Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 206/BC-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2017 |
I. Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố
1. Các phiên họp, hội nghị của Ủy ban nhân dân thành phố
Trong tháng, Ủy ban nhân dân thành phố tiếp tục tập trung tổ chức triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thành phố chỉ đạo, chủ trì các cuộc họp để giải quyết công việc, các nội dung quan trọng như: nghe báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp; kế hoạch nâng cao hiệu quả đầu tư của thành phố (ICOR) giai đoạn 2016- 2020; tiến độ công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước; kết quả thu chi ngân sách năm 2017 và dự toán năm 2018; tình hình thực hiện dự án Trung tâm thương mại An Đông; công tác chuẩn bị chiến lược và quy hoạch du lịch; rà soát quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp thành phố; phê duyệt nhà đầu tư thực hiện Đề án thành lập Trung tâm hóa chất; tình hình quản lý, sử dụng vốn nông thôn mới năm 2017, kế hoạch năm 2018; về việc vận hành hệ thống thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm cứu nạn; phương án thiết kế công trình Nhà hát tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm; kế hoạch triển khai thí điểm đề án dịch vụ phục vụ hoạt động chính quyền thành phố; phần mềm công khai thông tin quy hoạch trực tuyến; kế hoạch thực hiện Đề án đô thị thông minh năm 2018 và kế hoạch xây dựng dữ liệu dùng chung; Để cương nội dung của Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố tại Thủ Thiêm; giải quyết một số dự án về đô thị; kế hoạch tổ chức Lễ hội áo dài năm 2018; kế hoạch tổ chức giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh; kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968;...
Lãnh đạo thành phố làm việc với Thanh tra Chính phủ; Đoàn kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng; đi thăm các nhà giáo tiêu biểu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; gặp gỡ Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; dự Hội nghị chuyên đề về kêu gọi đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt rác - phát điện đến năm 2025; Hội thảo trao đổi về công tác quản lý dự án BT, thực trạng và giải pháp; Hội thảo xác định mô hình đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Hội nghị tổng kết diễn tập phòng thủ dân sự, ứng phó với bão mạnh, kết hợp triều cường và tìm kiếm cứu nạn năm 2017; Hội nghị công bố báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2017 và tọa đàm trao đổi giữa trẻ em và lãnh đạo thành phố nhân ngày trẻ em thế giới 20-11; Hội nghị công bố Đề án “xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh”; Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố lần thứ X, nhiệm kỳ 2017-2022; Lễ khai trương taxi thủy tại Bến Bạch Đằng; Lễ kỷ niệm 70 năm hình thành và phát triển Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh; Lễ kỷ niệm 60 năm hình thành và phát triển Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty đầu tư phát triển Sài Gòn Coop; Lễ ký kết liên tịch với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố;...
2. Công tác ban hành các văn bản
Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành 01 chỉ thị, 02 quyết định quy phạm pháp luật; 455 quyết định hành chính, 592 công văn, 16 báo cáo; một số nội dung quan trọng như: Chỉ thị về công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào các đơn vị quân đội và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; công tác xây dựng, huy động huấn luyện, diễn tập và kiểm tra sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên; tuyển sinh quân sự năm 2018; Quyết định ban hành Quy định diện tích tối thiểu được tách thửa; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thành phố; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị; Đề án xây dựng Nghị quyết Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng kết thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2018;...
II. Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách tháng 11 năm 2017
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ: trong tháng 11 ước đạt khoảng 80.720,9 tỷ đồng, tăng 2,15% so tháng trước (cùng kỳ tăng 3,12%). Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 837.398,2 tỷ đồng, tăng 11,51% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 9,02%); trong đó thương mại bán lẻ hàng hóa chiếm 64,3%, tăng 11,76%.
+ Xuất khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố trong tháng ước đạt 2,92 tỷ USD, giảm 3,0% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 32,02 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 5,0%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch ước đạt 29,23 tỷ USD, tăng 26,9% (cùng kỳ tăng 10,4%).
Thị trường xuất khẩu một số nước tăng nhanh như: Singapore tăng 69,7%; Myanmar tăng 75,1%; India tăng 33,7%; Malaysia tăng 24,1%; Thái Lan tăng 25,8%; Trung Quốc tăng 21,0%; Hàn Quốc tăng 22,2%... Riêng thị trường Philippines, Indonesia, Ý, Anh, Đức... xuất khẩu chậm lại. Mặt hàng xuất khẩu của một số mặt hàng được duy trì và có mức tăng: Cao su tăng 18,0%; rau quả tăng 22,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 25,3%; phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng 55,1%;...
+ Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng ước đạt 3,8 tỷ USD, tăng 5,0% so với tháng trước (cùng kỳ tăng 1,2%). Tính chung 11 tháng, kim ngạch ước đạt 38,9 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 11,8%). Mặt hàng nhập khẩu nhiều từ các quốc gia: Trung Quốc tăng 38,2%; India 31,8%; Philippiens tăng 40,7%; Cambodia tăng 82,8%;... và ngành hàng nhập khẩu chủ yếu là trang thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất như: sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 27,6%; kim loại tăng 35,7%;...
- Du lịch:
Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các chương trình thường xuyên như: Du lịch đường thủy, Du lịch nông nghiệp - sinh thái, Chương trình thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều kỳ thú, Chương trình nghệ thuật phục vụ du khách, Ngày hội du lịch Thành phố Hồ Chí Minh... và các website du lịch của Thành phố. Trong 11 tháng đầu năm, Thành phố đã đăng cai tổ chức các sự kiện du lịch định kỳ như Lễ hội Áo dài, Ngày hội Du lịch, Lễ đón khách quốc tế đầu năm, Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam, Lễ hội Trái cây Nam Bộ với nhiều đổi mới so với những năm trước từ hình thức đến nội dung hoạt động, mang lại kết quả tích cực. Ngoài ra, Thành phố đã triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của đội trật tự du lịch Thanh niên xung phong và đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự du lịch trên địa bàn.
Tổng doanh thu ngành du lịch tháng 11 của Thành phố ước đạt 10.220 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu ngành du lịch 11 tháng đầu năm ước đạt 105.250 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ, đạt 94% kế hoạch năm (116.000 tỷ đồng).
Trong tháng, khách quốc tế đến Thành phố ước đạt 609.796 lượt khách, tăng 21,5 % so với cùng kỳ. Tổng lượng khách quốc tế đến Thành phố trong 11 tháng đầu năm ước đạt 5,68 triệu lượt khách, tăng 21,5 % so với cùng kỳ, đạt 94,6 % kế hoạch năm (6 triệu lượt khách).
- Dịch vụ vận tải:
Doanh thu vận tải tháng 11 ước đạt 7.816 tỷ đồng, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 13,7% so với cùng kỳ. Ước tính 11 tháng đầu năm đạt 74.883 tỷ đồng, tăng 14,1% so cùng kỳ năm trước; trong đó: doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 54.275 tỷ đồng, tăng 10,8% so cùng kỳ; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 20.607 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ.
- Bưu chính viễn thông:
Doanh thu ngành bưu chính viễn thông ước tính đạt 3.161 tỷ đồng trong tháng 11 năm 2017, trong đó, doanh thu bưu chính ước đạt 702 tỷ đồng và doanh thu viễn thông ước đạt 2.458 tỷ đồng. Tổng số thuê bao điện thoại cố định ước đạt 745.155 thuê bao. Tổng số thuê bao điện thoại di động ước đạt 11.798.337 thuê bao, trong đó số thuê bao điện thoại di động trả trước đạt 10.278.420 thuê bao, số thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 1.519.917 thuê bao. Mật độ điện thoại là 139 máy/100 dân. Số thuê bao của dịch vụ điện thoại cố định và di động có xu hướng giảm do người dân chuyển sang dùng điện thoại di động và việc tăng cường quản lý mua bán, lưu thông SIM di động chính thức có hiệu lực từ 24/7/2017 theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng có 3.952 điểm. Hiện các thuê bao đăng ký các kênh đường truyền tốc độ cao có xu hướng tăng lên, thể hiện nhu cầu sử dụng ngày càng cao của xã hội về truyền tín hiệu với dung lượng và độ ổn định cao.
- Tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến đầu tháng 11 đạt 1. 979,12 ngàn tỷ đồng, tăng 13,80% so cùng kỳ. Trong đó, tiền gửi Việt Nam đồng tiếp tục tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, chiếm 88,22% và tăng 14,12% so cùng kỳ; vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 11,78%, tăng 11,41% so cùng kỳ.
+ Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt 1.703,44 ngàn tỷ đồng, tăng 20,78% so cùng kỳ và tăng 15,57% so cuối năm 2016. Dư nợ tín dụng đạt 1.545,72 ngàn tỷ đồng, chiếm 90,74% tổng dư nợ, tăng 21,64% so cùng kỳ; dư nợ bằng ngoại tệ đạt 157,72 ngàn tỷ đồng, chiếm 9,26% tổng dư nợ, tăng 12,99% so với cùng kỳ.
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực ưu tiên đạt 153.490 tỷ đồng cho 37.992 khách hàng. Trong đó, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao nhất, đạt 64,3% tổng dư nợ 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên.
- Thị trường chứng khoán: Đến ngày 18 tháng 11 năm 2017, có 74 công ty chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố với tổng vốn điều lệ trên 41.035 tỷ đồng; có 342 cổ phiếu, 39 trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Tổng khối lượng niêm yết đạt 59.828,9 triệu chứng khoán, tăng 4,41% so tháng trước, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt 611.714 tỷ đồng, tăng 5,15% so đầu năm.
Khối lượng giao dịch bình quân[1] đạt gần 200 triệu chứng khoán/ngày; giá trị giao dịch bình quân đạt gần 5.953 tỷ đồng/ngày, tăng 71,24% so tháng trước. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 197 triệu chứng khoán, tương ứng giá trị mua ròng gần 9.005 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index đến ngày 24/11/2017 đạt 935,57 điểm, tăng 263,56 điểm so với phiên mở cửa ngày 03/01/2017 (672,01 điểm).
Chỉ số phát triển công nghiệp Thành phố trong tháng ước tăng 2,88% so tháng trước và 10,44% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,67%). Một số ngành tăng cao so với cùng kỳ: sản xuất giấy tăng 15,8%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 15,6%; kim loại tăng 37,2%; sản xuất xe có động cơ tăng 65,8%,... Tính chung 11 tháng, chỉ số phát triển công nghiệp ước tăng 7,9% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,23%)[2]. Bốn ngành công nghiệp trọng yếu (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm) tiếp tục chủ động mở rộng thị trường, đầu tư đổi mới thiết bị, nâng cao chất lượng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, ước tăng 12,94% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp lễ Tết cuối năm.
Trong đó, ngành điện tử - công nghệ thông tin Thành phố ước tăng 38,48%, được quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học - kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,... Sự phát triển nhanh chóng về công nghệ đã khiến các sản phẩm ngành điện tử thành phố có sự thay đổi tương ứng, sản phẩm ngày càng tinh tế, nhỏ gọn, giá thành cạnh tranh. Thành phố đã có một số doanh nghiệp trong nước cung ứng linh kiện, phụ tùng trực tiếp cho Công ty Samsung thông qua chương trình hỗ trợ chuyên gia tư vấn của Samsung nhằm tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng linh, phụ kiện.
- Hoạt động đầu tư tại khu công nghệ cao:
+ Hoạt động thu hút đầu tư phát triển sản xuất công nghệ cao được chú trọng vào các tập đoàn, công ty lớn, có thương hiệu, đã tập trung thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghệ cao và triển khai công tác nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo phục vụ nhà đầu tư; tổ chức xúc tiến đầu tư gắn kết chặt chẽ với xây dựng hạ tầng, thu hồi đất, quy hoạch và bảo vệ môi trường. Sản xuất của các doanh nghiệp ổn định, giá trị xuất khẩu 11 tháng ước đạt 9,3 tỷ USD, trong đó giá trị nhập khẩu đạt 8,3 tỷ USD.
+ Các hoạt động khởi nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại các vườn ươm được triển khai theo kế hoạch. Đã đưa vào hoạt động Trung tâm đổi mới sáng tạo SHTP Innovation Hub-iHub và MarkerSpace là nơi để trao đổi và giao lưu cho Cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp và sinh viên. Đồng thời, thông qua việc triển khai cuộc thi IoT Startup đã chọn được những dự án tốt vào chương trình ươm tạo,...
Thành phố tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đã đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa - cây kiểng, bò thịt, nâng cao chất lượng đàn bò sữa... Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 11 tháng ước đạt 11.609 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 6,0%).
Thực hiện Chương trình và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả; tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện của Thành phố[3].
Kiểm tra tình hình dịch tễ đàn gia súc, gia cầm; vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật được tăng cường, nhất là các khu vực giáp ranh giữa các quận huyện trên địa bàn. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, nhanh chóng đảm bảo không xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi.
Công tác đầu tư xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai thực hiện đạt tiến độ. Đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ươm tạo, ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất giống cây, giống con chất lượng cao, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, bền vững[4]. Đồng thời triển khai các hoạt động khởi nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo tại các vườn ươm; có 29 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình ươm tạo, trong đó có 5 doanh nghiệp tham gia giai đoạn tiền ươm tạo...
4. Tình hình phát triển doanh nghiệp trong và ngoài nước
- Các hoạt động đối ngoại, xúc tiến thương mại - đầu tư mang lại nhiều kết quả tích cực:
Thành phố đã tổ chức đoàn 05 doanh nghiệp tham gia Triển lãm “Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy và giàu tiềm năng” trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng. Cụm gian hàng Thành phố đã thu hút được hơn 30 nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu chi tiết về môi trường đầu tư, kinh doanh của Thành phố. Tổ chức Hội chợ triển lãm Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghiệp thực phẩm lần 6 - năm 2017 (Hi-Tech Agro 2017) tại công viên Lê Văn Tám; đã thu hút hơn 120.000 lượt khách tham quan và mua sắm với doanh số bán hàng trực tiếp tại Hội chợ đạt 30 tỷ đồng. Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ Triển lãm công nghệ phụ trợ may mặc, vải và phụ kiện thời trang tại Hồng Kông; Tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch vào Thành phố Hồ Chí Minh tại Sydney, Melbourne, Auckland nhân dịp Lãnh đạo Thành phố đi công tác tại Úc và New Zealand. Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp thành phố Daegu (DCCI) tổ chức Hội nghị kết nối với doanh nghiệp Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc khai thác các ưu đãi thương mại, đầu tư mà hai nước dành cho nhau, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại - đầu tư song phương.
Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư tiếp tục được quan tâm tổ chức, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Hệ thống “Đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền Thành phố” đã trả lời, tháo gỡ hơn 342 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp gửi qua mạng với các nội dung liên quan đến thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm xã hội, ngân hàng, lao động, tài nguyên, môi trường, v.v. Tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Doanh nghiệp với lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thu hút hơn 386 doanh nghiệp (498 người) tham dự, tiếp nhận và trả lời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho 129 câu hỏi vướng mắc của doanh nghiệp. Cổng thông tin điện tử Thương mại và Đầu tư (MIS) đã cập nhật 248 tin, trong đó: 83 tin tiếng Việt, 165 tin tiếng Anh về ngành hàng, thị trường xuất khẩu, các thông tin dành cho khách mua hàng và nhà đầu tư nước ngoài. Bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư gồm 4 bản tin, trong đó liên quan hoạt động xúc tiến, hội chợ, hội thảo; tin kinh tế quốc tế liên quan các thị trường và ngành hàng xuất khẩu.
- Phát triển doanh nghiệp trong nước
Thành phố có 37.596 doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 500.751 tỷ đồng, tập trung nhiều nhất tại Quận 1, Tân Bình, Bình Thạnh, Gò vấp, Bình Tân (so cùng kỳ tăng 14,1% về số lượng doanh nghiệp và tăng 87,9% về vốn đăng ký). Ngoài ra, có 55.042 lượt doanh nghiệp đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 277.682 tỷ đồng (so cùng kỳ tăng 11,8% về số lượt doanh nghiệp và tăng gấp 18 lần về vốn bổ sung). Tính chung tổng vốn đăng ký và bổ sung là 778.434 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ[5].
+ Phân theo loại hình doanh nghiệp thành lập mới: Công ty TNHH một thành viên chiếm tỷ trọng cao nhất (58,8%) với 22.097 doanh nghiệp; tiếp theo là Công ty TNHH hai thành viên trở lên chiếm 27,8% với 10.448 doanh nghiệp; Công ty cổ phần có 4.537 doanh nghiệp chiếm 12%; Doanh nghiệp tư nhân có 510 doanh nghiệp chiếm 1,4%; Công ty hợp doanh có 4 doanh nghiệp chiếm 0,01%.
+ Hoạt động doanh nghiệp thành lập mới phân theo ngành nghề kinh doanh chính như sau: Kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất (42,4%) với vốn đăng ký 212.199 tỷ đồng (tăng 95,3% so với cùng kỳ); tiếp theo Buôn bán, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy chiếm 15,7% với vốn đăng ký 78.845 tỷ đồng (tăng 60,6% so với cùng kỳ); Xây dựng với vốn đăng ký 60.671 tỷ đồng chiếm 12,1% (tăng 79% so với cùng kỳ); Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác với vốn đăng ký 33.940 tỷ đồng chiếm 6,8% (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ).
+ Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp, trong 11 tháng đầu năm 2017, đã có 2.799 hộ kinh doanh đã chuyển thành doanh nghiệp, trong đó, số hộ kinh doanh chuyển thành doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở các quận - huyện: Bình Thạnh, Thủ Đức, Bình Tân, 10, Bình Chánh.
- Phát triển doanh nghiệp nước ngoài (FDI)[6]
+ Các dự án đầu tư nước ngoài được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có 757 dự án[7] với tổng vốn đầu tư đạt 1,94 tỷ đô-la Mỹ[8]; Có 203 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 0,9 tỷ đô-la Mỹ. Ngoài ra, Thành phố cũng chấp thuận cho 2.031 trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục để được góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, với vốn góp đăng ký tương đương khoảng 2,64 tỷ đô-la Mỹ[9].
Tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, trong 11 tháng đầu năm 2017 Thành phố thu hút được 5,57 tỷ đô-la Mỹ (tăng 96,6% lần so với cùng kỳ).
+ Dự án FDI cấp mới phân theo ngành nghề/lĩnh vực hoạt động: Hoạt động kinh doanh bất động sản có vốn đầu tư nhiều nhất (50,8%) với 984,4 triệu đô-la Mỹ (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ); tiếp theo là Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 24,7% với 479,65 triệu đô-la Mỹ (tăng gấp 5,4 lần so với cùng kỳ); Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy chiếm 11% với 212,79 triệu đô-la Mỹ (giảm 13,5% so với cùng kỳ).
+ Dự án FDI cấp mới phân theo quốc tịch Nhà đầu tư: Hàn Quốc có vốn đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,4%) với 1,03 tỷ đô-la Mỹ; tiếp theo Hoa Kỳ là chiếm 13,1% với 253,04 triệu đô-la Mỹ; Nhật Bản chiếm 7,3% với 141,92 triệu đô-la Mỹ; Đài Loan chiếm 6,2% với 121,78 triệu đô-la Mỹ; Singapore chiếm 5,7% với 111,22 triệu đô-la Mỹ.
+ Trong cải cách hành chính, các cơ quan được phân công đã tích cực cải tiến thủ tục, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai Phục vụ Đăng ký đầu tư trực tuyến - Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài khi có nhu cầu góp vốn vào doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đã chính thức đưa vào vận hành Chương trình đăng ký đầu tư trực tuyến giai đoạn 2 áp dụng cho thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Kết quả đã được các nhà đầu tư và doanh nghiệp hưởng ứng và ủng hộ, đã tiếp nhận 2.037 hồ sơ đăng ký trực tuyến thành công.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 11 tháng đầu năm là 307.336 tỷ đồng, đạt 88,34% dự toán, tăng 12,62% so cùng kỳ.[10]
- Tổng chi ngân sách địa phương (không tính tạm ứng) ước thực hiện 11 tháng đầu năm là 45.693 tỷ đồng, đạt 64,68% dự toán, tăng 10,95% so cùng kỳ.[11]
6. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn trên địa bàn ước thực hiện 11 tháng đạt 295.162,2 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ, đạt 88,2% so với kế hoạch năm.
- Tình hình thực hiện một số công trình trọng điểm có sử dụng vốn ngân sách:
+ Tuyến đường sắt Metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên: Tiếp tục ứng vốn ngân sách Thành phố để thi công theo tiến độ kế hoạch, do nguồn vốn ODA cấp theo kế hoạch đạt thấp.
+ Cầu vượt vòng xoay Nguyễn Thái Sơn: Đã thông xe ngày 16/11/2017 nhánh Nguyễn Kiệm - Hoàng Minh Giám; nhánh Nguyễn Kiệm - Nguyễn Thái Sơn, hiện đã thi công phần đã giải tỏa xong.
+ Cầu Nhị Thiên Đường 2: Đã hoàn thành đưa vào lưu thông.
- Vốn ODA: Thực hiện Kế hoạch vốn ODA đã giao năm 2017 là 4.303,702 tỷ đồng và vốn đối ứng là 493,400 tỷ đồng, Thành phố tiếp tục theo dõi tiến độ 18 dự án đang triển khai thực hiện trên địa bàn. Lũy kế giải ngân vốn ODA trong 11 tháng đầu năm 2017 đạt 3.826,132 tỷ đồng, đạt 89% so với kế hoạch vốn được giao.
7. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị
- Quản lý xây dựng, chương trình nhà ở
+ Về Chương trình xây dựng 12.500 căn hộ phục vụ tái định cư Khu đô thị Thủ Thiêm: Tiếp tục giải quyết các vướng mắc về thủ tục thanh, quyết toán, chi phí bảo hành, chi phí lãi vay, tiến độ thi công xây dựng và công tác quản lý chất lượng của các dự án thuộc Chương trình.
+ Công tác di dời, tháo dỡ, cải tạo và xây dựng mới chung cư cũ và công tác quản lý chung cư: Đang xem xét di dời khẩn cấp các hộ dân tại các chung cư hư hỏng nặng trên địa bàn Quận 6 (chung cư số 43 Bình Tây và chung cư 119 B Tân Hòa Đông); hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận Tân Bình về giải quyết các vướng mắc liên quan đến công tác triển khai xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ tại số 350 đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.
+ Công tác phát triển nhà lưu trú công nhân: Hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết vướng mắc của 02 dự án[12] trên địa bàn Quận 9 và Thủ Đức .
+ Công tác quản lý nhà ở xã hội: Đang xem xét chủ trương bố trí sử dụng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước tại chung cư số 35 đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân. Đến nay, đã có ý kiến đối với 9.465 khách hàng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn ngân sách tại 11 dự án.
+ Kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng: Tổ chức kiểm tra 8.359 lượt công trình xây dựng, đã phát hiện 276 trường hợp vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng, chiếm tỷ lệ 3,3% trên tổng số lượt kiểm tra (so với cùng kỳ giảm 3,8%). Trong đó, xây dựng không phép 124/276 trường hợp (so với cùng kỳ tăng 17%); công trình sai phép là 101/276 trường hợp (so với cùng kỳ giảm 7,3%).
- Tình hình thị trường bất động sản:
Tình hình huy động vốn: Lũy kế từ đầu năm 2017 đến nay, đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai của 80 dự án, với tổng số 38.583 căn nhà, trong đó có 34.131 căn hộ và 4.452 căn nhà thấp tầng, tổng giá trị cần huy động là 75.569 tỷ đồng.
- Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thành phố
+ Đồ án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2020 đang trình Chính phủ phê duyệt. Đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2017 cho 24 quận huyện. Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất năm 2018 cho 17/24 quận huyện, dự kiến hoàn thành trong năm 2017.
+ Thành phố ban hành 14 quyết định giao đất cho các nhà đầu tư với tổng diện tích 342.491,7 m2; cấp 855 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 2.100 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn Thành phố; cấp 2.865 giấy chứng nhận lần đầu và cấp đổi, cấp lại 25.398 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho cá nhân.
- Cấp giấy phép xây dựng: Thành phố đã cấp 3.966 Giấy phép xây dựng, với tổng diện tích sàn xây dựng 1.398.691,65m2.
- Tình hình giảm ngập nước:
Triển khai thực hiện công tác duy tu, sửa chữa, nạo vét hệ thống thoát nước có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vị trí thường xuyên bị ngập. Công tác kiểm tra, đôn đốc tiến độ khắc phục, xử lý việc lấn chiếm hệ thống thoát nước, kênh rạch, tuyến công và các vị trí ảnh hưởng do thi công còn rất chậm, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Từ đầu năm đến nay tiếp nhận thêm 9 tuyến cống với chiều dài 16,7km đã phát huy tác dụng, tăng năng lực thoát nước. Đã hoàn thành 79 hạng mục công trình cấp bách (sử dụng nguồn vốn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt). So với năm 2016 (có 70 hạng mục công trình cấp bách), năm 2017 tăng 09 hạng mục góp phần giảm ngập các tuyến đường. Đồng thời, tiếp tục làm việc với các sở ngành, đơn vị về phương án giải quyết ngập nước sân bay Tân Sơn Nhất, đảm bảo giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị tuyến kênh A41 quận Tân Bình; đưa vào thử nghiệm vận hành máy bơm (công suất từ 27.000m3/h đến 96.000m3/h) của Công ty Quang Trung để thử nghiệm giải quyết ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, bước đầu đạt kết quả khả quan. Nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại các tuyến cửa ngõ, đường xuyên tâm, nhất là tại khu vực cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Công an Thành phố giải quyết nhu cầu nâng cấp, đổi mới phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông của các lực lượng chức năng trên toàn địa bàn Thành phố.
- Chương trình nước sạch cho sinh hoạt của nhân dân:
Trong 11 tháng đầu năm, Thành phố đã điều hành công tác điều tiết phân vùng phục vụ các nhà máy nước hợp lý và đảm bảo phục vụ cấp nước trong dịp Tết nguyên đán và cấp nước mùa khô. Công suất cấp nước hiện hữu của các nhà máy và chất lượng nước cung cấp giữ được ổn định, đảm bảo sản xuất nước an toàn. Công suất phát nước trong 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.834.412 m3/ngày, tổng sản lượng nước sản xuất ước đạt 601.341.600 m3, đạt 94,62% kế hoạch năm 2017 và bằng 105,21% so với cùng kỳ năm 2016. Dự kiến tỷ lệ nước thất thoát đến cuối tháng 11/2017 là 26,34%, giảm 1,97% so với cuối năm 2016 (ở mức thoát thoát nước là 28,31%). Duy trì tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 100%.
- Công tác bảo vệ môi trường:
Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tiếp tục được duy trì tốt. Trong tháng đã tổ chức thu gom vận chuyển và xử lý 278,8 nghìn tấn rác sinh hoạt, trung bình xử lý 8.997 tấn/ngày. Tiếp tục triển khai chương trình phân loại rác tại nguồn cho 24 quận huyện trên địa bàn Thành phố. Đang xem xét phương án thí điểm hình thức xã hội hóa mô hình nhà vệ sinh công cộng tại khu vực công viên nóc hầm sông Sài Gòn, công viên Lý Tự Trọng. Tiếp tục triển khai Chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm; giám sát, lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường[13]. Tổ chức Hội nghị chuyên đề về xử lý rác bằng công nghệ đốt rác - phát điện. Tiếp tục thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giám sát hoạt động xử lý nước thải tại các khu chế xuất - khu công nghiệp. Xây dựng dự thảo kế hoạch phối hợp với tỉnh Bình Dương tăng cường kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm môi trường kênh Ba Bò giai đoạn 2017-2018; danh mục các chương trình thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn Thành phố năm 2018. Tham gia các hội thảo quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
- Lĩnh vực văn hóa:
Trong tháng 11, Thành phố đã tổ chức tốt các hoạt động lễ hội, tuyên truyền cổ động chính trị, văn nghệ quần chúng gắn liền với tinh thần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc tiêu biểu như: Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11); Lễ kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11); Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11); Lễ kỷ niệm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23/11)... cùng nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật thu hút đông đảo người dân tham dự.
Công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và công tác quản lý di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có nhiều chuyển biến tích cực. Trong tháng 11, tổng số khách tham quan tại các bảo tàng ước đạt 241.440 lượt người. Bên cạnh đó, Thành phố đã tổ chức 14 chuyến xe Thư viện số lưu động - Bánh xe tri thức phục vụ cho 16 trường học và các tỉnh lân cận, thu hút hơn 12.500 lượt bạn đọc, phục vụ hơn 39.000 lượt tài liệu. Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thành phố và du khách với tổng cộng 43 suất diễn, thu hút 27.372 lượt người xem.
Trong tháng, Thành phố đã thực hiện kiểm tra chức năng chuyên ngành lĩnh vực văn hóa và thể thao; tiến hành kiểm tra 26 cơ sở kinh doanh văn hóa, quảng cáo trên địa bàn, xử phạt đối với 27 tổ chức và cá nhân với số tiền phạt là 369 triệu đồng.
- Hoạt động thể dục thể thao:
Phong trào thể dục thể thao quần chúng đã diễn ra rất sôi nổi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nếp sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đã trở thành thói quen của khá đông nhân dân Thành phố. Các mô hình thể dục thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện nâng cao sức khỏe của người dân ở mọi đối tượng luôn được các quận, huyện quan tâm nghiên cứu đầu tư để tổ chức thực hiện một cách sáng tạo, đổi mới phương thức hoạt động một cách phù hợp, mang lại hiệu quả cao. Các quận, huyện đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao dành cho cộng đồng được tổ chức dưới hình thức xã hội hóa thu hút sự quan tâm, số lượng người tham dự đông đảo.
- Lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Thành phố đã tổ chức các chương trình, hoạt động kỉ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2017) hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực, động viên tinh thần tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục Thành phố[14]. Tích cực thanh tra chuyên đề về việc thực hiện quy chế dân chủ và công tác an toàn trường học tại 08 trường Trung học phổ thông và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè. Tổ chức đón tiếp 06 đoàn khách nước ngoài đến thăm, giao lưu và làm việc tại các đơn vị giáo dục.
Tiếp tục tiến hành rà soát tiến độ và triển khai các đề án hỗ trợ giáo dục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo[15]. Tiếp tục tiếp nhận, xử lý kịp thời 05 thông tin phản ánh về giáo dục trên đường dây nóng: 03 phản ánh về chương trình giáo dục mầm non, chế độ phụ cấp của giáo viên mầm non và kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh Đại học Cambridge; 02 phản ánh về dạy thêm - học thêm. Tất cả đều đã được phản hồi đến người dân hoặc chuyển về các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/ huyện để rà soát, kiểm tra thông tin và xử lý theo quy định.
- Phát triển khoa học công nghệ:
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh: Đào tạo cho 78 lượt người của 52 doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo, năng suất - chất lượng, quản lý năng lượng, quản trị tài sản trí tuệ; Hỗ trợ tư vấn về năng suất chất lượng, sở hữu trí tuệ, đổi mới công nghệ, sử dụng Quỹ khoa học và công nghệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đổi mới sáng tạo,... cho 341 lượt người của 197 doanh nghiệp. Triển khai 2 lớp đào tạo về đổi mới sáng tạo cho đối tượng là cán bộ quản lý khoa học công nghệ tại các cơ quan quản lý nhà nước, các vườn ươm công nghệ và các trường đại học với sự tham gia của 121 học viên, trong đó 105 học viên đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học về đổi mới sáng tạo theo mô hình của Thụy Điển.
Hoạt động hỗ trợ hình thành và hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Speedup 2017) nhằm hỗ trợ tài chính từ ngân sách cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp. Giai đoạn 2, chương trình đã tiếp nhận 35 dự án, thực hiện sơ tuyển 21 dự án, xét duyệt 04 dự án trong đó 03 dự án[16] được xem xét hỗ trợ với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách là 2,85 tỷ đồng; Phối hợp với cộng đồng khởi nghiệp tổ chức Tổ chức “Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017” từ ngày 23-28/10/2017 với chuỗi gần 30 sự kiện[17]. Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đã thu hút hơn 3.000 lượt khách; hơn 100 chuyên gia, báo cáo viên trong nước và quốc tế; hơn 60 nhà đầu tư trong và ngoài nước; hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia triển lãm sản phẩm; Trên 140 tin/bài được truyền thông trên các báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình.
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Tiếp nhận 4 hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quản lý đô thị, giáo dục đào tạo; Tổ chức hội đồng tuyển chọn 2 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực môi trường và xây dựng chính sách; Tổ chức xét duyệt 47 nhiệm vụ, trong đó 32 nhiệm vụ được hội đồng đánh giá đạt; Tổ chức giám định 10 nhiệm vụ và nghiệm thu 08 nhiệm vụ. Tổ chức hội nghị báo cáo kết quả nhiệm vụ “Định hướng nội dung nghiên cứu về công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2023” với sự tham gia của các chuyên gia và một số sở, ngành hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ: Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ Thành phố hiện có 2.371 công nghệ thiết bị và 307 nhà cung ứng[18]; số tổ chức, chuyên gia tư vấn là 228 (trong đó có 70 chuyên gia tư vấn), có 18 dự án đang kêu gọi đầu tư và 28 dự án khởi nghiệp. Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ phiên bản tiếng Anh hiện có 230 công nghệ thiết bị, 87 nhà cung ứng[19], và 6 dự án đang tìm kiếm đối tác.
Hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở cơ sở: Tổ chức 03 đợt tập huấn, tư vấn về năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo cho 166 cán bộ công chức các quận huyện; Tiếp tục triển khai 02 dự án[20] vụ công tác quản lý tại quận huyện và 02 dự án[21] ứng dụng khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, tổ hợp tác,... trên địa bàn quận 11 và huyện Cần Giờ.
- Lĩnh vực y tế:
Số ca nghi ngờ sốt xuất huyết nhập viện[22] là 1.297 ca, giảm 25% so với tháng trước (tháng trước có 1.730 ca) và giảm 53% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 2.762 ca), có 01 ca tử vong tại quận 9. Số ca sốt xuất huyết nhập viện từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 15 tháng 11 năm 2017 là 17.628 ca, tăng 3,8% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 16.979 ca), tử vong 06 ca (quận 1, quận 5, quận 9, quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh).
Số ca nghi ngờ tay chân miệng nhập viện là 385 ca, giảm 19,3% so với tháng trước (tháng trước có 477 ca) và giảm 43,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 680 ca), không có ca tử vong, số ca nghi ngờ tay chân miệng nhập viện từ 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 15 tháng 11 năm 2017 là 4.509 ca, giảm 10% so với cùng kỳ (cùng kỳ có 4.998 ca), không có ca tử vong.
Trong tháng, Thành phố không ghi nhận trường hợp mắc mới Zika trên địa bàn; từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 21 ca bệnh do vi rút Zika tại 12 quận, huyện và ở 19 phường, xã. Các bệnh gây dịch khác (quai bị, thủy đậu, ...) đều được khống chế, không để dịch lan rộng trong cộng đồng. Đã ban hành công văn số 9251/SYT-NVY ngày 06 ngày 11 tháng 2017 chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay, chân, miệng trên địa bàn thành phố.
Thành phố đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính[23] gồm 04 cơ sở hành nghề y, 26 cơ sở dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Doanh số thuốc bình ổn bán ra từ ngày 01 tháng 10 năm 2017 đến 31 tháng 10 năm 2017 là 5,7 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm:
+ Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: triển khai thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng EPC. Dự án khởi công ngày 06/12/2014. Hiện nay, công trình đã hoàn thành 95% khối lượng thực hiện, đã đưa vào hoạt động 500 giường/1.000 giường nội trú. Dự kiến hoàn thành quyết toán quý I năm 2018.
+ Dự án Xây dựng Cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu: khởi công ngày 26/06/2016; dự kiến hoàn thành vào quý I năm 2018. Ngày 14/09/2017, Thành phố đã ban hành Quyết định số 4909/QĐ-UBND về duyệt danh mục trang thiết bị y tế thuộc Dự án.
- An toàn vệ sinh thực phẩm:
Trong tháng, Thành phố cấp 392 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; ký 88 Bản cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở dịch vụ ăn uống; 575 Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; 81 Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy; 11 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, trong đó có 08 Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm thông qua hình thức hội nghị, hội thảo. Cấp 778 Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho 4.210 đối tượng[24]. Đã ban hành 08 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền xử phạt 138.000.000 đồng[25].
Tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho 03 cơ sở đạt chuỗi thực phẩm an toàn với sản lượng tham gia chuỗi: rau, củ, quả (300 tấn/năm); trứng gia cầm (10,8 triệu quả/tháng); thịt gia cầm (60.000 con/tháng tương đương 1.152 tan/năm)[26]. Tổ chức kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm tham gia chợ phiên nông sản an toàn tại nhà hàng Đông Hồ, công viên Lê Văn Tám, công viên Lê Thị Riêng.
Trong tháng, Thành phố không xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Đã tổ chức “Diễn tập xử lý, điều tra ngộ độc thực phẩm có quy mô lớn tại Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017”[27];
- Giải quyết việc làm:
Đã giải quyết việc làm được 24.975 lượt người; tạo ra 9.998 chỗ việc làm mới. Trong 11 tháng đầu năm, đã có 298.225 lượt người được giải quyết việc làm (đạt 106,5% kế hoạch năm, kế hoạch giải quyết việc làm cho 280.000 người); tạo ra 123.331 chỗ việc làm mới (đạt 98,6% kế hoạch năm, kế hoạch tạo 125.000 chỗ việc làm mới). Thành phố thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thông qua các Quỹ hỗ trợ[28].
Đã có 12.251 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp[29]. Từ ngày từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 08 tháng 11 năm 2017, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 34 vụ tranh chấp lao tập thể[30] với 20.318 người lao động tham gia, giảm 19 vụ và tăng 1.612 người so với cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 101 hồ sơ đăng ký mới, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp; thẩm định cấp 31 giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và 37 giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức buổi gặp gỡ cán bộ lãnh đạo các trường Trung cấp; tổ chức Tọa đàm về “Thực trạng và giải pháp hướng tới tự chủ tài chính” của khối giáo dục nghề nghiệp.
- Công tác giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội:
Thành phố thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo; đến nay[31], số hộ nghèo còn lại là 25.461 hộ (chiếm tỷ lệ 1,28%), số hộ cận nghèo còn lại là 38.116 hộ (chiếm tỷ lệ 1,91%).
Thành phố đã mua và cấp phát 137.012 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo nhóm 1, 2; 137.696 thẻ cho hộ nghèo nhóm 3a, hộ cận nghèo và 18.601 thẻ cho thành viên hộ vượt chuẩn cận nghèo. Ngoài ra, đã mua và cấp 09 thẻ bảo hiểm y tế diện hộ nghèo 3b đang chạy thận nhân tạo. Hỗ trợ tiền điện, xây nhà cho hộ nghèo[32]...
Trong tháng, đã công nhận mới 72 trường hợp diện chính sách có công, nâng tổng số từ đầu năm đến nay đã công nhận 903 trường hợp; thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng thông qua dịch vụ bưu điện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thí điểm tại quận 1, quận 3, quận 5, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi và áp dụng từ tháng 11/2017. Tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng cho người khuyết tật, hộ gia đình có người khuyết tật và cán bộ, nhân viên làm công tác bảo trợ xã hội; tổ chức kiểm tra các quận - huyện về việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố năm 2017.
Tiếp tục theo dõi, giám sát việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; tiếp nhận và chuyển gửi hồ sơ mổ tim miễn phí cho trẻ em gia đình nghèo bị bệnh tim bẩm sinh. Tích cực vận động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, bao gồm: học bổng, dụng cụ học tập, xe đạp, mũ bảo hiểm,... Kiểm tra, giám sát, tham vấn, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, xử lý kịp thời về những vấn đề có liên quan đến trẻ em, đặc biệt là đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ bản của trẻ em[33]. Triển khai thực hiện các hoạt động của dự án “Trường học thân thiện và Bảo vệ trẻ em dễ bị tổn thương” do tổ chức SCi tài trợ.
9. Công tác tiếp công dân, đối ngoại
- Công tác đối ngoại
Lãnh đạo Thành phố đã đón tiếp trọng thị, chu đáo 05 đoàn khách quốc tế cấp cao và có 38 cuộc tiếp khách thường niên. Thành phố đã chủ trì tổ chức Lễ hội Văn hóa Thế giới Thành phố Hồ Chí Minh - Gyeongju (Hàn Quốc), đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sự kiện đã thu hút 800.000 lượt khách tham dự để tìm hiểu về nền văn hóa dân tộc Hàn Quốc và ngược lại.
10. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội
Tình hình quốc phòng - an ninh được đảm bảo; thành phố chỉ đạo công tác năm tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động kích động, kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh trật tự; ổn định tình hình các vụ việc liên quan đến khiếu kiện, đình công, lãn công; bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế thăm, làm việc tại thành phố. Tiếp tục thực hiện phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng theo kế hoạch năm 2017. Thành phố đã phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Luật Dân quân tự vệ năm 2009.
Trong tháng 11, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Kinh tế thành phố tiếp tục giữ đà tăng trưởng khá trên các lĩnh vực. Lĩnh vực dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, hoạt động thương mại bán lẻ được tập trung về chất lượng và hoạt động tốt, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa cho nhu cầu sinh hoạt người dân. Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tăng cả về số lượng và doanh thu. Sản xuất công nghiệp được duy trì ổn định, đầu tư đổi mới thiết bị, cải tiến sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, liên kết mở rộng cố thị trường tiêu thụ; chỉ số phát triển công nghiệp tăng cao hơn so cùng kỳ; bốn ngành công nghiệp trọng yếu có mức tăng cao hơn mức tăng chung của toàn ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng so cùng kỳ. Tình hình đầu tư tiếp tục được quan tâm, doanh nghiệp được cấp phép thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký.
Công tác quản lý quy hoạch, trật tự đô thị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ công trình giao thông, một số công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác phục vụ góp phần ổn định trật tự an toàn, giảm ùn tắc giao thông, tiếp tục giải quyết các điểm gây ngập nước, tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động xây dựng. Các hoạt động lễ hội được tổ chức theo kế hoạch nhằm tuyên truyền, cổ động chính trị, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc. Các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sôi nổi, phong phú, đa dạng. Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm, tổ chức tốt các hoạt động tri ân nhân ngày Nhà giáo 20/11. Công tác y tế tiếp tục được tập trung, số ca nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng đều giảm so với tháng trước và cùng kỳ; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Hoạt động thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện đảm bảo kế hoạch. Hoạt động đối ngoại đạt kết quả tích cực, phối hợp tổ chức thành công Lễ hội Văn hóa Thế giới Thành phố Hồ Chí Minh - Gyeongju (Hàn Quốc).Tình hình quốc phòng - an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
IV. Nhiệm vụ trọng tâm tháng 12 năm 2017
Đây là tháng cuối của năm 2017, thủ trưởng các sở ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện thành phố nỗ lực hoàn thành thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó tập trung các nội dung trọng tâm sau:
1. Các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện rà soát, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các nội dung, chương trình công tác đã đề ra trong năm 2017, không để tồn đọng công việc vì lý do chủ quan, thiếu quyết tâm, nỗ lực. Phấn đấu tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố hoàn thành các nội dung công việc cần trình Chương trình làm việc năm 2017 của Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và Thường trực Thành ủy.
2. Các sở ngành tập trung chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ngay Kết luận số 21-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Chuẩn bị chu đáo phục vụ tốt các nội dung tại kỳ họp thứ 6 Hội đồng nhân dân thành phố khóa IX, diễn ra từ ngày 04 đến ngày 07 tháng 12 năm 2017.
3. Giao Sở Công Thương tiếp tục thực hiện các chương trình thúc đẩy tiêu dùng trong tháng cuối năm, tạo đà cho dịp Tết 2018; theo dõi biến động giá cả các hàng hóa thiết yếu và dự báo biến động giá cả trên địa bàn; kiểm tra, chuẩn bị đảm bảo cung cấp, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng phục vụ Tết 2018.
4. Giao Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương tham mưu ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành về dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, chính thức hoạt động vào đầu năm 2018, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp thực hiện đăng ký đầu tư trên địa bàn.
5. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tham mưu quy trình thực hiện các dự án BT, trình Ủy ban nhân dân thành phố thống nhất một quy trình, bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2018.
6. Giao Sở Nội vụ thành lập Tổ công tác triển khai đề án sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tăng tính chủ động, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị; chuẩn bị nội dung cho phiên họp Hội đồng nhân dân thành phố về vấn đề trên.
7. Giao Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức tổng kết công tác an toàn giao thông, đảm bảo trật tự lòng đường vỉa hè năm 2017, đề ra giải pháp năm 2018.
8. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thiện Kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2020; tham mưu xây dựng Trung tâm dữ liệu dùng chung.
9. Giao Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch chú trọng xây dựng các sản phẩm độc đáo phục vụ du khách và người dân đến tham quan, thưởng lãm và tiêu dùng dịch vụ.
10. Giao Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với các sở ngành liên quan triển khai các hoạt động truyền thông về sản xuất - chế biến - kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm an toàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
11. Tiếp tục tập trung thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; triển khai tốt các nhiệm vụ về quốc phòng - an ninh, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội các biện pháp kéo giảm tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông; phòng, chống cháy nổ trên địa bàn.
12. Các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, doanh nghiệp trực thuộc thành phố xây dựng kế hoạch, tiến hành tổng kết công tác năm 2017, đề ra nhiệm vụ giải pháp năm 2018, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2017./.
| TL. CHỦ TỊCH |
[1] Từ 19/10/2017 đến 18/11/2017.
[2] Một số ngành có mức tăng cao so với cùng kỳ: Sản xuất kim loại tăng 30,5%; sản xuất điện tử, máy vi tính tăng 38,5%, sản xuất xe có động cơ tăng 22,4%...
[3] Diện tích gieo trồng hoa, cây kiểng ước đạt 2.255 ha, tăng 6,9% so cùng kỳ; hoa lan ước đạt 359 ha, tăng 14,0%; tổng đàn bò sữa nuôi công nghệ cao Israel là 222 con, trong đó cái vắt sữa 82 con, năng suất sữa trung bình đạt 24,5 kg/con/ngày; cá cảnh ước đạt 143 triệu con, tăng 49,0%, trong đó cá cảnh xuất khẩu ước đạt 16,2 triệu con, tăng 14,9%....
[4] Đã cung cấp thị trường hơn 70.000 kg hạt giống bầu bí; 400 kg hạt giống ớt, cà tím, mướp hương; 170.000 hạt giống dưa lưới; 13.000 túi giống nấm; 450.000 bịch phôi nấm; 8.500 kg nấm tươi;....
[5] Ước cả năm 2017, tổng số doanh nghiệp đăng ký trên hệ thống (đã trừ giải thể) là 333.472 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 88,7%; doanh nghiệp vừa chiếm 5,4%; doanh nghiệp nhỏ chiếm 4,5%; doanh nghiệp mạnh 1,4%.
[6] Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 7.333 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là 44,06 tỷ đô-la Mỹ.
[7] Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Khu Công nghiệp Thành phố cấp 35 dự án; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố cấp 6 dự án; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 716 dự án.
[8] Các dự án có vốn đầu tư lớn: Khu phức hợp thông minh tại Khu chức năng số 2A trong Khu Đô thị mới Thủ Thiêm với vốn đầu tư 885,85 triệu đô-la Mỹ; Dự án KNT ASIA với vốn đầu tư 215 triệu đô-la Mỹ; Công ty TNHH Tech Mastery Việt Nam với vốn đầu tư 80 triệu đô-la Mỹ.
[9] Phân theo ngành nghề: Hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 43% với vốn đầu tư 1,14 tỷ đô-la Mỹ; Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 23,3% với vốn đầu tư 615,1 triệu đô-la Mỹ; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác chiếm 10,5% với vốn đầu tư 278,16 triệu đô-la Mỹ; Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ chiếm 9,9% với vốn đầu tư 262,28 triệu đô-la Mỹ.
[10] Trong đó, thu nội địa 194.516 tỳ đồng, đạt 85,89% dự toán, tăng 14,02% so cùng kỳ; thu từ dầu thô 15.520 tỷ đồng, đạt 125,16% dự toán, tăng 23,22% so cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 97.300 tỷ đồng, đạt 89,27% dự toán, tăng 8,48% so cùng kỳ.
[11] Trong đó, chi đầu tư phát triển 17.209 tỷ đồng, đạt 81,92% dự toán; chi thường xuyên 26.306 tỷ đồng, đạt 76,92% dự toán, tăng 6,63% so cùng kỳ.
[12] Thông báo mời gọi đầu tư dự án nhà ở xã hội tại khu đất số 15/6C Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức; về liên quan chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khu đất số 20,17 ha, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9.
[13] 21/21 cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại Khu phố 4 và Khu phố 5 phường Đông Hưng Thuận Quận 12 đã thực hiện các biện pháp xử lý theo Quyết định 2033/QĐ-UBND ngày 25 tháng 04 năm 2017.
[14] Tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà Giáo Việt Nam; buổi gặp gỡ giữa Thường trực Thành ủy - Ủy ban nhân dân Thành phố với đội ngũ nhà giáo tiêu biểu; Lễ Kỷ niệm 20 năm thành lập Giải thưởng Võ Trường Toàn và trao giải lần thứ 20 - năm 2017; Tổ chức các Hội thao, Hội thi truyền thống Ngành Giáo dục Thành phố...
[15] Mở rộng triển khai thí điểm chương trình Truyền thông giáo dục tại 40 trường Trung học phổ thông công lập trên địa bàn thành phố; Kiểm tra tiến độ thực hiện Đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh của học sinh phổ thông và chuyên nghiệp giai đoạn 2012-2020”; Sơ kết giai đoạn 1 đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ...
[16] Máy sấy ecc; Freelancer.vn; Komorebi
[17] 13 Hội thảo, hội nghị và tọa đàm trong nước và quốc tế; 05 buổi tổng kết các cuộc thi, khóa đào tạo, hoạt động kết nối liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 07 cuộc thi tìm kiếm mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại vòng chung kết và trao giải; 01 sự kiện triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp
[18] Tăng trong kỳ 292 CN&TB và 11 nhà cung ứng.
[19] Tăng trong kỳ 28 CN&TB và 8 nhà cung ứng.
[20] Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ công tác quản lý nhà nước về du lịch tại quận 10; Ứng dụng GIS hỗ trợ quản lý nhân hộ khẩu trên địa bàn huyện Nhà Bè.
[21] Mô hình nuôi cua thương phẩm trên khuôn chứa nước làm muối tại huyện Cần Giờ; Thiết kế, lắp đặt, vận hành và chuyển giao hệ thống xử lý khí thải của phân xưởng xi mạ chân không tại công ty TNHH TM DV SX Quán Quân, quận 11
[22] Số liệu từ ngày 16/10/2017 - 15/11/2017
[23] Số liệu từ ngày 10/10/2017 đến 10/11/2017
[24] Lũy cấp năm 2017: cấp 4.154 Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho 20.085 đối tượng.
[25] Lũy kế: ban hành 10 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, số tiền xử phạt: 315.000.000 đồng.
[26] Lũy kế đến nay đã cấp được 144 giấy chứng nhận cho 69 cơ sở với tổng sản lượng 83.098,4 tấn/năm (chưa tính trứng gà và nước mắm); trong đó trứng gà 342.915.984 quả/năm; thịt gà 17.462,6 tấn/năm; thịt vịt 59,4 tấn/năm; thịt heo 43.166,6 tấn/năm; thịt trâu, bò: 2.700 tấn/năm; rau quả 18.013 tấn/năm; trà 140 tấn/năm; thủy sản 1.558 tấn/năm và nước mắm 4,4 triệu lít/năm.
[27] Tại Công ty TNHH Nidec Tosok, địa chỉ: Đường số 16, Khu Chế xuất Tân Thuận, Quận 7.
[28] Quỹ Quốc gia về việc làm (Quỹ 71); Quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố (Quỹ 156)...
[29] Từ ngày 01/10/2017 đến 31/10/2017, trên địa bàn thành phố có 11.296 lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
[30] Cụ thể xảy ra trên các địa bàn sau: quận Bình Tân: 11 vụ; huyện Hóc Môn: 06 vụ; huyện Bình Chánh: 04 vụ; huyện Củ Chi: 04 vụ; Quận 12: 02 vụ; quận Gò vấp: 02 vụ; quận Thủ Đức: 02 vụ; Quận 3: 01 vụ; Quận 7: 01 vụ; quận Tân Phú: 01 vụ.
[31] Đầu năm 2017, Thành phố có 50.213 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 2,52%), số hộ cận nghèo là 46.529 hộ (chiếm tỷ lệ 2,33%).
[32] Hỗ trợ tiền điện cho 75.192 hộ nghèo nhóm 1, 2 với tổng số tiền là hơn 11,054 tỷ đồng. Hỗ trợ xây dựng 268 căn nhà tình thương với hơn 11,75 tỷ đồng; sửa chữa chống dột cho 458 căn với tổng số tiền hơn 8,19 tỷ đồng; xây 27 căn nhà tình nghĩa với tổng số tiền 1,72 tỷ đồng.
[33] Phát hiện và xử lý 05 vụ vi phạm quyền trẻ em (trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích...).
- 1Báo cáo 30/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 02, 02 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 3 năm 2020
- 2Báo cáo 75/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 4, 4 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 5 năm 2020
- 3Báo cáo 155/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 7, 7 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 8 năm 2020
- 1Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 2Nghị quyết 16/2012/NQ-HĐND về công tác lập, tổ chức thực hiện và quản lý quy hoạch đô thị do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII, kỳ họp thứ 6 ban hành
- 3Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 49/2017/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật viễn thông và Điều 30 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện
- 6Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do Quốc hội ban hành
- 7Báo cáo 30/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 02, 02 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 3 năm 2020
- 8Báo cáo 75/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 4, 4 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 5 năm 2020
- 9Báo cáo 155/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu - chi ngân sách tháng 7, 7 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 8 năm 2020
Báo cáo 206/BC-UBND về công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thu chi ngân sách thành phố tháng 11 và công tác trọng tâm tháng 12 năm 2017
- Số hiệu: 206/BC-UBND
- Loại văn bản: Báo cáo
- Ngày ban hành: 06/12/2017
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Văn Hoan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra