134

2

11

11

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5.1

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ NĂM 2011 (PHẦN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên khóa học

Tổng số ĐTBD

Thời gian học

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Nước đến

01 tuần 03 tháng

03 tháng 01 năm

dài hạn > 01 năm

Nguồn chương trình dự án

Nguồn NSNN

A/ Kết quả đào tạo, bồi dưỡng năm 2011:

 

 

 

 

 

 

 

I. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

46

 

 

 

 

 

 

1

TQ,HT về Mô hình thực hành & ĐT BS gia đình

1

10ng

 

 

Viện ĐH Liège Bỉ

 

Vương quốc Bỉ

2

Dự “Khóa thực tập chuyên ngành Thận học và Niệu”

1

3th

 

 

Hội Thân niệu Pháp và Cty Janssen Cilag

 

Cộng hòa Pháp

3

Tập huấn “Cộng hưởng từ (MRI) Thai và phụ khoa”

1

2th

 

 

Bệnh viện Từ Dũ

 

Cộng hòa Áo

4

Dự “Khóa đào tạo nâng cao về Tim mạch Nhi khoa”

1

 

6th

 

ĐH Leipzig mời - Cá nhân tự túc

 

CHLB Đức

5

Tập huấn tại phòng Xét nghiệm Di truyền -BV Couple Enfant

1

2th

 

 

Bệnh viện Hùng Vương

 

Cộng hòa Pháp

6

Đào tạo về Tim mạch can thiệp tại BV Binawaluya

1

 

6th

 

Cty Johnson & Johnson

 

Indonesia

7

Dự khóa học thực hành tại khoa Phụ sản - Bv.Tulle

2

21ng

 

 

Pháp đài thọ

 

Cộng hòa Pháp

8

Đào tạo về Kỹ thuật Ngoại khoa tại ĐH Martin-Luther

1

3th

 

 

ĐH Martin-Luther mời - Cá nhân tự túc.

 

CHLB Đức

9

Thực tập chuyên khoa về Lọc máu và Ghép thận nội khoa

1

 

6th

 

Vụ Hợp tác vì sự phát triển Bỉ

 

Vương quốc Bỉ

10

Tập huấn Kỹ thuật mới trong Phẫu thuật Tim hở.

3

19ng

 

 

VP TERUMO (Nhật Bản)

 

Thái Lan

11

Thực hành lâm sàng tại khoa Phẫu thuật Tim - Lồng ngực

1

3th

 

 

Chi phí đào tạo do Viện Tim Quốc gia Malaysia đài thọ.

 

Malaysia

12

Khóa huấn luyện chuyên sâu về Phẫu thuật bàn tay

1

2th

 

 

Viện Nghiên cứu bàn tay Pháp

 

Cộng hòa Pháp

13

ĐT “Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân” CT học bổng của TC Học Mãi

7

3th

 

 

TC Học Mãi (Tổ chức Y khoa Việt Úc)

 

ÚC

14

ĐT “Quan sát mô bệnh dưới kính hiển vi, học lý thuyết GPB”

1

1th

 

 

Trường Y Khoa Baylor

 

Thái Lan

15

Khóa đào tạo về Cột sống tại BVĐK Ichikawa

1

3th

 

 

Bệnh viện đa khoa Ichikawa Nhật Bản

 

ÚC

16

Chương trình đào tạo thành viên y tế Chăm sóc giảm nhẹ QT

1

1th

 

 

Viện Ung thư Quốc gia (NCI)

 

Hoa Kỳ

17

Khóa học Phẫu thuật Nội soi cột sống

1

3th

 

 

Viện Phát triển công nghiệp YT Hàn Quốc

 

Hàn Quốc

18

Dự Chương trình đào tạo tại ĐH Kyushu, Kukuoka

1

14ng

 

 

Đại học Kyushu

 

Nhật Bản

19

Dự “Khóa tập huấn về Nhãn khoa”

2

1th

 

 

Quỹ HĐ QT Busan BFIA

 

Hàn Quốc

20

HL về nhiễm khuẩn “Cải thiện kiến thức LT&TH về YK chu sinh”

1

3th

 

 

Tổ chức L'APPEL

 

Cộng hòa Pháp

21

Cập nhật công nghệ YK mới trong lĩnh vực CTCH

1

1th

 

 

Công ty Thành An - Hà Nội

 

Thái Lan

22

Khóa HL “PT khả năng lãnh đạo CS giảm nhẹ QT 3rd LDI”

1

15ng

 

 

Quỹ The Open Society Foundation

 

Hoa Kỳ

23

Khóa huấn luyện “Phần mềm R & CT Epicalc”

1

1th

 

 

ĐH Hoàng tử Songkla

 

Thái Lan

24

Học tập “Chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về nhận thức & kỹ năng xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác quản lý môi trường và an toàn xã hội”

5

5ng

 

 

Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và nguồn vốn đối ứng của Cty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC)

 

Indonesia

25

Học tập trao đổi “Hợp tác Y tế Pháp Việt”

7

7ng

 

 

Tổ chức L'APPEL

 

Cộng hòa Pháp

26

Học tập tại ĐH Bordeaux Segalen - Dự án Mô hình Trung tâm Viện Trường

1

4ng

 

 

Đại học Bordeaux Segalen

 

Cộng hòa Pháp

II. Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn

 

 

 

 

 

 

 

1

CT ĐT mở rộng về Giải phẫu bệnh Thận

1

 

 

1 năm

Hội Thận học Quốc tế

 

ÚC

2

ĐT Thạc sĩ về Miễn dịch học tại ĐH Paris Descartes

1

 

 

1 năm

Cá nhân tự túc

 

Cộng hòa Pháp

3

ĐT “Bệnh học nhiễm trùng & nhiệt đới, LS & Sinh học”

1

 

 

1 năm

Cá nhân tự túc

 

Cộng hòa Pháp

4

CT ĐT chuyên sâu về phẫu thuật Lồng ngực tĩnh mạch

1

 

 

1 năm

Pháp đài thọ

 

Cộng hòa Pháp

5

Khóa huấn luyện về Tim mạch can thiệp

1

 

 

1 năm

Bv. Phramongkutklao

 

Thái Lan

6

Thực tập LS về can thiệp động mạch vành, mạch ngoại biên

1

 

 

1 năm

ĐH Yeungnam

 

Hàn Quốc

7

Khóa học về Tim mạch học can thiệp tại HV Sri Jayadeva

1

 

 

1 năm

Cty Hoàng Việt Long

 

Ấn Độ

8

CT huấn luyện về “Chăm sóc đau lâm sàng”

1

 

 

1 năm

Đại học Mahidol

 

Thái Lan

9

Học tập về Ngoại Thần kinh tại Viện Trường ĐH Poitiers

1

 

 

1 năm

Pháp đài thọ

 

Cộng hòa Pháp

10

Thạc sĩ QLYT tại ĐH New South Wales

1

 

 

1 năm

 

Chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy

ÚC

11

ĐT Nghiên cứu sinh tại ĐH Công giáo Louvain

1

 

 

1 năm

Tổ chức Hợp tác Phát triển Bỉ

 

Vương quốc Bỉ

III. Tham dự hội thảo, hội nghị Khoa học kỹ thuật

1302

 

 

 

Nguồn viện trợ, tài trợ

 

 

 

Tổng cộng:

1359

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5.2

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ NĂM 2012 (PHẦN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Ở NƯỚC NGOÀI)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

Tên khóa học

Tổng số ĐTBD

Thời gian học

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Nước đến

01 tuần 03 tháng

03 tháng 01 năm

dài hạn > 01 năm

Nguồn chương trình dự án

Nguồn NSNN

Tổng cộng:

1471

 

 

 

 

 

 

I. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

50

 

 

 

Nguồn viện trợ, tài trợ

 

 

II. Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn

11

 

 

 

 

Chương trình thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy

 

10

 

 

 

Nguồn viện trợ, tài trợ

 

 

III. Tham dự hội thảo, hội nghị Khoa học kỹ thuật

1400

 

 

 

Nguồn viện trợ, tài trợ

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2011 (TRONG NƯỚC)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

 

Đối tượng

Tổng số được đào tạo, bồi dưỡng

Trình độ chuyên môn

Quản lý nhà nước

Lý luận chính trị

Ngoại ngữ

Tin học

Ghi chú

Tổng số

Nữ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Bồi dưỡng

Thạc sĩ

Đại học

Trung cấp

Cao cấp

CVC

CV

Thạc sĩ

Đại học

Cao cấp

Trung cấp

A

B

C

Toetl Ielts

A

B

TC, CN

 

 

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

A/

KHỐI HÀNH CHÍNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lãnh đạo sở-ngành, quận-huyện và tương đương

Giám đốc

7

 

 

 

1

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

Phó GĐ

40

3

1

 

1

 

 

17

 

 

 

10

6

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch

4

1

 

1

 

 

 

2

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó CT

19

3

 

1

 

 

 

8

 

 

 

5

3

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

Trưởng phòng

294

79

3

12

3

 

 

172

 

4

 

12

29

2

 

12

27

1

 

7

8

 

2

 

 

 

3

Phó trưởng phòng

525

195

 

8

5

 

 

336

1

8

2

 

51

9

 

33

45

11

 

4

5

 

1

6

 

 

4

Chuyên viên cao cấp

1

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Chuyên viên chính

35

10

 

 

 

 

 

19

 

 

 

4

4

 

 

 

2

 

 

3

2

 

 

1

 

 

6

Chuyên viên

3056

1035

2

41

54

1

19

1975

1

2

87

1

36

333

 

33

19

334

2

56

41

2

5

12

 

 

7

Cán sự

670

285

 

 

33

 

27

519

 

 

6

 

 

15

 

 

 

23

 

6

5

 

33

3

 

 

8

Cán bộ nguồn

218

83

 

10

89

 

2

75

 

 

 

 

2

4

 

14

4

11

 

5

1

 

1

 

 

 

9

Cán bộ chủ chốt P-X-TT

Bí thư

57

12

 

4

4

 

 

13

 

1

4

 

 

 

1

9

7

4

1

3

 

 

3

3

 

 

Phó BT

84

32

 

 

14

 

 

31

 

 

4

 

 

1

 

12

15

2

1

1

 

 

2

 

1

 

Chủ tịch UBND

133

35

 

2

7

 

 

80

 

2

3

 

2

1

 

12

8

6

1

2

 

1

1

4

1

 

Phó CT UBND

342

99

1

5

18

 

 

186

 

5

13

 

 

12

 

40

23

16

3

6

4

 

7

3

 

 

Chủ tịch HĐND

3

1

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phó Chủ tịch HĐND

20

7

 

 

1

 

 

16

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Trưởng ban-ngành quận, huyện

51

13

 

 

4

 

 

16

 

 

5

 

1

 

2

12

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Cán bộ chuyên trách P-X-TT

780

232

 

 

33

1

6

534

 

5

50

 

 

8

3

15

29

52

8

6

 

 

22

7

1

 

12

Cán bộ không chuyên trách P-X-TT

1499

410

 

1

120

4

58

828

 

1

130

 

30

4

 

 

63

119

40

9

 

 

68

21

3

 

13

Các chức danh chuyên môn P-X-TT

1038

382

 

 

86

6

37

565

 

2

72

 

 

24

 

13

7

101

15

31

4

 

46

26

3

 

14

Trưởng khu phố, tổ trưởng khu phố

Khu phố

1498

711

 

 

2

 

 

1483

 

1

4

 

 

 

 

 

 

4

 

2

 

 

1

1

 

 

Tổ ND

789

397

 

 

6

5

10

768

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Đối tượng khác

1803

615

3

18

22

1

29

1159

 

 

138

 

1

11

 

43

10

72

56

83

3

1

83

70

 

 

 

Tổng số

 

12966

4641

10

103

503

18

188

8808

2

31

519

36

165

424

6

248

276

758

127

225

74

4

275

157

9

 

B/

KHỐI SỰ NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.

Sự nghiệp Y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lãnh đạo các Bệnh viện, Trung tâm y tế dự phòng

Giám đốc

43

5

4

2

2

 

 

17

 

1

 

1

1

1

 

1

6

 

 

1

4

 

2

 

 

 

Phó GĐ

92

16

10

1

6

 

 

30

 

 

2

 

 

8

 

2

8

7

 

4

8

1

2

3

 

 

2

Trưởng phòng

233

52

14

7

15

 

 

101

1

 

8

 

4

26

 

 

4

16

 

15

17

1

 

4

 

 

3

Phó trưởng phòng

197

49

19

5

 

 

 

114

 

 

 

 

5

20

 

 

 

9

 

5

20

 

 

 

 

 

4

Bác sĩ cao cấp

2

2

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Bác sĩ chính

23

4

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

5

 

 

2

1

 

4

5

 

1

4

 

 

6

Bác sĩ

928

290

12

137

31

 

 

610

 

 

18

 

 

41

 

 

 

22

1

25

29

 

2

 

 

 

7

Bác sĩ chuyên khoa I

523

155

46

102

23

 

 

260

 

 

2

 

 

33

 

 

3

5

 

33

16

 

 

 

 

 

8

Bác sĩ chuyên khoa II

304

73

46

 

 

 

 

227

 

 

2

 

 

4

 

 

1

13

 

5

4

 

1

1

 

 

9

Dược sĩ

416

205

 

5

13

 

6

365

 

 

1

 

 

3

 

 

 

6

 

7

2

7

 

1

 

 

10

Điều dưỡng

1101

764

 

 

293

 

50

539

 

 

6

 

 

23

 

 

 

10

 

161

19

 

 

 

 

 

11

Y tá chính

459

315

 

 

72

 

 

348

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

9

 

 

 

 

 

12

Y tá

294

234

 

 

 

 

53

241

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Y sĩ

214

112

 

 

24

1

15

171

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Các ngạch viên chức khác

277

187

2

13

59

1

5

119

 

 

 

 

 

23

 

 

 

19

 

16

14

 

1

5

 

 

 

Tổng số

5106

2463

153

272

538

2

129

3145

1

1

39

1

10

187

0

3

24

111

1

306

147

9

9

18

 

 

II

Sự nghiệp Giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Lãnh đạo các trung tâm

Hiệu trưởng

675

412

1

10

12

 

 

577

 

3

16

 

3

 

 

7

4

25

3

6

 

5

2

1

 

 

Phó HT

967

605

 

4

19

2

 

822

 

24

7

 

4

1

 

7

15

44

2

9

 

 

6

1

 

 

2

Trưởng phòng

25

4

 

1

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

 

 

3

Phó Trưởng phòng

41

31

 

 

 

 

 

25

 

1

 

 

 

3

 

 

4

 

 

3

 

 

5

 

 

 

4

Giáo viên cao cấp

4401

3844

 

13

46

 

 

4213

 

1

53

 

 

 

 

 

 

75

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Giáo viên chính

4775

3693

 

2

288

4

 

4029

 

 

41

 

1

 

 

 

 

231

55

22

 

 

102

 

 

 

6

Giáo viên, giảng viên

6597

3445

2

42

137

303

19

5196

 

 

63

 

 

1

 

 

2

522

44

19

4

44

196

3

 

 

7

Các ngạch viên chức khác

3036

2590

 

9

11

120

129

2711

 

3

 

 

 

5

 

 

1

10

18

10

1

 

8

 

 

 

 

Tổng số

20517

14624

3

81

513

429

148

17593

0

32

180

0

8

10

0

14

29

907

122

69

6

49

319

5

 

 

 

Tổng số

38589

21728

166

456

1554

449

465

29546

3

64

738

37

183

621

6

265

329

1776

250

600

227

62

603

180

 

 

 

PHỤ LỤC 6.1

KẾT QUẢ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2011 (NƯỚC NGOÀI)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Số TT

Đối tượng

Tên khóa học

Thời gian học

Tổng số CB được ĐT- BD

Tổng số Nữ được ĐT- BD

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Ghi chú

Chức danh

Sở ngành

Quận
Huyện

01 tuần - 03 tháng

03 tháng -01 năm

dài hạn > 1 năm

Nguồn ngân sách nhà nước

Nguồn chương trình dự án, học bổng...

1

Cán bộ quản lý lãnh đạo

Giám đốc

Chủ tịch

Bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế

9

 

 

9

2

 

Bỉ, Nhật, Singapore, ADB

 

Phó Giám đốc

Phó Chủ tịch

Nghiên cứu chương trình giáo dục; Bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế; Quản lý và vận hành hệ thống đường sắt đô thị; Kinh nghiệm thi công các dự án tàu điện ngầm và kỹ thuật xây dựng tàu điện ngầm; Quản lý đô thị...

29

 

 

29

3

 

Bỉ, Trung Quốc, Nhật, Singapore, ADB, Đề án 165

 

TP

TP

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế; Quản trị nguồn nhân lực; Khí tượng thủy văn và giảm khí thải nhà kính; Quản trị hệ thống nước thải; kỹ thuật xây dựng tàu điện ngầm ...

35

1

 

36

5

 

Đề án 165, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, ADB

 

PTP

PTP

Bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế; tiếng Anh; Phát triển đô thị bền vững; Chính sách thương mại và xúc tiến đầu tư; Quản trị hệ thống nước thải; Quản lý và bảo vệ môi trường

55

3

 

58

4

Thành ủy

Đề án 165, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, ADB

 

2

Các ngạch công chức hành chính

CVCC

CVCC

 

0

 

 

 

 

 

 

 

CVC

CVC

Phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV trên rau và trái cây

1

 

 

1

 

 

 

 

CV và TĐ

CV và TĐ

Học CMNV về Y khoa; Kỹ thuật quản lý nước; Quản lý chất thải rắn; QLMT và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp; Công nghệ sinh học; Tiếng Anh; Quản trị nguồn nhân lực; Kinh nghiệm thi công các dự án tàu điện ngầm và kỹ thuật xây dựng tàu điện ngầm

98

17

20

135

42

Thành ủy

Bỉ, Úc, Đức, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, ADB, JDS

 

CC CMNV

CC CMNV

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế; Kiểm soát bệnh lây nhiễm xuyên biên giới động vật

19

2

2

23

14

 

Pháp, Mỹ, Israel

 

3

Cán bộ nguồn quy hoạch

 

 

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn ngành Y tế; Quản trị nguồn nhân lực; Quy hoạch quản lý đô thị; Quản trị du lịch...

16

3

37

56

5

Đề án 165, Chương trình 500 Ths-Ts

Bỉ, Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Nhật

 

 

Tổng cộng

 

 

 

262

26

59

347

75

10.946.000.000

 

 

 

PHỤ LỤC 6.2

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2012 (TRONG NƯỚC)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN LỚP HỌC

ĐỐI TƯỢNG

TUYỂN MỚI

NĂM 2011 CHUYỂN QUA

TỔNG SỐ LỚP

THỜI GIAN

GHI CHÚ

A

Các lớp ngân sách thành phố hỗ trợ 100% kinh phí

 

 

 

 

 

 

I

Quản lý Nhà nước

 

610

 

 

 

 

1

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên

Cán bộ, công chức nhà nước ở các Sở, Ban, Ngành; Quận, Huyện; Phường, Xã, Thị trấn

400

346

4

5 tháng

 

2

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính

CB-CC là Trưởng, Phó phòng, chuyên viên chính và chuyên viên có hệ số lương từ 3.33 trở lên

160

0

2

3 tháng

 

3

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên Cao cấp (Cử CB-CC đi học theo thông báo của Học viện Hành chính)

Giám đốc, P. Giám đốc; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng, Phó phòng ở các Sở-Ngành; Quận, Huyện

50

0

1

8 tuần

 

4

Lớp Cao học Hành chính (Cử CB-CC đi học theo thông báo của Học viện Hành chính)

CBCC nhà nước TP và quận-huyện giữ chức vụ từ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng trở lên

0

5

1

2,5 năm

 

II

Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

 

250

 

 

 

 

1

Lớp bồi dưỡng tiếng Anh trình độ B

CBCCVC nhà nước của thành phố

150

200

5

10 tháng

 

2

Lớp bồi dưỡng tiếng Anh trình độ C

CBCCVC nhà nước của thành phố

100

0

2

10 tháng

 

III

Vi tính

 

200

 

 

 

 

1

Lớp bồi dưỡng Vi tính trình độ A

CB-CC nhà nước của thành phố, quận-huyện, phường-x-thị trấn

100

0

2

4 tháng

 

2

Lớp bồi dưỡng Vi tính trình độ B

CB-CC nhà nước của thành phố, quận-huyện, phường-x-thị trấn

100

0

2

4 tháng

 

IV

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

 

7587

 

 

 

 

1

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng công tác Tổ chức nhà nước

CB-CC làm công tác nội vụ, tổ chức nhà nước ở các Sở-Ngành, Quận-Huyện

300

0

3

2 tuần

 

2

Lớp bồi dưỡng Đại biểu HĐND Xã, Thị trấn

Đại biểu HĐND Xã, Thị trấn nhiệm kỳ 2011-2016

1900

0

10

1 tuần

 

3

Lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo và quản lý

CB-CC là Giám đốc, P. Giám đốc; Chủ tịch, P. Chủ tịch; Trưởng phòng, Phó phòng và tương đương ở các sở-ngành, quận-huyện

200

0

4

2 tuần

 

4

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về Hội, quỹ

Cán bộ, công chức công tác ở các Hội, Quỹ ở quận-huyện, thành phố

150

0

3

1 tuần

 

5

Lớp bồi dưỡng kiến thức về Hội nhập kinh tế quốc tế

Cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên viên ở các sở-ngành; quận, huyện và doanh nghiệp nhà nước

300

0

6

1 tuần

 

6

Các lớp tập huấn Văn bản qui phạm pháp luật về công tác Cán bộ, công chức; Văn thư, lưu trữ...

CB-CC làm công tác nội vụ, tổ chức nhà nước, văn thư, lưu trữ ở các Sở-Ngành, Quận-Huyện

1000

0

10

1 tuần

 

7

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chỉnh lý tài liệu lưu trữ

CB-CC làm công tác Văn thư ở các Sở-Ngành, Quận-Huyện

300

0

2

4 ngày

 

8

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án

Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên ở Ban QLDA ODA, Ban QLDA các Sở-Ngành; Quận-Huyện

200

0

4

2 tuần

 

9

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Đấu thầu

Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên làm công tác đấu thầu ở Ban QLDA v Sở-Ngành; Quận-Huyện

150

0

6

3 ngày

 

10

Lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử nơi công sở

CB-CC làm công tác tổ chức, tiếp nhận hồ sơ, tiếp dân của thành phố và các quận 9, Thủ Đức

700

0

10

2 ngày

 

11

Lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt phường, xã, thị trấn

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn

200

0

4

3 tuần

 

12

Lớp bồi dưỡng cán bộ chủ chốt quận-huyện

Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận-huyện

50

0

2

2 ngày

 

13

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Thống kê

Cán bộ, công chức làm công tác thống kê ở các Sở, Ban, Ngành; Quận, Huyện; Phường, Xã, Thị trấn

200

0

4

2 tuần

 

14

Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình

Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên viên ở Ban QLDA ODA, Ban QLDA các Sở-Ngành; Quận-Huyện

150

0

2

1 tuần

 

15

Lớp Trung cấp Xây dựng

Cán bộ, công chức ngành Xây dựng thành phố

0

78

1

2 năm

 

16

Lớp Trung cấp Văn thư-Lưu trữ

CB-CC làm công tác Văn thư-Lưu trữ ở các Sở-Ngành, Quận- Huyện

0

67

1

2 năm

 

17

Lớp Cử nhân ngành Lưu trữ học v quản trị văn phòng (văn bằng 2)

CB-CC làm Trưởng, phó phòng phụ trách công tác Văn thư-Lưu trữ ở các Sở-Ngành, Quận-Huyện

30

0

1

3 năm

 

18

Lớp Đại học Phòng cháy chữa cháy

CB-CS thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố

0

160

1

5 năm

 

19

Lớp tập huấn nghiệp vụ chữa cháy

CB-CS thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố

0

100

1

1-3 tháng

 

20

Lớp tập huấn nghiệp vụ bơi lặn cứu hộ, cứu nạn

CB-CS thuộc Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố

0

150

1

1-3 tháng

 

21

Lớp Trung cấp Chính trị-Hành chính

CB-VC thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

0

96

1

2 năm

 

22

Các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngành Công an thành phố

CB-CS thuộc Công an thành phố

820

690

13

1 tháng đến 4 năm

 

23

Các lớp đào tạo Cao đẳng, Đại học ngành Quân sự thành phố

CB-CS là Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó và các chức danh dự bị thuộc Bộ Tư lệnh thành phố

40

24

2

2-4 năm

 

24

Các lớp bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân thành phố

Cán bộ, hội viên thuộc Hội Nông dân thành phố

147

0

2

1 tuần - 3 tháng

 

25

Các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, xã viên thuộc Hợp tác xã thành phố

Cán bộ, xã viên thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố theo Nghị định số 88 của Chính phủ

750

855

25

1 tuần - 1 tháng

 

B

Các lớp ngân sách thành phố hỗ trợ 50% kinh phí

 

474

 

 

 

 

1

Lớp Đại học Luật

CB-CC làm công tác Tư pháp-Hộ tịch huyện Hóc Môn và một số Quận-Huyện, Sở-Ngành khác

100

0

1

4 năm

 

2

Các lớp đào tạo Đại học, Trung cấp cho cán bộ, nhân viên Lực lượng Thanh niên xung phong

CB-CC-VC thuộc Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố

24

123

 

1-4 năm

 

3

Các lớp Đào tạo cho cán bộ, xã viên Hợp tác xã thành phố

Cán bộ, xã viên thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố theo Nghị định số 88 của Chính phủ

65

35

4

2-3 năm

 

4

Lớp Trung cấp Chính trị-Hành chính

CB-CC nhà nước thuộc huyện Hóc Môn

0

220

2

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc huyện Nhà Bè

0

100

1

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc quận 6

0

192

2

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc quận 8

0

100

1

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc quận Thủ Đức

0

200

2

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc quận Tân Phú

113

87

2

2 năm

 

CB-CC nhà nước thuộc quận Gò Vấp

100

0

1

2 năm

 

5

Các lớp đào tạo cán bộ Y tế ngành LĐ-TB&XH

CBCCVC thuộc Sở Lao động - Thương binh và xã hội TP

21

0

 

2 năm

 

6

Các lớp đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ theo địa chỉ ngành Y tế TP

CBVC thuộc Sở Y tế TP

51

49

 

4-6 năm

 

C

Lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nhu cầu của các sở-ngành TP và quận-huyện (kinh phí hoạt động của đơn vị hỗ trợ 50%

Cán bộ, công chức nhà nước ở các Sở, Ban, Ngành; Quận, Huyện; Phường, Xã, Thị trấn

5000

 

 

3 tháng đến 4 năm

Các đơn vị tự thực hiện và quyết toán kinh phí

 

Tổng cộng:

 

14121

3877

154

 

 

 

PHỤ LỤC 6.3

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ NĂM 2012 (NƯỚC NGOÀI)
(Kèm theo Báo cáo số 68/BC-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố)

STT

TÊN LỚP HỌC

ĐỐI TƯỢNG

TUYỂN MỚI

TỔNG SỐ LỚP

THỜI GIAN MỖI LỚP

NƯỚC ĐÀO TẠO

CHI CHÚ

1

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành, bảo dưỡng hầm vượt sông, đường cao tốc, tàu vượt và đường sắt đô thị

Cán bộ, công chức, viên chức Ban quản lý Đường sắt đô Ihị, Trung tâm quản lý đường hầm Thủ thiêm và các cơ quan liên quan

10

1

1 tuần

Singapore, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông

Ngân sách

2

Lớp đào tạo chính sách công

Cán bộ, công chức sở-ngành thành phố

20

 

1 - 4 tuần

Singapore

Học bổng

3

Lớp đào tạo theo chương trình học bổng của Thụy Điển

Cán bộ, công chức sở-ngành thành phố

20

 

1 - 8 tuần

Thụy Điển

Học bổng

4

Lớp đào tạo theo chương trình học bổng của Ấn Độ

Cán bộ, công chức sở-ngành thành phố

50

 

1 - 8 tuần

Ấn Độ

Học bổng

5

Lớp đào tạo theo chương trình học bổng Chevening

Cán bộ, công chức sở-ngành thành phố

10

 

1 - 8 tuần

Anh

Học bổng

6

Lớp đào tạo theo chương trình học bổng Fulbringht

Cán bộ, công chức sở-ngành thành phố

10

 

18 tháng

Hoa kỳ

Học bổng

 

Tổng cộng:

 

120

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 68/BC-UBND kết quả thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 và phương hướng năm 2012 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 68/BC-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/05/2012
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Hứa Ngọc Thuận
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/05/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản