Hệ thống pháp luật

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Bản án số: 96/2022/HS-ST Ngày: 18-11-2022

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

  • Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

    Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Các Hội thẩm nhân dân:

    Ông Vũ Hà Nam Ông Phạm Văn Thọ

    Ông Phạm Quốc Khánh

  • Thư ký phiên toà: Ông Bùi Ngọc Quỳnh - Thư ký Toà án nhân dân tỉnh Nam Định.

  • Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định tham gia phiên tòa:

Bà Đặng Thanh Nga - Kiểm sát viên.

Ngày 18 tháng 11 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 76/2022/TLST-HS ngày 03 tháng 10 năm 2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 86/2022/QĐXXST- HS ngày 04 tháng 11 năm 2022 đối với bị cáo:

1. Họ và tên: Văn Trường S, sinh năm: 1969; tên gọi khác: Không; giới tính: Nam. ĐKHKTT: Số 39 phố chợ N, phường N, thành phố N, tỉnh N (Nay là số 39 N1, phường N, thành phố N, tỉnh N). Chỗ ở trước khi bị bắt: Thôn H 2, xã B, huyện B, tỉnh Q; quốc tịch: Việt Nam; Dân tộc: Kinh; tôn giáo: Không; văn hóa: 6/10; nghề nghiệp: Tự do; con ông: Văn Đình D (đã chết); con bà: Trần Thị L (đã chết); gia đình có 07 anh chị em, bị cáo là con thứ sáu; Chưa có vợ, con.

Tiền án, tiền sự: Không

Nhân thân: Ngày 19/9/1987, Công an tỉnh Nam Hà bắt về tội "Cưỡng đoạt tài sản công dân".

Bị cáo Văn Trường S bị bắt truy nã và tạm giữ từ ngày 09/6/2022 sau đó chuyển tạm giam từ ngày 15/6/2022 đến nay tại Trại tạm giam Công an tỉnh Nam Định.

Bị hại: Ông Trần Văn K, sinh năm 1955 Địa chỉ: Số 15 T, phường T, thành phố N. Người làm chứng.

  1. Anh Đặng Khắc N1, sinh năm 1975.

  2. Anh Đỗ Văn Đ, sinh năm 1970.

  3. Ông Trần Quang M, sinh năm 1968.

  4. Ông Trần Huy T, sinh năm 1967.

  5. Ông Lê Văn Đ, sinh năm 1954

Tại phiên toà: Bị cáo S và bị hại ông K có mặt; những người làm chứng đều vắng mặt, không có lý do.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Văn Trường S có mối quan hệ quen biết xã hội với Đặng Khắc N1 sinh năm 1975, trú tại số 5A N, thành phố N; Trần Quang M sinh N1 1968, trú tại số 5E K tập thể cảng, thành phố N và Đỗ Văn Đ sinh N1 1970, trú tại số 9A Đê Tiền Phong, thành phố N. Tháng 3/1992, S mua 01 khẩu súng K54 và khoảng 30 viên đạn của 01 người đàn ông (không rõ lai lịch, địa chỉ) với giá 1,5 chỉ vàng. Ngày 11/4/1992, S gặp N1 tại một quán nước ở gần K vực Ga Nam Định. Tại đây, S nói cho N1 biết việc đã mua được súng, đạn rồi rủ N1 đi cướp tiệm vàng ở số 31 đường P, thành phố N. Đ thời, S bảo N1 rủ thêm M và Đ tham gia thì N1 Đ ý. Sau đó, S nhắn M vào nhà người quen của mình là ông Trần Đình B, sinh N1 1949 tại thị trấn G, huyện V, tỉnh N có việc thì M đồng ý và rủ Đ đi cùng.

Ngày 14/4/1992, sau khi đi chơi từ thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa) về, S cùng N1 đến nhà người quen là Lê Văn Đ, sinh năm 1954, trú tại số 40 đường 10 Đ, thị xã N, tỉnh N làm nghề xe ôm để thuê Đ chở ra thị trấn G, huyện V, tỉnh N. S điều khiển xe máy 67 của Đ chở Đ và N1 ngồi sau đến một quán nước gần ngã tư Thị trấn G thì dừng lại, ngồi đợi. Một lúc sau, M và Đ đi xe khách từ thành phố Nam Định đến quán nước trên. Sau đó, S rủ N1, M, Đ vào nhà ông B còn Đ ngồi ở quán nước chờ. Tại căn buồng nhà ông B, S nói với M, Đ biết việc mình cùng N1 chuẩn bị đi lên thành phố Nam Định để cướp tiệm vàng thì Đ bảo “thế anh em mình cùng làm”. S rút khẩu súng cất trong người ra đưa cho N1 còn Đ rút bình xịt hơi cay ra đưa cho S cất vào túi quần. Sau khi ăn cơm tại nhà ông B xong, S và N1 lấy 02 bộ áo mưa đã mua trên đường đi chơi từ Thanh Hóa về mặc vào rồi ra quán nước đón Đ đi đến nhà Trần Huy T, sinh năm 1969 tại Văn Thi, thị trấn G, huyện V, tỉnh N làm nghề xe ôm để thuê T chở 02 người ra thành phố Nam Định. T điều khiển xe máy S51 đi theo xe của S, N1 đến nhà ông B đón M và Đ. Trước khi đi, Đ lấy 01 con dao của nhà ông B giấu vào bụng. Cả bọn đi trên 2 xe máy đến thành phố Nam Định là khoảng 19h cùng ngày. S dừng xe ở K vực gần cổng nhà khách của nhà máy dệt, đường P B, thành phố N rồi bảo T và Đ ngồi đợi. Còn S, N1, M và Đ đi bộ đến đường P A, đứng đối diện tiệm vàng số 31 đường P A do vợ chồng ông Trần Văn K, sinh năm 1955 và bà Trần Thị L, sinh năm 1958 làm chủ thì thấy đóng cửa. S nói: "bây giờ có vàng bán thì chủ nó mới mở cửa" nên M đã lấy chiếc nhẫn vàng đang đeo trên tay đưa cho Đ đến tiệm vàng gõ cửa. Sau khi ông K mở cửa, Đ vào nhà đưa chiếc nhẫn vàng ra, giả vờ bán thì S, N1 và M cũng đẩy cửa ập vào

rồi M đóng cửa lại. N1 dùng súng K54 chĩa vào phía ông K, bà L nói: "Im không tao bắn", còn S dùng bình xịt hơi cay xịt vào mặt ông K rồi nói: "Trói lại". Sau đó, S và M lấy dây vải sẵn có trong nhà trói hai tay ông K và bà L ra phía sau và nhét vải vào miệng. S hỏi ông K: "Chìa khóa đâu" thì ông K hất hàm hướng về ngăn kéo tủ. Đ lấy chìa khóa mở tủ kính bày hàng ra thì M dùng hai tay vơ nhẫn vàng bỏ vào túi. Đ tiếp tục mở ngăn kéo tủ dưới thì thấy đống tiền và hộp đựng vàng nên đã lấy hết vàng bỏ vào túi rồi lấy 01 chiếc cặp sách của con bà L để cất tiền vào, cài khóa đưa cho M. N1 hỏi vợ chồng ông K xem còn tiền vàng không thì cả hai đều lắc đầu nên cả bọn đã đi ra rồi đóng cửa lại. Khoảng 21h cùng ngày, cả bọn đi đến chỗ Đ, T đợi rồi S điều khiển xe 67 chở Đ, N1 còn T điều khiển xe 51 chở M, Đ chạy ra đường 12 đến gần Trại tạm giam thì dừng lại. S, N1 cởi quần áo mưa vứt ở vệ đường, Đ vứt còn dao ở dọc đường rồi tiếp tục đi xe về căn nhà bỏ không của T. Đến nơi, S bảo Đ đi về trước tiền công xe ôm sẽ trả sau rồi cả bọn lấy tiền, vàng ra chia nhau. S lấy 04 chỉ vàng (loại vàng nhẫn hình tròn 24K) và 2.000.000 Đ; N1 được 04 chỉ vàng (loại vàng nhẫn hình tròn 24K) và 2.000.000 Đ; Đ được 2,5 chỉ vàng và

1.500.000 Đ; M được 04 chỉ vàng và 1.800.000 Đ. Ngoài ra, mỗi người còn lấy một ít bông tai, dây chuyền (loại vàng 18k). Riêng T được trả công xe ôm là

200.000 Đ. Khoảng 3 ngày sau, S đi đến nhà Đ ở thị xã Ninh Bình để trả

200.000 Đ tiền công xe ôm rồi lấy chiếc xe máy 67 của Đ bỏ trốn. Trên đường đi, S đã vứt khẩu súng K54 ở K vực ruộng lúa thuộc địa phận huyện B, tỉnh T Đ thời đã bán chiếc xe máy 67 với giá 03 chỉ vàng cho 01 người không quen biết. Sau đó, S trốn ở nhiều nơi và không đăng ký tạm trú, tạm vắng ở đâu.

Ngày 15/4/1992, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Nam Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với S, N1, M và Đ về tội "Cướp tài sản công dân", Đ và T về tội "Không tố giác tội phạm". Sau đó, vụ án đã được chuyển đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Hà để điều tra theo thẩm quyền. Do S bỏ trốn nên Cơ quan điều tra đã ra Quyết định truy nã và Lệnh truy nã. Ngày 23/6/1992, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Hà đã ra Bản kết luận điều tra vụ án đề nghị truy tố đối với 04 bị can còn lại. Riêng Văn Trường S bỏ trốn chưa bắt được nên ngày 03/7/1992 Cơ quan điều tra đã ra Quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với bị can. Ngày 30/7/1992, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Hà đã ra Cáo trạng số 128/HS-TA truy tố đối với 04 bị can. Ngày 18/9/1992, Tòa án nhân dân tỉnh Nam Hà đã xét xử đối với các bị cáo N1, M, Đ, Đ và T. Do Đ và M kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt nên ngày 23/02/1993, Tòa án nhân dân Tối cao đã xét xử phúc thẩm giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm. Ngày 09/6/2022, Đội truy nã, truy tìm - Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Nam Định đã bắt được đối tượng truy nã Văn Trường S. Ngày 15/6/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nam Định đã ra Quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra bị can đối với Văn Trường S và ra Lệnh tạm giam đối với S để điều tra giải quyết vụ án.

Tại Cơ quan điều tra, Văn Trường S đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của bản thân và Đ phạm như trên (BL: 88-100).

Cơ quan điều tra đã tiến hành ghi lời khai của Đặng Khắc N1, Đỗ Văn Đ, Trần Quang M, Đỗ Văn Đ, Trần Huy T và Lê Văn Đ phù hợp với lời khai

của Văn Trường S và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án (BL: 118-119, 127- 130, 140-141, 150-152, 159-160).

Tại Bản án phúc thẩm số 246 ngày 23/02/1993 của Tòa án nhân dân Tối cao đã xác định: Đặng Khắc Nam được chia 4 chỉ vàng 24K và 2.000.000 đồng; Trần Quang M được 4 chỉ vàng 24K và 1.800.000 đồng; Đỗ Văn Đ được 2,5 chỉ vàng 24K và 1.500.000 đồng. Văn Trường S khai nhận được 4 chỉ vàng 24K và

2.000.000 đồng. Ngoài ra, mỗi đối tượng còn lấy một ít vàng 18k là bông tai, dây chuyền không xác định được cụ thể. Trong khi ông Trần Văn K xác nhận số lượng vàng bị mất là 27,5 chỉ vàng và 9 triệu đồng nên tính tổng số lượng vàng loại 24K là 16,5 chỉ vàng còn lại là 11 chỉ vàng loại 18k (BL: 35-38, 51-56). Tại Công văn số 422/CTK-TTKT ngày 26/7/2022 của Cục thống kê Nam Định cung cấp:

  • Thời điểm ngày 14/4/1992 thì một chỉ vàng nhẫn loại 24K là 626.000 đồng tương đương 16,5 chỉ vàng là 10.329.000 đồng; một chỉ vàng nhẫn loại 18K là 468.000 Đ tương đương 11 chỉ vàng là 5.148.000 đồng. Như vậy tổng giá trị tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt là 24.477.000 đồng;

  • Thời điểm ngày 09/6/2022 thì một chỉ vàng nhẫn loại 24K là 5.445.000 Đ tương đương 16,5 chỉ vàng là 89.842.500 đồng; một chỉ vàng nhẫn loại 18K là 4.099.000 đồng tương đương 11 chỉ vàng là 45.089.000 đồng. Như vậy tổng giá trị tài sản các đối tượng đã chiếm đoạt là 102.941.500 đồng (BL: 44).

*Vấn đề bồi thường dân sự: Sau khi phục hồi điều tra vụ án, cơ quan điều tra đã làm việc với ông Trần Văn K, ông K không yêu cầu Văn Trường S phải bồi thường (BL: 51-56).

Bản cáo trạng số 76/CT-VKS-P3 ngày 24-8-2022 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định truy tố Văn Trường S về tội Cướp tài sản của công dân” theo điểm a,b,d khoản 2 Điều 151 BLHS năm 1985, sửa đổi bổ sung năm 1991.

Tại phiên toà, bị cáo đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt, để bị cáo sớm được trở lại với gia đình và xã hội.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định luận tội: Giữ nguyên nội dung cáo trạng và quyết định đã truy tố, sau khi phân tích đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử:

Áp dụng điểm a, b, d khoản 2 điều 151, điểm h khoản 1 điều 38, khoản 2 Điều 38 BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1991. Xử phạt bị cáo Văn Trường S từ 13- 14 năm tù giam, về tội “Cướp tài sản của công dân”.

Đề nghị không áp dụng hình phạt bổ sung đối với các bị cáo.

Về trách nhiệm bồi thường dân sự bị cáo không phải nộp. Về tiền án phí bị cáo phải nộp tiền án phí theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

  1. Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Nam Định, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS). Quá trình điều tra và tại phiên toà, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, có căn cứ xác định các hành vi, quyết định tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện trong vụ án đều hợp pháp.

  2. Lời khai nhận của bị cáo tại phiên toà phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra; lời khai của bị hại, lời khai của người làm chứng và các tài liệu chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án đã có đủ căn cứ kết luận:

    Khoảng 19 giờ ngày 14/4/1992, tại cửa tiệm vàng số 31 đường Phan Bội Châu A, thành phố Nam Định, Văn Trường S cùng với Đ bọn đã có hành vi sử dụng súng K54, bình xịt hơi cay và dao để đe dọa uy hiếp tinh thần, dùng vũ lực trói tay, bịt miệng ông Trần Văn K và bà Trần Thị L khiến cho cả hai lâm vào tình trạng không thể chống cự được để chiếm đoạt số tài sản gồm 27,5 chỉ vàng (24k, 18K) và 9.000.000 đồng. Hành vi trên của các bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội “Cướp tài sản của công dân”, nên quan điểm truy tố của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định là có căn cứ. Hành vi phạm tội của các bị cáo là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến trật tự đến tình hình an ninh và trật tự an toàn xã hội, bản thân các bị cáo là người có đầy đủ năng lực pháp luật hình sự. Vì vậy cần phải xử phạt nghiêm minh đối với các bị cáo.

  3. Về vai trò của bị cáo: Trong vụ án này, Văn Trường S đóng vai trò là chủ mưu, cầm đầu, rủ rê các đối tượng khác cùng tham gia. Bên cạnh đó, S còn chuẩn bị công cụ cũng như trực tiếp dùng vũ lực nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần người bị hại để cướp tài sản.

  4. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào.

    Về tình tiết giảm nhẹ: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử bị cáo S đã thành khẩn khai báo hành vi phạm tội của bản thân và đồng bọn nên được hưởng tình tiết “thật thà khai báo” quy định tại điểm h khoản 1 điều 38 BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1991. Đồng thời, bị hại là ông Trần Văn K có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo nên bị cáo được hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 38 BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1991.

  5. Căn cứ tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân, vị trí, vai trò của bị cáo trong vụ án: HĐXX xét thấy cần căn cứ điểm a, b, d khoản 2 điều 151 BLHS năm 1985, sửa đổi bổ sung năm 1991 để xử phạt đối với bị cáo Văn Trường S. Xét thấy bản thân bị cáo S là người giữ vai trò thứ nhất trong vụ án,

    có nhân thân xấu, vì vậy phải cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian, để cải tạo, giáo dục và làm gương cho các kẻ khác.

  6. Về hình phạt bổ sung: Bị cáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên miễn hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

  7. Về trách nhiệm dân sự: Do ông Trần Văn K là bị hại trong vụ án không yêu cầu bị cáo S phải bồi thường, vì vậy Hội đồng xét xử không đề cập giải quyết.

  8. Về vật chứng: Đã được xử lý trong vụ án xét xử các bị cáo khác là đồng

    phạm.

  9. Về án phí: Bị cáo phải nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm theo quy định

của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

  1. Tuyên bố bị cáo Văn Trường S phạm tội “Cướp tài sản của công dân”.

    1. Căn cứ điểm a, b, d khoản 2 điều 151, điểm h khoản 1 điều 38, khoản 2 Điều 38 BLHS năm 1985 sửa đổi, bổ sung năm 1991. Xử phạt bị cáo Văn Trường S 13 năm 06 tháng tù giam, thời hạn tù được tính từ ngày 09/6/2022;

  2. Về hình phạt bổ sung: Miễn hình phạt bổ sung cho bị cáo Văn Trường

    S.

  3. Án phí: Căn cứ Điều 135 BLTTHS năm 2015 và Nghị Quyết số

    326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án.

    Buộc bị cáo Văn Trường S phải nộp 200.000 Đ (Hai trăm nghìn đồng) tiền án phí hình sự sơ thẩm.

  4. Quyền kháng cáo: Bị cáo và bị hại có mặt được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì bị cáo có quyền tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án. Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

  • Bị cáo;

  • Bị hại;

  • TAND+VKSND Cấp cao tại Hà Nội;

  • Công an tỉnh Nam Định;

  • VKSND tỉnh Nam Định;

  • Trại tạm giam Công an tỉnh NĐ;

  • Cục THADS tỉnh Nam Định;

  • Lưu hồ sơ vụ án + VT.

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

Vũ Hà Nam

THÔNG TIN BẢN ÁN

Bản án số 96/2022/HS-ST ngày 18/11/2022 của TAND tỉnh Nam Định

  • Số bản án: 96/2022/HS-ST
  • Quan hệ pháp luật:
  • Cấp xét xử: Sơ thẩm
  • Ngày ban hành: 18/11/2022
  • Loại vụ/việc: Hình sự
  • Tòa án xét xử: TAND tỉnh Nam Định
  • Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
  • Đính chính: Đang cập nhật
  • Thông tin về vụ/việc: Văn Trường S cướp tài sản
Tải về bản án