Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 623/BC-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2014

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC LẤY NƯỚC PHỤC VỤ GIEO CẤY LÚA VỤ ĐÔNG XUÂN 2013-2014, KHU VỰC TRUNG DU VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Để cấp nước phục vụ gieo cấy cho 636.275 ha lúa Đông Xuân 2013-2014, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các địa phương thống nhất điều tiết bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện cho hạ du hệ thống sông Hồng với 3 đợt lấy nước, thời gian theo kế hoạch ban đầu tổng cộng 19 ngày, Đợt 1: từ ngày 14/1 đến 18/1; Đợt 2: từ 25/1 đến 29/1; Đợt 3: từ 8/2 đến 16/2/2014. Thực tế, do nhiều địa phương hoàn thành kế hoạch sớm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị rút ngắn thời gian lấy nước của Đợt 3 là 2 ngày, kết thúc lúc 24h ngày 14/2/2014. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả 3 Đợt lấy nước như sau:

1. Tình hình nguồn nước:

Để bảo đảm mực nước sông Hồng không thấp hơn +2,20m tại Trạm thủy văn Hà Nội vào thời gian lấy nước, các hồ chứa thủy điện đã tăng cường lượng điều tiết qua phát điện trước khoảng 2-3 ngày. Thực tế, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã được duy trì ở mức trung bình Đợt 1 là 2,32m, Đợt 2 là 2,47m, Đợt 3 là 2,44m. Tổng lượng xả của các hồ chứa thủy điện trong Đợt 1 là 1,58 tỷ m3, Đợt 2 là 1,84 tỷ m3, Đợt 3 là 2,35 tỷ m3; tổng cộng 3 Đợt là 5,77 tỷ m3 nước.

Nhìn chung, dòng chảy hệ thống sông Hồng đã được duy trì ở mức tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hầu hết các địa phương lấy nước. Tuy nhiên, trong Đợt 1, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên có các trạm bơm tưới chính đều nằm sâu trong nội địa nên nguồn nước cung cấp không đủ cho trạm bơm hoạt động theo công suất thiết kế. Đến Đợt 2 và Đợt 3, mực nước sông Hồng được duy trì ở mức cao hơn và do tăng cường điều tiết của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, hầu hết các khu vực gặp khó khăn về nguồn nước trong Đợt 1 đã được cải thiện, trừ khu vực Bắc Đuống (tỉnh Bắc Ninh). Khó khăn về nguồn nước của khu vực Bắc Đuống, theo đánh giá ban đầu, do kênh dẫn Long Tửu (từ cống Long Tửu đến trạm bơm Trịnh Xá, dài khoảng 12 km) bị thu hẹp dòng chảy.

Lượng nước điều tiết từ các hồ chứa thủy điện năm nay lớn hơn so với các năm trước, do các nguyên nhân sau:

(i) Trước và trong thời kỳ lấy nước hầu như không có mưa, đất ruộng và hệ thống kênh mương thủy lợi rất khô, làm tăng lượng nước đổ ải, theo tính toán sơ bộ, lượng nước tăng từ 20-30% so với năm 2013;

(ii) Theo nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thủy lợi, lòng dẫn hệ thống sông Hồng một số năm gần đây đã bị xói sâu hơn, so với năm 2000 trung bình gần 20%, đặc biệt lòng dẫn sông Đuống xói sâu đến hơn 40%, vấn đề này làm mất lượng nước đệm bù vào các phần bị xói;

(iii) Dòng chảy cơ bản hệ thống sông Hồng trước các đợt xả xuống rất thấp, mực nước tại Hà Nội trước Đợt xả 2 chỉ đạt +0,24m, thấp hơn nhiều so cùng giai đoạn năm 2013 (đạt +1,02m), năm 2012 (đạt +1,10m), làm tăng lượng nước xả để nâng mực nước tại Hà Nội lên trên +2,20m;

(iv) Trong Đợt 2 và Đợt 3, nguồn nước hạ du hệ thống sông Hồng đã được điều tiết tăng (mực nước trung bình tại Hà Nội Đợt 2: 2,47m, Đợt 3: 2,44m, tăng so với Đợt 1 khoảng 0,15m) để giải quyết khó khăn về nguồn nước cho một số khu vực thuộc tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh;

(Chi tiết lượng xả và mực nước sông tại Phụ lục 1)

2. Công tác lấy nước của các địa phương

Tính đến hết Đợt 3 lấy nước (ngày 14/2/2014), diện tích có nước phục vụ gieo cấy của toàn khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ là 609.853 ha, chiếm 95.9% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch, diện tích chưa có nước thuộc các tỉnh Bắc Giang (»10.000 ha), Bắc Ninh (»4.000 ha), Hà Nội (»10.000ha) và Hải Dương (»3.000 ha); trong đó, các diện tích của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương không phụ thuộc nguồn nước bổ sung của các hồ chứa thủy điện do lấy từ các hồ chứa thủy lợi và lợi dụng thủy triều. Tóm lại, đến hết Đợt 3, 10/12 địa phương đã hoàn thành cấp nước cho toàn bộ diện tích hoặc hoàn thành cấp nước cho các diện tích phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Bắc Giang; còn lại tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội chưa hoàn thành kế hoạch cấp nước.

Để bảo đảm cấp đủ nước cho diện tích còn lại sau Đợt 3 lấy nước của tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội, một số giải pháp cụ thể đang được thực hiện như sau:

- Khu vực còn lại chưa cấp đủ nước của tỉnh Bắc Ninh thuộc khu tưới của hệ thống thủy lợi Bắc Đuống được hỗ trợ từ trạm bơm Ấp Bắc, trạm bơm dã chiến Ấp Bắc (sau khi ngừng xả nước), do Công ty TNHH MTV Đầu tư Thủy lợi Hà Nội (Thành phố Hà Nội) quản lý, tiếp nguồn nước qua cống Cổ Loa xuống kênh dẫn Long Tửu, cấp nước cho trạm bơm Trịnh Xá hoạt động. Nguồn nước hỗ trợ này bảo đảm cho hệ thống thủy lợi Bắc Đuống tưới hết các diện tích còn thiếu.

- Khu vực còn thiếu nước của Thành phố Hà Nội chủ yếu thuộc các huyện Quốc Oai, Thạch Thất và Đan Phượng sẽ tiếp tục được cấp nước đổ ải bằng nước bơm từ các trạm bơm dã chiến ven sông Hồng, có thể hoạt động khi sông Hồng được duy trì ở mức dòng chảy tối thiểu (sau khi ngừng xả nước).

Theo số liệu báo cáo cập nhập, tính đến hết ngày 18/2, diện tích có nước so với thời điểm hết Đợt 3 của tỉnh Bắc Ninh tăng 8,0% (đạt 98,2%), Thành phố Hà Nội tăng 4,9% (đạt 96,0%). Các địa phương này sẽ bảo đảm cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy cho toàn diện tích theo đúng khung thời vụ.

Về công tác lấy nước, các địa phương đều lập kế hoạch cụ thể, việc điều hành lấy nước được thực hiện quyết liệt, tranh thủ mọi thời gian nguồn nước được bổ sung để đưa nước vào hệ thống thủy lợi. Các địa phương hoàn thành kế hoạch lấy nước sớm từ 3 ¸ 5 ngày so với kế hoạch là Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình. Tỉnh Bắc Ninh và Thành phố Hà Nội là 2 địa phương bị chậm tiến độ, nguyên nhân do:

- Nguồn nước cấp cho trạm bơm đầu mối tưới Trịnh Xá của hệ thống thủy lợi Bắc Đuống (tỉnh Bắc Ninh) hạn chế, hiện tượng này do mực nước sông Đuống bị hạ thấp bởi ảnh hưởng của việc đáy sông bị hạ thấp và lòng dẫn đoạn kênh dẫn nước từ sông Đuống đến trạm bơm Trịnh Xá (dài 12km) không thông thoáng; tuy nhiên, tình trạng này diễn ra không chỉ năm nay mà hầu hết các năm trước đây, khu vực này hầu như không hoàn thành kế hoạch cấp nước trong các đợt bổ sung nước từ các hồ chứa thủy điện. Ngoài ra, kế hoạch lấy nước của địa phương không được điều chỉnh kịp thời để giải quyết hết những khó khăn phát sinh trong thời gian lấy nước;

- Một số huyện của Thành phố Hà Nội chưa được cấp đủ nước chủ yếu do việc đồng loạt chuyển đổi sang gieo cấy kỳ Xuân muộn, diện tích cây vụ Đông thu hoạch tương đối muộn, mặt bằng gieo cấy không sẵn sàng nhận nước trong thời gian điều tiết bổ sung nguồn nước của các hồ chứa thủy điện.

(Chi tiết về diện tích có nước tại Phụ lục 2)

3. Việc phối hợp, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan liên quan

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và các địa phương trong việc lập kế hoạch lấy nước và điều hành lấy nước. Trong thời gian lấy nước, các thông tin liên quan đến điều hành xả nước, lấy nước được cung cấp thường xuyên, kịp thời; đặc biệt, các cơ quan truyền thông (VTV, VOV, Báo Nông nghiệp Việt Nam...) đã tổ chức tuyên truyền tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến độ lấy nước và sử dụng nước tiết kiệm. Ngoài ra, trước mỗi đợt xả, Tổng cục Thủy lợi có Công điện gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có liên quan lưu ý thực hiện tốt việc lấy nước và thường xuyên tổ chức các đoàn công tác liên ngành đi kiểm tra công tác lấy nước tại một số địa phương.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo, phối hợp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan trong đợt lấy nước vừa qua được thực hiện sâu sát, quyết liệt, mọi khó khăn phát sinh, đề xuất, kiến nghị của địa phương đều được tháo gỡ và giải quyết kịp thời, bảo đảm mục tiêu vừa cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, vừa tiết kiệm nước xả từ các hồ chứa thủy điện.

4. Đề xuất, kiến nghị

Việc tổ chức cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2013-2014 được thực hiện tốt, hầu hết các diện tích canh tác phụ thuộc vào nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện đã có đủ nước, phần diện tích chưa có nước đều không phụ thuộc vào xả nước của hồ thủy điện hoặc đã có phương án giải quyết. Với một số điều kiện khách quan về thời tiết (khô, không có mưa), bất lợi về lòng dẫn hệ thống sông, tổng số ngày lấy nước rút ngắn được 2 ngày (tiết kiệm khoảng 700 triệu m3 nước) so với kế hoạch là kết quả của sự nỗ lực và phối hợp tốt giữa các địa phương, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, Tập đoàn điện lực Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để việc cấp nước phục vụ sản xuất cho các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, vừa bảo đảm mục tiêu phục vụ sản xuất và tiết kiệm nước của các hồ chứa thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chính phủ chỉ đạo:

- Các cơ quan liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp khắc phục tình trạng hạ thấp lòng dẫn của hệ thống sông Hồng, tạo điều kiện tốt hơn cho công tác lấy nước phục vụ sản xuất và bảo vệ hệ thống đê điều, công trình lấy nước dọc sông;

- Hỗ trợ kinh phí nạo vét hệ thống kênh mương, điện, dầu máy bơm đã huy động trong các đợt lấy nước vượt khả năng chi trả của các địa phương;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan cần tiếp tục huy động đầy đủ phương tiện, nhân lực, tổ chức tốt công tác lấy nước, sử dụng nguồn nước hiệu quả, tránh lãng phí trong các kỳ bổ sung nguồn nước của các hồ chứa thủy điện; rà soát, lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng các diện tích gieo trồng lúa khó khăn về nước tưới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó TTCP Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Phó TTCP Vũ Văn Ninh (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tài chính;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, Thành phố có liên quan;
- Các cty KTCTTL liên tỉnh;
- Tập đoàn điện lực Việt Nam;
- Cục Trồng trọt;
- Lưu VT; TCTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP DIỄN BIẾN XẢ NƯỚC HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN VÀ MỰC NƯỚC HẠ DU HỆ THỐNG SÔNG HỒNG
(Kèm theo Văn bản số 623/BNN-TCTL ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Ngày

Tổng lượng nước xả của các hồ chứa thủy điện
(m3)

MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH THỰC ĐO (m)

Mực nước tại Hòn Dấu
(max)

Ghi chú

TB.
Trung Hà

T.B
Phù sa

Cống
Cẩm Đình

Cống
Liên Mạc

Trạm TV
Hà Nội

Cống
Long Tửu

Cống
Xuân Quan

Cống
Hạ Miêu

Cống
Tân Đệ

Cống
Múc 1

11/1/2014

191.894.400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợt 1

12/1/2014

214.963.200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13/1/2014

237.168.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14/1/2014

255.744.000

10.03

5.39

5.28

2.86

2.18

2.09

1.64

0.91

1.16

0.63

3.1

15/1/2014

240.796.800

10.08

5.56

5.49

3.04

2.35

2.25

1.85

0.93

1.30

0.73

3.2

16/1/2014

228.182.400

9.97

5.58

5.48

3.13

2.45

2.36

1.95

1.23

1.46

0.84

3.2

17/1/2014

215.136.000

9.78

5.45

5.31

3.04

2.40

2.34

1.92

1.08

1.37

0.79

3.2

18/1/2014

0

8.98

5.12

5.03

2.84

2.21

2.11

1.74

0.95

1.24

0.71

3.1

Cộng/Tr. bình

1.583.884.800

9.77

5.38

5.29

2.93

2.25

2.13

1.76

0.93

1.31

0.72

 

Cộng/Tr. bình

 

10,28

5,77

5,60

3,20

2,47

2,30

1,87

1,06

1,29

0,83

 

 

PHỤ LỤC 1 (tiếp)

BẢNG TỔNG HỢP DIỄN BIẾN XẢ NƯỚC HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN VÀ MỰC NƯỚC HẠ DU HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

Ngày

Tổng lượng nước xả của các hồ chứa thủy điện
(m3)

MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH THỰC ĐO (m)

Mực nước tại Hòn Dấu
(max)

Ghi chú

TB.
Trung Hà

T.B
Phù sa

Cống
Cẩm Đình

Cống
Liên Mạc

Trạm TV
Hà Nội

Cống
Long Tửu

Cống
Xuân Quan

Cống
Hạ Miêu

Cống
Tân Đệ

Cống
Múc 1

22/01/2014

205,027,200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợt 2

23/01/2014

255,398,400

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24/01/2014

276,048,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25/01/2014

274,492,800

10,28

5,66

5,55

3,06

2,34

2,12

1,70

0,81

1,11

0,62

2,40

26/01/2014

282,009,600

10,31

5,77

5,63

3,16

2,40

2,23

1,79

0,77

1,12

0,59

2,70

27/01/2014

279,244,800

10,34

5,82

5,64

3,23

2,48

2,36

1,90

0,89

1,19

0,67

2,80

28/01/2014

270,518,400

10,39

5,84

5,64

3,29

2,53

2,43

2,09

0,99

1,74

0,77

3,10

29/01/2014

 

10,09

5,79

5,56

3,27

2,61

2,38

2,10

1,86

 

1,51

3,30

Cộng/Tr. bình

1,842,739,200

10,28

5,77

5,60

3,20

2,47

2,30

1,87

1,06

1,29

0,83

 

 

PHỤ LỤC 1 (tiếp)

BẢNG TỔNG HỢP DIỄN BIẾN XẢ NƯỚC HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN VÀ MỰC NƯỚC HẠ DU HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

Ngày

Tổng lượng nước xả của các hồ chứa thủy điện
(m3)

MỰC NƯỚC TRUNG BÌNH THỰC ĐO (m)

Mực nước tại Hòn Dấu
(max)

Ghi chú

TB.
Trung Hà

T.B
Phù sa

Cống
Cẩm Đình

Cống
Liên Mạc

Trạm TV
Hà Nội

Cống
Long Tửu

Cống
Xuân Quan

Cống
Hạ Miêu

Cống
Tân Đệ

Cống
Múc 1

5/2/2014

248,140,800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đợt 3

6/2/2014

287,020,800

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7/2/2014

279,072,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8/2/2014

270,518,400

10.26

5.78

5.67

3.19

2.47

2.36

1.93

0.98

1.29

0.78

2.6

9/2/2014

260,236,800

10.17

5.75

5.63

3.22

2.52

2.4

1.99

1.02

1.39

0.84

2.7

10/2/2014

253,065,600

10.09

5.69

5.55

3.18

2.47

2.38

1.89

0.94

1.33

0.79

2.8

11/2/2014

245,808,000

9.89

5.56

5.44

3.13

2.48

2.38

1.96

1.63

1.4

0.84

2.9

12/2/2014

252,892,800

9.78

5.44

5.34

3.07

2.44

2.36

1.98

1.12

1.5

0.93

3.0

13/2/2014

244,771,200

9.90

5.45

5.3

3.04

2.37

2.30

1.92

1.09

1.33

0.77

3.0

14/2/2014

 

9.32

5.63

5.17

3.02

2.35

2.26

1.93

1.03

1.55

0.79

3.0

Cộng/Tr. bình

2,341,526,400

9.92

5.61

5.44

3.12

2.44

2.35

1.94

1.12

1.40

0.82

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP DIỆN TÍCH CÓ NƯỚC PHỤC VỤ GIEO CẤY LÚA ĐÔNG XUÂN 2013-2014 CÁC TỈNH TRUNG DU VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
(Tính đến hết Đợt 3 lấy nước, ngày 14 tháng 2 năm 2014)
(Kèm theo Văn bản số 623/BNN-TCTL ngày 24 tháng 2 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Tỉnh, thành phố

Kế hoạch lấy nước

(ha)

Diện tích có nước tính đến hết Đợt 3 lấy nước, ngày 14/2/2014

Ghi chú

Tổng số
(ha)

% So với KH

1

Phú Thọ

36.000

35.930

99,8

Đã hoàn thành

2

Bắc Giang

52.000

42.333

81,4

Đã hoàn thành khu vực nguồn nước tưới phụ thuộc vào xả nước của các hồ thủy điện

3

Vĩnh Phúc

34.627

34.400

99,3

Đã hoàn thành

4

Bắc Ninh

36.000

32.480

90,2

Đang tiếp tục lấy nước

5

Hà Nội

102.000

92.886

91,1

Đang tiếp tục lấy nước

6

Hà Nam

32.564

32.564

100,0

Đã hoàn thành

7

Hưng Yên

40.331

39.589

98,2

Đã hoàn thành

8

Hải Dương

63.000

60.107

95,4

Đã hoàn thành, còn lại huyện Kinh Môn, nguồn nước tưới lợi dụng thủy triều, không phụ thuộc vào xả hồ thủy điện

9

Hải Phòng

37.532

37.522

99,9

Đã hoàn thành

10

Thái Bình

80.500

80.501

100,0

Đã hoàn thành

11

Nam Định

80.337

80.337

100,0

Đã hoàn thành

12

Ninh Bình

41.384

41.204

99.6

Đã hoàn thành

 

Tổng cộng

636.275

609.853

95.9

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 623/BC-BNN-TCTL năm 2014 tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2013-2014, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 623/BC-BNN-TCTL
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 24/02/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Hoàng Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/02/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản