Hệ thống pháp luật

ATÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Bản án số: 37/2022/HS-ST Ngày 21 - 12 - 2022

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÂN DANH

NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Tô Văn Thịnh

Các Hội thẩm nhân dân: Ông Vũ Xuân Đang

Bà Trần Thị Kim Dung

  • Thư ký phiên tòa: Bà Trịnh Thị Hoài Thu - Thư ký Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình

  • Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình tham gia phiên tòa:

Bà Đoàn Thị Thúy Ngân - Kiểm sát viên.

Ngày 21 tháng 12 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 37/2022/TLST-HS ngày

18 tháng 11 năm 2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 34/2022/QĐXXST-HS ngày 08 tháng 12 năm 2022 đối với các bị cáo:

  1. Trần Duy T1, sinh năm 1978, tại thành phố N, tỉnh Ninh Bình. Nơi cư trú: Số nhà .., đường H, phố V, phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình; nghề nghiệp khi thực hiện hành vi phạm tội: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình; đã bị tạm đình chỉ chức vụ và tạm đình chỉ công tác theo Quyết định số 268/QĐ-BCT ngày 02/3/2022 của Bộ Công Thương; là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình đã bị đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025 theo Quyết định số 496-QĐ/TU ngày 03/3/2022 của Tỉnh ủy Ninh Bình và đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số 51-QĐ/UBKTĐUK ngày 29/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình; trình độ văn hoá 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Duy T4 và bà Đinh Thị B; có vợ Nguyễn Thu H và 03 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” (có mặt).

  2. Nguyễn Phú H1, sinh năm 1970, tại huyện V, tỉnh Nam Định. Nơi cư trú: Số nhà …., đường L, phố N, phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình; Nơi ĐKHKTT: Số nhà …, đường L, phố Q, phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình;

    nghề nghiệp khi thực hiện hành vi phạm tội: Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình, đã bị tạm đình chỉ chức vụ và tạm đình chỉ công tác theo Quyết định số 229/QĐ-TCQLTT ngày 25/02/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương; là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số 1892-QĐ/ĐUK ngày 29/11/2022 của Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình; trình độ văn hoá 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Nguyễn Phú L và bà Nguyễn Thị T5; có vợ Bùi Thị Thanh T và 02 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” (có mặt).

  3. Trần Quang T2, sinh năm 1970, tại thành phố N, tỉnh Ninh Bình. Nơi cư trú: số nhà …, ngõ 22.., đường T, phố N, phường N, thành phố N, tỉnh Ninh Bình; nghề nghiệp khi thực hiện hành vi phạm tội: Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình, đã bị tạm đình chỉ công tác và chức vụ theo Quyết định số 1945/QĐ-TCQLTT ngày 13/10/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương; là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số 50-QĐ/UBKTĐUK ngày 29/11/2022 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình; trình độ văn hoá 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Trần Văn N và bà Phạm Thị N; có vợ Bùi Thị Thúy N và 01 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” (có mặt).

  4. Đinh Huy H2, sinh năm 1975, tại huyện N, tỉnh Ninh Bình. Nơi cư trú: Số nhà …, đường H, phố V, phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình; nghề nghiệp khi thực hiện hành vi phạm tội: Phó Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 3 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình, đã bị tạm đình chỉ công tác và tạm đình chỉ chức vụ theo Quyết định số 230/QĐ-TCQLTT ngày 25/02/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường Bộ Công Thương; là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đã bị đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành Chi bộ số 4, Đảng bộ Cục Quản lý thị trường, đình chỉ Phó Bí thư Chi bộ số 4, Đảng bộ Cục Quản lý thị trường theo Quyết định số 1330-QĐ/ĐUK ngày 03/3/2022 của Đảng bộ khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình, đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số 1893-QĐ/ĐUK ngày 29/11/2022 của Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình; trình độ văn hoá 12/12; dân tộc: Kinh; giới tính: Nam; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông Đinh Văn P và bà Lê Thị T; có vợ Đinh Thị N và 03 con; tiền án, tiền sự: Không; bị cáo đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn “Cấm đi khỏi nơi cư trú” (có mặt).

    • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án: Ông Trần Văn B, sinh năm 1988 và bà Trần Thị T3, sinh năm 1994; đều cư trú: Thôn N, xã T, huyện G,

      tỉnh Ninh Bình (đều vắng mặt).

    • Người làm chứng: Ông Quách Tiến C, ông Phạm Văn H3, bà Lã Thị N1, bà Tạ Thị Mai H4, ông Phạm Văn N2, ông Bùi Văn Đ1, ông Đặng Văn H5, ông Vũ Đức H6 (đều có mặt). Ông Nguyễn Ngọc S (vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Trần Duy T1 nguyên là phó giám đốc Sở Công Thương, tỉnh Ninh Bình, được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trưởng (QLTT) tỉnh Ninh Bình từ tháng 02 năm 2021. Sau khi nhận nhiệm vụ Tuấn phân công: Ông Đặng Văn H5 - Phó Cục trưởng phụ trách Đội QLTT số 3; ông Bùi Văn Đ1 - Phó Cục trưởng phụ trách đội Nghiệp vụ tổng hợp và Đội QLTT số 2; ông Vũ Đức H6 - Phó Cục trưởng phụ trách phòng Tổ chức Hành chính và Đội QLTT số

4. Tuấn chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của cục, trực tiếp phụ trách phòng Thanh tra pháp chế và Đội QLTT số 1. Bản thân T1 chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ QLTT, chưa có thẻ kiểm tra thị trường, chưa có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng do biết nội bộ Cục QLTT nhất là ban lãnh đạo có nhiều mâu thuẫn, chia rẽ, ông Đặng Văn H5 cùng các Phó Cục trưởng ông Bùi Văn Đ1, ông Vũ Đức H6 là những người không ủng hộ T1. Do vậy với cương vị là Cục trưởng T1 thấy chưa đủ uy tín, quyền lực cá nhân để triển khai công tác, thực thi nhiệm vụ.

Tháng 3 năm 2021, T1 nhận được thông tin phản ánh từ quần chúng nhân dân và báo chí về việc cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B, sinh năm 1988 địa chỉ: thôn N, xã T, huyện G, tỉnh Ninh Bình thuộc địa bàn quản lý của Đội QLTT số 3 do ông Đặng Văn H5 - Phó Cục trưởng Cục QLTT phụ trách có dấu hiệu vi phạm pháp luật. T1 đã không bàn bạc và chỉ đạo ông H5 tổ chức xác minh xử lý mà trực tiếp ký văn bản số 196 ngày 31/3/2021 chỉ đạo Đội QLTT số 3 tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B.

Để khẳng định, củng cố, nâng cao uy tín, quyền lực của cá nhân trong quá trình kiểm tra, khám và xác minh, xử lý vụ việc, Trần Duy T1 đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chỉ đạo trái pháp luật cấp dưới là Nguyễn Phú H1 - Đội trưởng Đội QLTT số 3, Trần Quang T2 - Phó đội trưởng - Trưởng đoàn kiểm tra làm trái công vụ, không tạm giữ để xác minh xử lý nhiều loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, mặc dù biết Đội QLTT số 3 không xác minh tính hợp pháp của các hóa đơn chứng từ do ông Trần Văn B xuất trình, T1 vẫn đồng ý với đề xuất và trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Phú H1 và Đinh Huy H2 - Phó đội trưởng, Trưởng đoàn kiểm tra (thay thế Trần Quang T2 từ ngày 22/4/2021) trả lại 13 loại hàng hóa được ghi trong 12 hóa đơn không hợp pháp. Gây thiệt hại

đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cụ thể như sau:

Sáng ngày 31/3/2021, Trần Duy T1 gọi điện cho Nguyễn Phú H1 - Đội trưởng Đội QLTT số 3 yêu cầu đầu giờ chiều triệu tập công chức của đội để làm việc. Khoảng 13 giờ 30 phút cùng ngày, T1 cùng ông Trương Ngọc H7 - Trưởng phòng Pháp chế và bà Lã Thị N1 - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục QLTT đến phòng làm việc của Nguyễn Phú H1 tại trụ sở Đội QLTT số 3 chỉ đạo Nguyễn Phú H1 tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B. Thực hiện chỉ đạo của T1, Nguyễn Phú H1 đã ban hành Quyết định kiểm tra số 0006007/QĐ-KT ngày 31/3/2021, thành viên đoàn kiểm tra gồm: Trần Quang T2

- Phó đội trưởng làm Trưởng đoàn kiểm tra; Phạm Văn H3, Phạm Văn N2, Đinh Huy H2 và Quách Tiến C là thành viên cùng với lực lượng phối hợp của Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Ninh Bình. Khoảng 16 giờ cùng ngày, Trần Duy T1, ông H7, bà N1 và Nguyễn Phú H1 cùng Đoàn kiểm tra đi đến địa điểm kinh doanh của ông B. Khi đến hộ kinh doanh, T1 chỉ đạo T2 liên hệ với chủ hộ kinh doanh để thực hiện việc kiểm tra, nhưng T2 không liên hệ được. Do muốn tiến hành kiểm tra ngay nên T1 trực tiếp mời chính quyền địa phương đến chứng kiến và phối hợp, đồng thời chỉ đạo T2 công bố Quyết định kiểm tra và điều hành việc kiểm tra cơ sở kinh doanh. T1 chỉ đạo Nguyễn Phú H1, T2 thực hiện các nội dung kiểm tra; chỉ đạo H7, N1 phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ cho Đoàn kiểm tra. Nguyễn Phú H1 và T2 phân công Quách Tiến C thiết lập hồ sơ vụ việc và tiếp nhận hoá đơn chứng từ; phân công các thành viên đoàn kiểm tra thực hiện phân loại, kiểm đếm hàng hoá tại khu vực kinh doanh. T2 đề xuất với T1 gọi thêm cán bộ tại các tổ thuộc Đội QLTT số 3 để thực hiện nhiệm vụ. Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện nhiều loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ đồng thời phát hiện bên trong khu vực kinh doanh có kho hàng cất giấu nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm hành chính. Do biết trước về kho hàng này thông qua kết quả xác minh ban đầu, T1 chỉ đạo Phú H1 ra quyết định khám kho hàng; cùng ngày, Nguyễn Phú H1 ký Quyết định khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính số 00000002/QĐ-KNCG. Sau khi vào kho hàng thấy số lượng hàng hóa lớn, Nguyễn Phú H1 đề xuất T1 tăng cường thêm thành viên đoàn kiểm tra. T1 đồng ý và trực tiếp chỉ đạo Đội trưởng các đội QLTT số 1, 2, 4 và trưởng các phòng thuộc Cục QLTT tỉnh Ninh Bình, điều động cán bộ tham gia cùng Đội QLTT số 3 để kiểm đếm, phân loại hàng hóa. Nguyễn Phú H1 phân công C lập phương án khám và danh sách bổ sung thành viên. Sau khi các thành viên tăng cường đến địa điểm khám, T1 cùng T2, Nguyễn Phú H1 trực tiếp phân công, đôn đốc lực lượng tăng cường chia thành các tổ, nhóm kiểm đếm, phân loại hàng hóa. Trong đó Quách Tiến C tiếp nhận 47 hóa đơn do ông B, bà T3 xuất trình, lập danh sách hàng có ghi trên hóa đơn.

Nguyễn Phú H1 giao cho bà Tạ Thị Mai H4, cán bộ tập sự đội QLTT số 3 thực hiện tổng hợp hàng hóa kiểm đếm có thực tại kho do các thành viên trong đoàn kiểm tra đọc cho H4, H4 ghi số lượng, chủng loại, nhãn hiệu hàng hóa vào sổ tay do Nguyễn Phú H1 đưa sau đó nhập vào máy tính của Đội QLTT số 3. Trong danh sách “Tổng hợp hàng hóa kiểm đếm ngày 1/4/2021” do H4 tổng hợp nhập vào máy tính ghi nhận 28 loại hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, 65 loại hàng hóa do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ, trong đó có 03 loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ gồm: 3.630 lọ nước hoa ghi các nhãn hiệu Victoria Secrets, Victoria, Dior, Channel No5, Chanel Blue, Chanel Coco, Sexy 212, Gode Dust, Good Girl, Lacome; 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay ghi các nhãn hiệu Burberry, Rolex, Goru; 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu Chanel, Burberry, Fendi, LV, Gucci, Dior. Sau khi đoàn kiểm tra phát hiện và kiểm đếm đối với 03 mặt hàng trên, T1 gặp ông B và hỏi: “Các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa?” Ông B trả lời: “Đây”.

Sáng ngày 02/4/2021, Đoàn kiểm tra đang tiếp tục kiểm đếm hàng hóa thì ông B và bà T3 phản ứng không cho đoàn kiểm tra tiếp tục khám. T1 nói với đoàn kiểm tra “anh em dừng lại, tập trung kiểm đếm hàng hóa, lập hồ sơ kếtCác thành viên Đoàn kiểm tra tiến hành tập kết hàng hóa đã kiểm đếm về khu vực phòng kính tại tầng 1 của kho hàng. Tại đây, Đinh Huy H2 và T2 cùng đổ ra 01 thùng catton đựng đồng hồ và kiểm đếm lại số lượng được 510 chiếc, nhưng ông B chỉ vào mặt hàng đồng hồ vào nói “đây không phải hàng củasau đó bỏ ra ngoài. T2 chỉ đạo C in bảng kê danh sách hàng hóa kiểm đếm có dấu hiệu vi phạm cần phải tạm giữ từ máy tính của Đội QLTT số 3 ra để Tuyến báo cáo kết quả khám với T1 trước khi làm việc với chủ hộ kinh doanh (danh sách này thể hiện số lượng 50 mặt hàng có dấu hiệu vi phạm trong đó có các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa). Ông B và bà T3 đến gặp và xin T1, T2 tạo điều kiện không tạm giữ lô hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa nhưng T1, T2 không nói gì. Một lúc sau, T1 yêu cầu T2 công bố kết quả khám, T2 cầm bản danh sách hàng hóa có dấu hiệu vi phạm đưa cho ông B và bà T3 đọc, đồng thời T2 công bố một số hàng hóa trong danh sách. Lúc này có mặt cả T1, Phú H1 và các thành viên đoàn kiểm tra đang đứng gần đó. Khi T2 đang công bố thì ông B, bà T3 tiếp tục đề nghị đoàn kiểm tra không tạm giữ lô hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa, sau đó bỏ ra ngoài, không làm việc với Đoàn kiểm tra. Thấy vậy, T2 báo cáo T1 “Chủ cơ sở đang có ý kiến như vậy, sếp xemNguyễn Phú H1 báo cáo T1 “Vợ chồng B phản ứng, bỏ đi không phối. Sau đó bà T3 quay lại tiếp tục đến gặp và xin T1 không tạm giữ lô hàng nêu trên. Lúc này T2 nhìn thấy T1 gật đầu với bà T3 nên T2 hiểu

là T1 đã đồng ý với đề nghị của bà T3. Đầu giờ chiều cùng ngày, T2 gặp T1 báo cáo nội dung việc khám không thể kéo dài đồng thời đề xuất với T1 không tạm giữ đối với lô hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa. T1 quay ra nói với T2, Nguyễn Phú H1 là “Anh em giải quyết sao cho linh hoạt”, đồng thời chỉ đạo Nguyễn Phú H1, T2 thực hiện theo phương án mà T2 đã đề xuất, khẩn trương kết thúc sớm.

Thực hiện chỉ đạo của T1, Nguyễn Phú H1 và T2 đã phân công các thành viên đoàn kiểm tra hoàn thiện hồ sơ ấn chỉ dưới sự hướng dẫn về nghiệp vụ của H7 và N1. Quách Tiến C viết biên bản khám nơi cất giấu tang vật và bảng kê hàng hóa số 91, 92 và 93 thể hiện 59 mặt hàng có tại kho hàng. Lã Thị N1 đọc cho Phạm Văn H3 viết các bảng kê số 94, 95 và 97 thể hiện có 50 loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu vi phạm. Sau đó Phạm Văn H3 tiếp tục viết quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính và biên bản tạm giữ tang vật theo thủ tục hành chính 50 loại hàng hóa theo bảng kê số 94, 95, 97. Trong các bảng kê hàng hóa có tại kho hàng và các bảng kê hàng hóa bị tạm giữ đều không ghi nhận 03 loại hàng hóa không có hóa đơn chứng từ đã được phân loại kiểm đếm gồm: 3.630 lọ nước hoa, 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay, 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu nước ngoài. Sau khi hoàn thiện hồ sơ Tuấn chỉ đạo Nguyễn Phú H1 ký quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính số 785/QĐ-TGTV và biên bản tạm giữ tang vật vi phạm hành chính. T2 ký biên bản khám nơi cất giấu tang vật, biên bản tạm giữ tang vật vi phạm phạm hành chính và 06 bảng kê hàng hóa số 91, 92, 93, 94, 95, 97. Với trách nhiệm là Trưởng đoàn kiểm tra T2 không công bố biên bản và quyết định tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm mà trực tiếp đưa hồ sơ ấn chỉ cho ông B, người làm chứng và các thành phần tham gia ký, giao lại liên 2 cho ông B. Kết thúc cuộc kiểm tra T1 chỉ đạo Nguyễn Phú H1 đưa toàn bộ hàng hóa tạm giữ về kho của Cục QLTT. Đối với số hàng hóa đồng hồ, kính mắt, nước hoa đã phân loại kiểm đếm nhưng không bị tạm giữ. Quá trình điều tra không xác định được ở đâu do vậy cơ quan điều tra không có căn cứ để thu giữ xử lý.

Sáng ngày 05/4/2021, T1 triệu tập họp giao ban lãnh đạo Cục và các Phòng, Đội trực thuộc. Tại cuộc họp T1 khẳng định vụ việc kiểm tra, khám là do Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo dựa trên nguyên tắc Thủ trưởng nên việc Tuấn không cần thiết phải trao đổi, bàn bạc với các ông Phó Cục trưởng, đồng thời T1 nói: “Đây là vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên yêu cầu. Chiều ngày 05/4/2021, ông B đến trụ sở đội QLTT số 3 làm việc, xuất trình bản chính 15 hóa đơn giá trị gia tăng để chứng minh tính hợp pháp của một số hàng hóa đã bị tạm giữ. T2 chỉ đạo C lập biên bản làm việc với ông B. Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hóa đơn bằng mắt thường phát hiện có 03 hóa đơn không hợp lệ gồm: Hóa đơn số 0008636 ghi ngày 03/4/2021 (ngày

tháng ghi trong hóa đơn là ngày đoàn kiểm tra đã kết thúc việc kiểm tra); Hóa đơn số 0001624 ngày 30/02/2021 (ngày của hóa đơn không có thật); 01 hóa đơn ghi hàng hóa không phù hợp với hàng hóa đã tạm giữ, C đã trả lại 03 hóa đơn này cho ông B. Còn lại 12 hóa đơn gồm: 08 hóa đơn của Công ty TNHH H - đăng ký địa chỉ tại phường T, quận H, thành phố Hà Nội; 02 hóa đơn giá trị gia tăng ghi tên của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đ, địa chỉ: xóm Đ, xã T, huyện N, tỉnh Nam Định; 01 hóa đơn của Công ty thương mại và dịch vụ C, địa chỉ: số 1../31.., đường N, phường Q, quận T, thành phố Hà Nội và 01 hóa đơn của Công ty TNHH D, địa chỉ: số 2..-2.., Đ, phường C, quận B, thành phố Hà Nội, C giữ lại để xác minh.

Khi kết thúc cuộc kiểm tra T2 biết bản thân và Đoàn kiểm tra bỏ ra ngoài không tạm giữ nhiều hàng hóa là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng không có hóa đơn chứng từ là sai phạm. Do vậy ngày 09/4/2021, T2 có báo cáo gửi ông H5 - Phó Cục trưởng phụ trách và Nguyễn Phú H1 - Đội trưởng đội QLTT số 3 phản ánh sai phạm của Đoàn kiểm tra. Nhận được báo cáo của T2 ông H5 đã báo cáo lại nội dung trên với T1, T1 chỉ đạo ông H5 làm việc trực tiếp với Đội QLTT số 3 để làm rõ. Mặc dù biết rõ sai phạm của Đoàn kiểm tra nhưng ông H5 không có chỉ đạo cụ thể và cũng không báo cáo lại T1. Ngày 19/4/2021, Nguyễn Phú H1 tổ chức họp đoàn kiểm tra về nội dung báo cáo của T2. Trong cuộc họp các thành viên đoàn kiểm tra đều biết nội dung báo cáo của T2 là đúng nhưng thấy T2 với vai trò là Trưởng đoàn kiểm tra T2 biết và trực tiếp thực hiện việc bỏ ra ngoài nhiều hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Do không biết T2 làm báo cáo này với mục đích gì nên các thành viên trong Đoàn kiểm tra đều có ý kiến nội dung báo cáo của T2 là không đúng, không có cơ sở. T2 không nhất trí với nội dung cuộc họp, không ký biên bản. Sau cuộc họp Nguyễn Phú H1 chỉ đạo C gửi trực tiếp biên bản cuộc họp cho T1, T1 đọc nhưng không chỉ đạo gì.

Ngày 21/4/2021, T2 xin nghỉ phép đi khám bệnh. Nguyễn Phú H1 báo cáo T2 xin ý kiến thay thế Trưởng đoàn kiểm tra. T1 chỉ đạo Nguyễn Phú H1 ban hành quyết định phân công Đinh Huy H2 - Phó đội trưởng Đội QLTT số 3 thành viên đoàn kiểm tra làm trưởng đoàn kiểm tra thay thế T2. Sau khi được phân công là Trưởng đoàn kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ vụ việc, với chức trách nhiệm vụ được giao Đinh Huy H2 không chỉ đạo, phân công các thành viên Đoàn kiểm tra tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa có dấu hiệu vi phạm bị tạm giữ, cụ thể: không xác minh thông tin và trực tiếp làm việc với doanh nghiệp xuất hóa đơn, cơ quan thuế và cơ quan quản lý thị trường nơi có trụ sở của doanh nghiệp xuất hóa đơn; không mở niêm phong đối chiếu hàng hóa ghi trên hóa đơn với hàng hóa tạm giữ ... Do vậy không phát hiện được 12 hóa đơn nói trên là hóa đơn không hợp pháp. Đinh Huy H2 báo cáo và đề xuất Nguyễn Phú H1 trả lại hàng hóa cho ông Bản. Nguyễn Phú H1 với vai

trò là Đội trưởng Đội QLTT số 3 biết Đoàn kiểm tra chưa tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của hàng hóa đã tạm giữ nhưng vẫn báo cáo đề xuất T1 trả lại hàng hóa đã tạm giữ được ghi trong 12 hóa đơn do ông B giao nộp. Sau khi nghe Nguyễn Phú H1 báo cáo T1 đồng ý và chỉ đạo Nguyễn Phú H1 và Đoàn kiểm tra trả lại hàng hóa cho ông B. Thực hiện sự chỉ đạo của T và Nguyễn Phú H1, Đinh Huy H2 điện mời ông B lên làm việc để trả lại 13 loại hàng hóa được ghi trong 12 hóa đơn do ông B giao nộp và lập Biên bản vi phạm hành chính đối với số hàng hóa đang bị tạm giữ còn lại do ông B không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Chiều và tối ngày 26/4/2021, tại trụ sở Cục QLTT tỉnh, Đoàn kiểm tra tiến hành mời ông B chứng kiến việc mở niêm phong, lập Biên bản vi phạm hành chính và thông báo kết quả họp hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính đối với 40 mặt hàng đang bị tạm giữ không có hóa đơn chứng từ. Đinh Huy H2 chỉ đạo Cường hướng dẫn Đinh Khánh T6 - Thủ kho của đội QLTT số 3 làm thủ tục trả lại 13 loại hàng hóa đang bị tạm giữ được ghi trong 12 hóa đơn không hợp pháp do ông B giao nộp gồm: 552 chai dầu gội loại 850 ml; 50 chai dầu gội loại 750 ml; 1.373 lọ và 265 hộp kem dưỡng da; 925 lọ và 700 tuýp kem chống nắng; 589 hộp và 216 tuýp mỹ phẩm; 284 tuýp kem đánh răng; 1.000 chai xịt muỗi; 120 hộp thuốc chống đột quỵ; 120 áo giả da và 3.129 áo phông đều do nước ngoài sản xuất.

Khoảng 20 giờ ngày 26/4/2021, phát hiện được đoàn kiểm tra đang lập hồ sơ trả lại hàng hóa cho ông Bản có dấu hiệu vi phạm, ông Đặng Văn H5 - Phó cục trưởng phụ trách Đội QLTT số 3 đến phòng tiếp dân yêu cầu Đoàn kiểm tra cho xem hồ sơ xử lý vụ việc vì cho rằng hồ sơ chưa đảm bảo đúng quy định. Đinh Huy H2 không cho ông H5 xem và nói vụ việc này do T1 và Nguyễn Phú H1 trực tiếp chỉ đạo, những ai không liên quan thì không được xem. Ông H5 to tiếng yêu cầu Đoàn kiểm tra không được trả lại hàng hoá vào ban đêm vì có dấu hiệu tẩu tán hàng hóa. Đinh Huy H2 đã gọi điện báo cáo Nguyễn Phú H1. Nguyễn Phú H1 báo cáo T1 việc ông H5 đang cản trở không cho đoàn kiểm tra làm việc. Khoảng 22 giờ 30 phút cùng ngày, sau khi nghe Nguyễn Phú H1 báo cáo T1 đến trụ sở Cục Quản lý thị trường tỉnh, gặp ông H5 đang đứng ở sảnh thấy T1 ông H5 bỏ đi không gặp gỡ trao đổi công việc. Lúc này do đã muộn nên Nguyễn Phú H1, Đinh Huy H2 báo cáo T1 để hôm sau mới trả hàng. T1 yêu cầu Nguyễn Phú H1 và Đinh Huy H2 phải thực hiện trả lại hàng ngay. Thực hiện chỉ đạo của T1, Đinh Huy H2 đã chỉ đạo Quách Tiến C hướng dẫn Đinh Khánh T6 lập biên bản và chỉ đạo các thành viên Đoàn kiểm tra vào kho, phối hợp cùng S thủ kho đưa hàng hóa tạm giữ theo danh sách trả lại ra khu vực tiền sảnh, mở các bao bì kiểm đếm số lượng để ông B nhận và bốc xếp lên xe chở hàng đang đỗ ở sân sau Cục QLTT. Lúc này ông H5 đi đến yêu cầu không được trả hàng vào ban đêm vì có

dấu hiệu tẩu tán hàng hóa vi phạm. Ông H5 gọi điện thoại cho ông Bùi Văn Đ1 và ông Vũ Đức H6 cùng đến để can ngăn, không cho Đoàn kiểm tra thực hiện việc trả hàng. T1 gặp trực tiếp và yêu cầu các ông H5, Đ1, H6 không được cản trở đoàn kiểm tra trả lại hàng. Sau khi hàng hóa được bốc xếp lên xe tải, ông Bùi Văn Đ1 lên thùng xe dùng máy điện thoại cá nhân chụp ảnh một số mặt hàng sau đó xuống đứng ở đầu xe ngăn cản không cho xe đi. T1 đến yêu cầu ông Đ1 không được cản trở việc trả lại hàng và nói với lái xe “Ông cứ đi cho tôi, tôi là người chịu tráchvà nói với mọi người “Ai là người chịu trách nhiệm ở đây? Tôi là CụcSau đó xe tải chở hàng hóa rời khỏi trụ sở Cục QLTT. Số hàng hóa nêu trên sau khi ông B nhận về đã đem cho biếu tặng và bán do vậy Cơ quan điều tra không đủ căn cứ thu giữ, xử lý theo quy định. Quá trình điều tra xác định 12 hóa đơn ông B giao nộp ngày 05/4/2021

Đoàn kiểm tra dùng làm căn cứ để trả lại 13 loại hàng hóa nêu trên cho ông B đều là hóa đơn không hợp pháp. Cụ thể:

Đối với 08 hóa đơn giá trị gia tăng của công ty TNHH H, địa chỉ tại phường T, quận H, thành phố Hà Nội gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000418 ngày 25/02/2021 xuất bán 50 cặp dầu gội đầu Tigi đỏ; Hóa đơn số 0000421 ngày 26/02/2021 xuất bán 300 tuýp kem dưỡng da Hwang Kum Hee 4HF Plus; 06 hóa đơn: số 0000422 ngày 01/3/2021; số 0000425 ngày 02/3/2021; số 0000429 ngày 04/3/2021; số 0000432 ngày 05/3/2021; số 0000436 ngày 08/3/2021; số 0000440 ngày 09/3/2021 xuất bán 120 hộp An cung ngưu Kwang dong. Xác minh thực tế Công ty TNHH H không có hoạt động thực tế tại địa chỉ kinh doanh. Cả 08 hóa đơn nêu trên Công ty chưa gửi thông báo phát hành cho cơ quan thuế.

Đối với 02 hóa đơn giá trị gia tăng ghi tên của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đ, địa chỉ: xóm Đ, xã T, huyện T, tỉnh Nam Định, gồm: hóa đơn số 0000352 ngày 15/3/2021 ghi xuất bán mặt hàng quần áo thanh lý; hóa đơn số 0000359 ngày 24/3/2021 xuất bán mặt hàng dầu gội, dầu xả Biotin colagen; dầu gội, xả bưởi Grape fruit. Kết quả xác minh thực tế ngày 16/9/2020 Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đ đã đổi tên thành công ty TNHH xây dựng và thương mại N, kiểm tra liên 1 và liên 3 của 02 hóa đơn trên đang lưu tại công ty kết quả: hóa đơn số 0000352 ghi ngày 23/7/2019 nội dung xuất bán hàng hóa là thép xây dựng; hóa đơn số 0000359 ghi ngày 01/8/2019, nội dung xuất bán hàng hóa là gạch Tuynel.

Đối với hóa đơn giá trị gia tăng số 0001314 ngày 07/3/2021 ghi đơn vị bán hàng là Công ty thương mại và dịch vụ C, địa chỉ: số 1../31..., đường N, phường Q, quận T, thành phố Hà Nội và hóa đơn số 0001550 ngày 22/3/2021 của Công ty TNHH D địa chỉ: số 2..-2..., Đ, phường C, quận B, thành phố Hà Nội. Kết quả xác minh thực tế từ năm 2020 đến tháng 4 năm 2021, cả hai công ty trên đều sử

dụng hóa đơn điện tử không sử dụng hóa đơn giấy và không xuất bán hàng hóa cho cá nhân nào là Trần Văn B ở xã T, huyện G, tỉnh Ninh Bình.

Đối với 12 hóa đơn không hợp pháp do ông B giao nộp ngày 05/4/2021 sau khi tiếp nhận C đã phô tô để lưu hồ sơ. Ngày 26/4/2021, đoàn kiểm tra đã trả lại 12 hóa đơn (bản gốc) cho ông B. Quá trình điều tra ông b khai đem lên Hà Nội và cất tại nhà ở địa chỉ khu đô thị Centra Park, phường Đ, quận H, thành phố Hà Nội, sau đó nhờ em họ bên vợ tên là Nguyễn Văn T7 ở xã G, huyện N, tỉnh Ninh Bình phô tô, giao lại cho Đoàn xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường 08 hóa đơn (ghi đơn vị bán hàng là công ty TNHH H). Đến nay, số hóa đơn này đã bị thất lạc nên Cơ quan điều tra không có căn cứ để thu giữ, xử lý theo quy định.

Đối với 40 hàng hóa vi phạm bị tạm giữ do ông B không xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp đoàn kiểm tra đã lập hồ sơ vi phạm hành chính và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền. Ngày 29/4/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra Quyết định số 342/QĐ-UBND xử phạt hành chính đối với ông Trần Văn B, với số tiền 201.250.000 đồng về các hành vi: “Tàng trữ để bán(theo Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ), “Buôn bán hàng hóa

70.000.000 đồng” (theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP của Chính phủ), “Kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên” (theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ); Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh 02 tháng đối với mặt hàng quần áo, dây thắt lưng, kem đánh răng giả nhãn hiệu; Biện pháp khắc phục hậu quả: Yêu cầu ông Trần Văn B tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm (là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa nhập lậu). Đến ngày 05/5/2021, ông B đã chấp hành nộp tiền phạt và ký hợp đồng với nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình về việc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính. Ngày 06/5/2021, nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đã thực hiện tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính theo hợp đồng có sự chứng kiến và giám sát của đại diện Đội QLTT số 3 và Cục QLTT tỉnh Ninh Bình.

Sau khi UBND tỉnh Ninh Bình xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn B về hành vi nêu trên nội bộ Cục QLTT tỉnh Ninh Bình tiếp tục mâu thuẫn, có nhiều đơn thư vượt cấp gửi các cấp, các ngành tố cáo về hành vi vi phạm của Trần Duy Tuấn và Đoàn kiểm tra.

Từ ngày 01/6/2021 đến ngày 30/8/2021, Tổng cục QLTT đã tiến hành thanh tra, xác minh vụ việc liên quan đến nội dung tố cáo trên. Ngày 30/8/2021, Tổng cục QLTT ban hành Kết luận nội dung tố cáo số 08 và gửi kiến nghị khởi

tố đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Bình để điều tra xử lý. Đồng thời giao nộp cho Cơ quan điều tra 01 máy tính xách tay của Đội QLTT số 3 nhãn hiệu Acer Travelmate P214-51-59MRI5, ID: PD97265NG đã được niêm phong vào ngày 28/6/2021 (Máy tính được Tổng cục QLTT thu giữ và niêm phòng trong quá trình giải quyết đơn tố cáo); 06 ảnh do Trần Quang T2 cung cấp cho Tổng cục QLTT.

Ngày 23/11/2021, Cơ quan điều tra tiến hành mở niêm phong, kiểm tra dữ liệu trong máy tính do Tổng cục QLTT giao nộp có: tệp tin là “Hóa đơn” - bảng tổng hợp hàng hóa kiểm đếm ngày 01/4/2021 do Tạ Thị Mai H4 lập, trong bảng tổng hợp có thống kê 50 loại hàng hóa, trong đó có kê: 3.630 lọ nước hoa ghi các nhãn hiệu Victoria Secrets, Victoria, Dior, Channel No5, Chanel Blue, Chanel Coco, Sexy 212, Gode Dust, Good Girl, Lacome; 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay ghi các nhãn hiệu Burberry, Rolex, Goru; 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu Chanel, Burberry, Fendi, LV, Gucci, Dior.

Quá trình điều tra cơ quan điều tra thu giữ:

  • 01 bản gốc Hồ sơ vụ việc xử lý hành chính Cơ sở kinh doanh Trần Văn B, thôn N, xã T, huyện G, tỉnh Ninh Bình do đại diện Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cung cấp cho Cơ quan điều tra.

  • 03 tệp ảnh chụp tại hiện trường diễn ra việc khám kho hàng ngày 31/3/2021 do phóng viên Báo Ninh Bình chụp cung cấp bằng cách copy vào 01 USB nhãn hiệu Kingston DataTraveler SE9 và được niêm phong lại theo quy định.

  • 03 tệp ảnh chụp và 01 Video sử dụng đăng trên bản tin thời sự vào hồi 11 giờ 35 phút ngày 01/4/2021 có thời lượng 01 phút 52 giây do Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Bình cung cấp bằng cách copy vào 01 USB nhãn hiệu Kingston DataTraveler SE9 và được niêm phong lại theo quy định.

  • 03 bộ ảnh chụp các mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại cơ sở kinh doanh Trần Văn B vào ngày 31/3/2021 do ông Đinh Xuân Đ2 - Trưởng phòng Nghiệp vụ Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình cung cấp, mỗi bộ ảnh gồm 63 chiếc, có đánh số thứ tự và chữ ký của ông Đ2 ở mặt sau.

  • 04 ảnh chụp; 01 USB nhãn hiệu Kingston DTSE9 màu bạc, được niêm phong theo quy định do ông Bùi Văn Đ1 - Phó cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cung cấp liên quan đến hàng hóa trả lại ngày 26/4/2021.

  • 01 USB nhãn hiệu Scandick trong đó có chứa 02 tệp tin “T1, H1, T2 phát biểu họp giao ban 5.4.2021”, “Dự thảo kết luận tố cáo ngày 25.8.2021” do Trần Quang T2 cung cấp, được niêm phong theo quy định.

  • 01 USB màu bạc, nhãn hiệu Kingston DTSE9, dung lượng 16 GB lưu trữ 02 tệp âm thanh ghi tên “GIAO BAN CỤC SÁNG 5.4.2021” và “SANG PHÒNG TUẤN LÀM VIỆC” do ông Đặng Văn H5 giao nộp.

  • 01 USB màu bạc, dung lượng 16 GB được niêm phong theo quy định do Nguyễn Ngọc S giao nộp được sao lưu từ hệ thống camera giám sát khu vực tiền sảnh và sân sau của Cục QLTT, ghi nhận lại nội dung diễn biến việc Đội QLTT số 3 trả lại hàng hóa ngày 26/4/2021.

    Kết quả định giá tài sản:

    Ngày 20/12/2021, Cơ quan điều tra đã ra 03 Yêu cầu định giá tài sản số 241; 242 và 243 đề nghị Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Ninh Bình tiến hành định giá đối với 40 loại hàng hóa vi phạm đã bị tiêu hủy theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 342/QĐ-UBND ngày 29/4/2021; 13 loại hàng hóa đã trả lại cho Trần Văn B; 19 loại hàng hóa là đồng hồ, kính mắt, nước hoa không tạm giữ, đã bị tẩu tán (qua hình ảnh và qua hồ sơ). Ngày 28/12/2021, Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Ninh Bình ban hành công văn số 12/HĐĐGTSTTHS xác định: Không đủ cơ sở để tiến hành

    Ngày 17/01/2022, Cơ quan điều tra tiếp tục yêu cầu định giá “Trị giá tàiđối với 13 loại hàng hóa theo danh sách trả lại cho Trần Văn B. Ngày 22/3/2022, Hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự ban hành Kết luận số 12/2022/KL- HĐĐGTS: Do không có tài sản, không có hình ảnh của tài sản nên Hội đồng.

    Ngày 19/01/2022, Cơ quan điều tra yêu cầu định giá tài sản là hàng giả mạo nhãn hiệu đối với 240 lọ nước hoa và 03 kính mắt nhãn hiệu DIOR, 08 kính mắt nhãn hiệu GUCCI (qua hình ảnh và kết quả trả lời của chủ thể quyền). Ngày 24/01/2022, Hội đồng định giá tài sản xác định: Không đủ cơ sở để tiến hành

    Kết quả trƣng cầu giám định và đề nghị phối hợp xác định thiệt hại:

    Ngày 26/11/2021, Cơ quan điều tra đã tiến hành trưng cầu giám định Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Ninh Bình để giám định máy tính xách tay màu đen, nhãn hiệu Acer của Đội QLTT số 3 để phục hồi, trích xuất dữ liệu các tệp tin văn bản có định dạng “XLS”, “XLSX” trong máy tính.

    Tại Kết luận giám định số 03/KLGĐ-PC09-KTS&ĐT ngày 16/12/2021 Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Ninh Bình xác định đã tìm thấy 188 tệp tin

    văn bản có định dạng “XLS”, “XLSX” trong máy tính được sao lưu sang 01 đĩa DVD kèm theo kết luận giám định. Quá trình kiểm tra 188 tệp tin văn bản được sao lưu trong đĩa DVD có 07 tệp tin được soạn thảo từ ngày 31/3/2021 đến ngày 28/4/2021, các tệp tin này đã được in ra cho những người liên quan ký xác nhận và đưa vào hồ sơ vụ án.

    Ngày 20/12/2021, Cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh phối hợp giám định hàng giả (qua hình ảnh và qua hồ sơ) đối với các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa. Ngày 30/12/2021, Phòng Kỹ thuật hình sự trả lời: “Trong trường hợp không thu được hàng hóa, chỉ có bảng

  • Ngày 20/12/2021, Cơ quan điều tra ra văn bản kèm theo hình ảnh của Kính mắt có nhãn hàng LOUIS VUITTON; ngày 21/12/2021, Cơ quan điều tra ra văn bản kèm theo hình ảnh của Kính mắt, nước hoa có nhãn hàng CHANEL; Kính mắt, đồng hồ có nhãn hàng BURBERRY; Đồng hồ có nhãn hàng ROLEX đề nghị Công ty Luật TNHH VINA.IP (đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của LOUIS VUITTON MALLETIER) và Công ty Tư vấn sở hữu trí tuệ IPT (đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của CHANEL, BURBERRY LIMITED, ROLEX SA) xác định tính thật, giả đối với sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty đều có văn bản trả lời với nội dung: không đủ cơ sở để khẳng định các

    Ngày 21/12/2021, Cơ quan điều tra ra văn bản kèm theo hình ảnh của Nước hoa có nhãn hàng DIOR; ngày 20/12/2021, Cơ quan điều tra ra văn bản kèm theo hình ảnh của Nước hoa có nhãn hàng VICTORIA, Kính mắt có nhãn hàng GUCCI đề nghị Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ S&O (đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của PARFUMS CHRISTIAN DIOR) và Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN (đại diện sở hữu công nghiệp theo ủy quyền của GUCCIO GUCCI S.P.A) xác định tính thật, giả đối với sản phẩm. Các Công ty này xác định: các sản phẩm trong hình ảnh không phải là hàng hóa do

    Ngày 06/4/2022, Cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị các Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN và Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ S&O xác định thiệt hại do hành vi tiêu thụ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo gồm: 3.630 lọ nước hoa, 1.145 đồng hồ đeo tay, 73 kính mắt, trong đó có 08 kính mắt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu GUCCI, 240 lọ nước hoa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu DIOR. Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ S&O đã xác định việc lưu thông trên thị trường của 240 lọ nước hoa trên thị trường là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, gây ảnh

    hưởng trực tiếp đến hình ảnh và uy tín của PARFUMS CHRISTIAN DIOR; bên cạnh đó các sản phẩm này còn có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, do chất lượng không rõ ràng, không đáp ứng các quy định của pháp luật về sản xuất và kinh doanh sản phẩm nước hoa. Tuy nhiên PARFUMS CHRISTIAN DIOR chưa có đủ cơ sở để kết luận và xác định thiệt hại và không yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Ngày 11/02/2022, Cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định viên tư pháp thuộc Sở Tài chính tỉnh Ninh Bình giám định thiệt hại do hành vi không tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu vi phạm và trả lại hàng nhập lậu gây ra. Ngày 22/02/2022, Giám định viên tư pháp đã ra văn bản: từ chối thực hiện giám định

  • Ngày 06/4/2022, Cơ quan điều tra tiếp tục tiến hành trưng cầu giám định viên tư pháp thuộc Bộ Tài chính để giám định thiệt hại do hành vi không tạm giữ hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, hàng giả mạo nhãn hiệu và trả lại hàng nhập lậu sai quy định gây ra. Ngày 10/5/2022, Giám định viên tư pháp thuộc Bộ Tài chính đã ra Kết luận giám định tư pháp, xác định: “Đối với hành vi trả lại”.

Ngày 22/02/2022 Tổng cục QLTT Bộ Công Thương xác định: “Từ khi”.

Tại bản cáo trạng số 19/CT-VKS-P1 ngày 18 tháng 11 năm 2022 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã truy tố các bị can Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 thừa nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã truy tố.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình tại phiên tòa sau khi phân tích đánh giá tính chất vụ án, xem xét hậu quả do hành vi phạm tội mà các bị cáo đã gây ra, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã đề nghị Hội đồng xét xử: Tuyên bố các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Áp dụng khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58 của Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Trần Duy T1 từ 15 đến 18 tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt bị cáo đi thi hành án.

Áp dụng khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Nguyễn Phú H1 từ 12 đến 15 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 24 đến 30 tháng tính từ ngày tuyên án.

Áp dụng khoản 1, khoản 4 Điều 356; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Trần Quang T2 từ 12 đến 15 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 24 đến 30 tháng tính từ ngày tuyên án.

Áp dụng khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 36 của Bộ luật Hình sự, xử phạt bị cáo Đinh Huy H2 từ 12 đến 18 tháng cải tạo không giam giữ; khấu trừ từ 10% đến 15% thu nhập hàng tháng để sung ngân sách Nhà nước; thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án.

Về hình phạt bổ sung: Cấm các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường từ 02 năm đến 03 năm kể từ ngày bị cáo chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ 02 năm đến 03 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật đối với bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ.

Các bị cáo phải nộp án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Lời nói sau cùng của các bị cáo: Bị cáo rất ân hận về hành vi phạm tội của mình đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Tại phiên tòa các bị cáo đã khai nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với nội dung bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã truy tố. Lời khai nhận tội của các bị cáo phù hợp với lời khai của chính bị cáo tại Cơ quan điều tra; phù hợp với lời khai của những người làm chứng; phù hợp với Kết luận nội dung tố cáo số 08/KL-TCQLTT ngày 30/8/2021 của Tổng cục QLTT; hồ sơ xác minh liên quan đến Cục QLTT tỉnh Ninh Bình; các tài liệu làm việc với tổ chức, cá nhân và cơ quan thuế, các biên bản niêm phong, giao nhận tài liệu, bảng kê hóa đơn; tài liệu do Tổng cục QLTT đã thu thập trong quá trình thanh tra việc xử lý hành chính đối với cơ sở kinh doanh Trần Văn B của Cục QLTT tỉnh Ninh Bình; hồ sơ vụ việc kiểm tra và các tài liệu xác minh; 06 ảnh do Trần Quang T2 cung cấp cho Tổng cục QLTT; hồ sơ vụ việc xử lý hành chính Cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B do đại diện Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cung cấp; 03 tệp ảnh chụp tại hiện trường diễn ra việc khám kho hàng ngày 31/3/2021 do phóng viên Báo Ninh Bình chụp cung cấp; 03 tệp ảnh chụp và 01 video sử dụng đăng trên bản tin thời sự vào hồi 11 giờ 35 phút ngày 01/4/2021 có thời lượng 01 phút 52 giây do Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Ninh Bình cung cấp; 03 bộ ảnh chụp các mặt hàng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại cơ sở kinh doanh Trần Văn B ngày 31/3/2021 do ông Đinh Xuân Đ2 - Trưởng phòng nghiệp vụ Cục QLTT tỉnh Ninh Bình cung cấp; 04 ảnh chụp, 01 USB do ông Bùi Văn Đ1 - Phó Cục trưởng Cục QLTT cung cấp cùng các vật chứng, tài liệu khác có trong hồ sơ đã có đủ cơ sở kết luận: Trần Duy T1 được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình từ tháng 02/2021, sau khi nhận được thông tin phản ánh của quần chúng nhân dân và báo chí về việc cơ sở kinh doanh của hộ gia đình ông Trần Văn B ở thôn N, xã T, huyện G, tỉnh Ninh Bình có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trần Duy T1 đã trực tiếp ký văn bản chỉ đạo Đội QLTT số 3 lập đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B. Để khẳng định, củng cố, nâng cao uy tín, quyền lực của cá nhân trong quá trình kiểm tra, khám và xác minh, xử lý vụ việc, Trần Duy T1 đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Phú H1 - Đội trưởng Đội QLTT số 3, Trần Quang T2 - Phó Đội trưởng - Trưởng đoàn kiểm tra làm trái công vụ, đã không tạm giữ để xác minh xử lý 03 loại hàng hóa gồm: 3.630 lọ nước hoa ghi các nhãn hiệu Victoria Secrets, Victoria, Dior, Channel No5, Chanel Blue, Chanel Coco, Sexy 212, Gode Dust, Good Girl, Lacome; 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay ghi các nhãn hiệu Burberry, Rolex, Goru; 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu Chanel, Burberry, Fendi, LV, Gucci, Dior một cách trái pháp luật. Mặc dù trước đó các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1 và Trần Quang T2 biết rõ 03 loại hàng hóa nêu trên có trong kho của gia đình ông B và đã được đoàn kiểm tra

phân loại, kiểm đếm là hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lập hồ sơ đưa về kho của Cục QLTT tạm giữ 50 loại hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Trong phạm vi trách nhiệm của mình Nguyễn Phú H1 và Đinh Huy H2 (Phó Đội trưởng, Trưởng đoàn kiểm tra thay thế Trần Quang T2) không tiến hành kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của hóa đơn chứng từ đã đề xuất với Trần Duy T1 và được T1 đồng ý trả lại cho ông B 13 loại hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ được ghi trong 12 hóa đơn không hợp pháp gồm: 552 chai dầu gội loại 850 ml; 50 chai dầu gội loại 750 ml; 1.373 lọ và 265 hộp kem dưỡng da; 925 lọ và 700 tuýp kem chống nắng; 589 hộp và 216 tuýp mỹ phẩm; 284 tuýp kem đánh răng; 1.000 chai xịt muỗi; 120 hộp thuốc chống đột quỵ; 120 áo giả da và 3.129 áo phông. Đêm ngày 26/4/2021, khi đoàn kiểm tra đang tiến hành trả lại hàng hóa cho ông Bản các ông Phó Cục trưởng Cục QLTT gồm: Bùi Văn Đ1, Vũ Đức H6, Đặng Văn H5 đã phát hiện việc trả lại hàng hóa cho ông B có dấu hiệu vi phạm, tẩu tán tài sản và ngăn cản song T1 đã thể hiện là người đứng đầu, người chịu trách nhiệm cao nhất vẫn đồng ý với đề xuất và trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Phú H1, Đinh Huy H2 trả lại 13 loại hàng hóa nêu trên cho ông Bản. Hành vi nêu trên của các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 đã phạm về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạntheo quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự.

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

  1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

  2. ............................

  3. ...........................

  4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã truy tố các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 với tội danh và điều luật đã viện dẫn như trên là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật được chấp nhận.

  1. Hành vi phạm tội của các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 là nghiêm trọng đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Cục QLTT nơi các bị cáo đang công tác, xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước về Hải quan, trật tự quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm; gây thất thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng cho ngân sách Nhà nước. Các bị cáo đã lợi

    dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đã làm trái công vụ không những gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, mà còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Mặt khác trong thời gian dài nhiều hoạt động của QLTT bị đình trệ, suy yếu; nội bộ cơ quan đơn vị chia rẽ mất đoàn kết, hiệu quả công tác thấp, phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đồng thời gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra và công tác quản lý của cấp trên đối với Cục QLTT tỉnh Ninh Bình nói riêng và ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng Quản lý thị trường nói chung, do đó cần phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật để giáo dục, cải tạo các bị cáo và góp phòng ngừa chung.

  2. Đây là vụ án đồng phạm giản đơn, có nhiều bị cáo tham gia, do đó khi áp dụng hình phạt cần xem xét đến vị trí, vai trò, tính chất, mức độ hành vi của từng bị cáo để quyết định hình phạt cho phù hợp:

    Trần Duy T1 giữ chức vụ Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của Cục QLTT tỉnh Ninh Bình. Với vai trò là Cục trưởng Cục QLTT nhằm khẳng định, củng cố, nâng cao địa vị, uy tín, quyền lực của mình do mới được bổ nhiệm, bị cáo đã tự quyết định và trực tiếp chỉ đạo các nội dung xác minh thông tin ban đầu về dấu hiệu vi phạm của cơ sở kinh doanh chủ hộ ông Trần Văn B, ra văn bản chỉ đạo Nguyễn Phú H1 ban hành quyết định kiểm tra và trực tiếp đi cùng để kiểm tra. Bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo và cùng Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 làm trái công vụ, thực hiện bỏ ra ngoài, không tạm giữ các mặt hàng đồng hồ, nước hoa, kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu. Sau đó bị cáo đã chỉ đạo Nguyễn Phú H1, Đinh Huy H2 cùng Đoàn kiểm tra trả lại hàng hóa cho ông B mà không chỉ đạo và không kiểm tra lại nội dung, kết quả xác minh tính hợp pháp của hàng hóa đang tạm giữ và tính hợp pháp của 12 hóa đơn theo quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ của lực lượng QLTT trước khi trả lại tang vật vi phạm hành chính. Mặc dù có sự can ngăn của các ông Phó Cục trưởng Cục QLTT, nhưng bị cáo không kiểm tra, không nghiên cứu, trao đổi, bàn bạc thống nhất trong lãnh đạo Cục QLTT mà tiếp tục khẳng định uy tín, địa vị, quyền lực của bản thân đã kiên quyết trả lại 13 loại hàng hóa sai quy định, hành vi làm trái công vụ như trên của bị cáo đã gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    Nguyễn Phú H1 chấp hành và thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo T1. Với vai trò Đội trưởng - Là người tham gia từ đầu đến khi kết thúc vụ việc và là người ban hành Quyết định kiểm tra, bị cáo đã làm trái công vụ, để Đoàn kiểm tra thực hiện bỏ ra ngoài, không tạm giữ các mặt hàng đồng hồ, nước hoa, kính mắt không rõ nguồn gốc, xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu. Quá trình xác minh, xử

    lý bị cáo H1 đã làm trái công vụ, bỏ mặc không chỉ đạo, không kiểm tra việc Đoàn kiểm tra tiến hành xác minh tính hợp pháp của toàn bộ hàng hóa tạm giữ, không chỉ đạo xác minh 12 hóa đơn và việc thực hiện mở niêm phong hàng hóa thực tế đang tạm giữ để đối chiếu với hàng hóa ghi trên hóa đơn là những nội dung phải làm theo quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ của lực lượng QLTT để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa trước khi xử lý vụ việc. Nguyễn Phú H1 là người đề xuất và thực hiện chỉ đạo của bị cáo T1 về việc trả lại hàng hóa cho ông B. Quá trình trả lại hàng hóa mặc dù có sự can thiệp của các ông Phó Cục trưởng Cục QLTT nhưng bị cáo Nguyễn Phú H1 đã bỏ mặc, không tham mưu đề xuất lại với bị cáo T1 mà vẫn để Đoàn kiểm tra thi hành quyết định trả lại trái pháp luật tất cả hàng hóa ghi trong 12 hóa đơn không hợp pháp cho ông B.

    Trần Quang T2 chấp hành và thực hiện theo chỉ đạo của T1, với vai trò, trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật, trong quá trình kiểm tra, khám xét, bị cáo trực tiếp phát hiện và biết rõ các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa có dấu hiệu vi phạm cần phải tạm giữ nhưng khi chủ hộ kinh doanh đưa ra lý do là hàng gửi nhầm để xin không tạm giữ, bị cáo đã trực tiếp báo cáo đề xuất và thực hiện theo chỉ đạo của T1 về việc bỏ ra ngoài, không tạm giữ các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa. Bị cáo đã làm trái công vụ bỏ mặc không thực hiện những nội dung, nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra phải làm theo quy định của pháp luật là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc không tạm giữ được các mặt hàng đồng hồ, kính mắt, nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ và giả mạo nhãn hiệu, gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Ngoài ra quá trình xác minh xử lý vụ việc trước khi bị cáo ốm, xin nghỉ để chữa bệnh, bị cáo đã không có báo cáo đề xuất với Nguyễn Phú H1 bằng văn bản theo quy định, không chỉ đạo Đoàn kiểm tra tiến hành xác minh tính hợp pháp của 12 hóa đơn do ông B xuất trình sau khi đã loại ra 03 hóa đơn không hợp lệ, không chỉ đạo tiến hành mở niêm phong đối chiếu hàng hóa thực tế đang tạm giữ với hàng hóa ghi trên hóa đơn để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa là những nội dung phải làm theo quy định của pháp luật và quy trình nghiệp vụ của lực lượng QLTT sau khi tiếp nhận hóa đơn và trước khi trả lại tang vật vi phạm pháp luật.

    Đinh Huy H2 là người được thay thế T1 làm Trưởng đoàn kiểm tra, chấp hành và thực hiện theo chỉ đạo trái pháp luật của Trần Duy T1, bị cáo đã báo cáo đề xuất với Nguyễn Phú H1 trả lại hàng hóa ghi trong 12 hóa đơn mà chủ hộ kinh doanh Trần Văn B xuất trình, nhưng không đề xuất chỉ đạo xác minh đối với 12 hóa đơn, không chỉ đạo việc mở niêm phong kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của hàng hóa thực tế đang tạm giữ là những nội dung phải làm theo quy định pháp luật và quy trình nghiệp vụ của lực lượng QLTT trước khi trả lại tang vật vi phạm hành chính. Trước khi ban hành quyết định trả lại hàng hóa Đinh

    Huy H2 đề xuất với bị cáo T1 và Nguyễn Phú H1 để hôm sau trả, tuy nhiên sau khi T1 chỉ đạo phải trả ngay hàng cho ông B mặc dù biết nội dung chỉ đạo của T1 là can thiệp trái pháp luật; mặt khác quá trình trả lại hàng hóa có sự can ngăn của các ông Phó Cục trưởng Cục QLTT mà bị cáo vẫn thực hiện trả lại 13 loại hàng hóa sai quy định.

    Từ những căn cứ trên xét vị trí, vai trò, tính chất, mức độ hành vi phạm tội thì bị cáo Trần Duy T1 là người đứng đầu, giữ vai trò chính phải chịu trách nhiệm hình sự cao nhất; các bị cáo Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 đồng phạm với bị cáo T1 với vai trò là người thực hành; bị cáo Nguyễn Phú H1 xếp vai trò thứ hai trong vụ án tiếp đến là bị cáo T2, còn Đinh Huy H2 giữ vai trò cuối.

  3. Về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như nhân thân của các bị cáo:

    • Cả 4 bị cáo đều không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    • Quá trình điều tra xác minh khi thực hiện hành vi phạm tội các bị cáo phạm tội không vì mục đích vụ lợi, không được hưởng lợi gì về vật chất; các bị cáo điều có nhân thân tốt.

    • Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử cả 4 bị cáo “đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; ngoài ra các bị cáo còn có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự riêng, cụ thể như sau:

      + Bị cáo Trần Duy T1 trong quá trình công tác tại Ủy ban nhân dân thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình nhiều năm đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; được Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Bộ Tư lệnh Quân khu 3 tặng 4 Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác; ông Trần Duy T4 là bố đẻ của bị cáo là thương binh 81%; bị cáo có 2 bác ruột là liệt sỹ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có ông bà ngoại là người có công với cách mạng.

      + Bị cáo Nguyễn Phú H1 quá trình công tác nhiều năm liền đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng 2 Bằng khen có thành tích xuất sắc trong công tác; bố đẻ là ông Nguyễn Phú L được Chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam - Việt Nam tặng Huy chương chiến sỹ giải phóng, được Chủ tịch nước tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất và Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất và hạng Nhì và Huân chương chiến công hạng Nhì, ông nội bị cáo là người có công với cách mạng.

      + Bị cáo Trần Quang T2 năm 2017 được công nhận đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; quá trình công tác được tặng nhiều giấy khen và đang điều trị bệnh đái tháo đường tuýp III biến chứng suy thận độ I, nang thận phải, teo thận trái tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình; sau khi kết thúc kiểm tra bị cáo Tuyến

      biết bản thân và Đoàn kiểm tra có nhiều vi phạm bỏ ra ngoài không tạm giữ nhiều hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu do vậy đã chủ động báo cáo, phản ánh sai phạm của Đoàn kiểm tra, sau đó không tham gia vào giai đoạn trả lại hàng hóa sai quy định.

      + Bị cáo Đinh Huy H2: 5 lần được công nhận đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, được Ban chỉ đạo 127 Quốc gia, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình và Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình tặng 6 Bằng khen, Giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác, bố đẻ là ông Đinh Văn Phùng được Chủ tịch nước, Hội đồng Nhà nước và Chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam tặng: Huân chương chiến sỹ vẻ vang, Huân chương chiến sỹ giải phóng, Huân chương chiến công giải phóng, Huân chương kháng chiến, có bác ruột và bà nội có giấy chứng nhận là người có công với nước, có công với cách mạng. Mặt khác bị cáo là người được quyết định bổ sung làm trưởng đoàn kiểm tra vào giai đoạn sau - Giai đoạn trả lại hàng hóa sai quy định.

      Như vậy các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1 và Đinh Huy H2 đều “là người có thành tích xuất sắc trong công tác” quy định tại điểm v khoản 1 và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác được quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự. Riêng bị cáo Trần Quang T2 được xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khác được quy định tại khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự (không được tặng Bằng khen trở lên hoăc nhiều năm là Chiến sỹ thi đua cơ sở nên không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là người có thành tích xuất sắc trong công tác - điểm v khoản 1 Điều 51).

      Căn cứ vào phân tích, đánh giá như trên và yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa phương, Hội đồng xét xử xét thấy cần xử phạt bị cáo Trần Duy T1 bằng loại hình phạt tù có thời hạn cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian; các bị cáo Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 cần áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Đinh Huy H2 áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là phù hợp với các quy định của pháp luật.

    • Về hình phạt bổ sung:

      + Cấm bị cáo Trần Duy T1 đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường với thời hạn 02 năm kể từ ngày bị cáo chấp hành xong hình phạt tù. Cấm các bị cáo Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường với thời hạn 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

      + Các bị cáo phạm tội không được hưởng lợi gì về vật chất, nên Hội đồng xét xử xét thấy cần miễn hình phạt bổ sung bằng tiền là thoả đáng.

  4. Trong vụ án này còn có một số người có liên quan quá trình điều tra đã xác định được như sau: Ông Trương Ngọc H7 - Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế và bà Lã Thị N1 - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp: Quá trình kiểm tra, khám và khám kho hàng ông H7 và bà N1 được Trần Duy T1 phân công tham mưu, hướng dẫn về nghiệp vụ cho đoàn kiểm tra. Trực tiếp tham gia

    phân loại kiểm đếm phân loại hàng hóa có dấu hiệu vi phạm đều biết được số hàng hóa là đồng hồ, kính mắt, nước hoa không có hóa đơn chứng từ đã được Đoàn kiểm tra kiểm đếm phân loại nhưng không được tạm giữ để xác minh xử lý. Quá trình điều tra không đủ chứng cứ xác định ông H7 và bà N1 đồng phạm với T1 về việc bỏ ra ngoài không tạm giữ số hàng hóa trên, do vậy không có căn cứ xử lý hình sự đối với ông H7 và bà N1.

    Đối với ông Phạm Văn H3 là Phó Đội trưởng Đội QLTT số 3, các ông Quách Tiến C và Phạm Văn N2 là kiểm soát viên Đội QLTT số 3, đều là thành viên đoàn kiểm tra. Cường được Nguyễn Phú H1 và T2 phân công nhiệm vụ thiết lập, quản lý hồ sơ vụ việc và tiếp nhận hóa đơn chứng từ do chủ hộ kinh doanh xuất trình. Quá trình kiểm tra, khám kho hàng C, Phạm Văn H3 và N2 đều là những người trực tiếp tham gia công tác kiểm đếm, phân loại hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Lập bảng kê, hoàn thiện hồ sơ ấn chỉ tạm giữ hàng hóa không có hóa đơn chứng từ. Đều biết số hàng hóa là đồng hồ, kính mắt, nước hoa không có hóa đơn chứng từ đã được đoàn kiểm tra kiểm đếm xong không được tạm giữ để xác minh xử lý. Kết thúc cuộc kiểm tra C không đề xuất việc kiểm tra xác minh 12 hóa đơn do ông B giao nộp, do vậy không biết 12 hóa đơn trên là không hợp pháp. Quá trình điều tra không đủ chứng cứ chứng minh Quách Tiến C, Phạm Văn H3 và Phạm Văn N2 là đồng phạm với Trần Duy T1, vì vậy không đủ căn cứ xử lý hình sự đối với Quách Tiến C, Phạm Văn H3 và Phạm Văn N2 về hành vi trên.

    • Đối với ông Trần Văn B - Chủ hộ kinh doanh: Ngoài 40 mặt hàng không có hóa đơn chứng từ đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xử phạt vi phạm hành chính còn có đủ căn cứ xác định Bản kinh doanh buôn bán: 3.630 lọ nước hoa ghi các nhãn hiệu Victoria Secrets, Victoria, Dior, Channel No5, Chanel Blue, Chanel Coco, Sexy 212, Gode Dust, Good Girl, Lacome; 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay ghi các nhãn hiệu Burberry, Rolex, Goru; 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu Chanel, Burberry, Fendi, LV, Gucci, Dior và 552 chai dầu gội loại 850 ml; 50 chai dầu gội loại 750 ml; 1.373 lọ và 265 hộp kem dưỡng da; 925 lọ và 700 tuýp kem chống nắng; 589 hộp và 216 tuýp mỹ phẩm; 284 tuýp kem đánh răng; 1.000 chai xịt muỗi; 120 hộp thuốc chống đột quỵ; 120 áo giả da và 3.129 áo phông đều là hàng hóa nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu, không có hóa đơn chứng từ; xử dụng 15 hóa đơn không hợp pháp. Quá trình điều tra cơ quan điều tra không thu giữ được số hàng hóa và số hóa đơn nêu trên nên không đủ căn cứ tiến hành điều tra, xử lý đối với ông B.

    • Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình kiến nghị:

    + Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình, Tổng cục Quản lý thị trường xem xét, xử lý trách nhiệm về các hành vi vi phạm của một số cán bộ của Cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình, gồm các ông: Trương Ngọc H7, Quách Tiến C, Phạm Văn H3, Phạm Văn N2 và bà Lã Thị N1 theo thẩm quyền.

    + Chi cục thuế khu vực Nho Quan - Gia Viễn xem xét xử lý vi phạm hành chính đối với ông Trần Văn B về các hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp và đăng ký thuế quá thời hạn theo thẩm quyền.

  5. Về quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, do đó các hành vi, quyết định tố tụng của những người tiến hành tố tụng đã thực hiện là hợp pháp.

  6. Về án phí: Các bị cáo bị tuyên là có tội nên phải chịu án phí hình sự sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Trần Duy T1;

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Nguyễn Phú H1;

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 356; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 65 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Trần Quang T2;

Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 356; các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 41; Điều 58; Điều 36 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo Đinh Huy H2;

Căn cứ khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự;

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số 326/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

  1. Tuyên bố: Các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xử phạt:

    1. Bị cáo Trần Duy T1 15 (mười lăm) tháng tù, thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bắt bị cáo đi thi hành án; phạt bổ sung cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ liên quan đến lĩnh vực quản lý thị trường với thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

    2. Bị cáo Nguyễn Phú H1 12 (mười hai) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng tính từ ngày tuyên án; phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Giao bị cáo Nguyễn Phú H1 cho Ủy ban nhân dân phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

    3. Bị cáo Trần Quang T2 12 (mười hai) tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng tính từ ngày tuyên án; phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Giao bị cáo Trần Quang T2 cho Ủy ban nhân dân

      phường N, thành phố N, tỉnh Ninh Bình giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo.

      Đối với các bị cáo Nguyễn Phú H1 và Trần Quang T2: Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố tình vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trong trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định tại Luật thi hành án hình sự.

    4. Bị cáo Đinh Huy H2 12 (mười hai) tháng cải tạo không giam giữ, thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ tính từ ngày Ủy ban nhân dân phường T, thành phố N, tỉnh Ninh Bình nhận được Quyết định thi hành án và bản sao bản án. Gia đình bị cáo có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục bị cáo. Phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý thị trường trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian chấp hành án, khấu trừ 05% thu nhập hàng tháng của bị cáo để sung ngân sách Nhà nước. Trường hợp bị cáo thay đổi nơi cư trú thì thực hiện theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

  2. Án phí: Các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 mỗi bị cáo phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Án xử sơ thẩm công khai các bị cáo có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nơi nhận:

  • TAND cấp cao: 01 bản;

  • VKSND cấp cao: 01 bản;

  • VKSND tỉnh Ninh Bình: 03 bản;

  • Phòng Kiểm tra THA: 08 bản;

  • Phòng PC03 Công an tỉnh: 01 bản;

  • Phòng PC10 Công an tỉnh: 01 bản;

  • Phòng HS&NV CA tỉnh: 01 bản;

  • Bị cáo: 04 bản;

  • Người có QLNV liên quan đến vụ án: 02 bản;

  • Sở tư pháp tỉnh Ninh Bình: 01 bản;

  • Lưu hồ sơ: 02 bản;

  • Lưu tòa và HCTP: 02 bản;

  • Cục QLTT tỉnh Ninh Bình: 01 bản;

  • Tổng Cục QLTT- Bộ Công Thương: 01 bản;

  • Chi Cục Thuế KV Nho Quan- Gia Viễn: 01 bản; (Thông báo cho chính quyền địa phương

nơi bị cáo cư trú).

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa

Tô Văn Thịnh

THÔNG TIN BẢN ÁN

Bản án số 37/2022/HS-ST ngày 21/12/2022 của TAND tỉnh Ninh Bình

  • Số bản án: 37/2022/HS-ST
  • Quan hệ pháp luật:
  • Cấp xét xử: Sơ thẩm
  • Ngày ban hành: 21/12/2022
  • Loại vụ/việc: Hình sự
  • Tòa án xét xử: TAND tỉnh Ninh Bình
  • Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
  • Đính chính: Đang cập nhật
  • Thông tin về vụ/việc: Trần Duy T1 được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Ninh Bình từ tháng 02/2021, sau khi nhận được thông tin phản ánh của quần chúng nhân dân và báo chí về việc cơ sở kinh doanh của hộ gia đình ông Trần Văn B ở thôn N, xã T, huyện G, tỉnh Ninh Bình có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trần Duy T1 đã trực tiếp ký văn bản chỉ đạo Đội QLTT số 3 lập đoàn kiểm tra cơ sở kinh doanh của ông Trần Văn B. Để khẳng định, củng cố, nâng cao uy tín, quyền lực của cá nhân trong quá trình kiểm tra, khám và xác minh, xử lý vụ việc, Trần Duy T1 đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình can thiệp, chỉ đạo cấp dưới là Nguyễn Phú H1 - Đội trưởng Đội QLTT số 3, Trần Quang T2 - Phó Đội trưởng - Trưởng đoàn kiểm tra làm trái công vụ, đã không tạm giữ để xác minh xử lý 03 loại hàng hóa gồm: 3.630 lọ nước hoa ghi các nhãn hiệu Victoria Secrets, Victoria, Dior, Channel No5, Chanel Blue, Chanel Coco, Sexy 212, Gode Dust, Good Girl, Lacome; 1.145 chiếc đồng hồ đeo tay ghi các nhãn hiệu Burberry, Rolex, Goru; 73 chiếc kính mắt ghi các nhãn hiệu Chanel, Burberry, Fendi, LV, Gucci, Dior một cách trái pháp luật. Mặc dù trước đó các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1 và Trần Quang T2 biết rõ 03 loại hàng hóa nêu trên có trong kho của gia đình ông B và đã được đoàn kiểm tra phân loại, kiểm đếm là hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu là hàng nhập lậu, hàng giả mạo nhãn hiệu. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã lập hồ sơ đưa về kho của Cục QLTT tạm giữ 50 loại hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Trong phạm vi trách nhiệm của mình Nguyễn Phú H1 và Đinh Huy H2 (Phó Đội trưởng, Trưởng đoàn kiểm tra thay thế Trần Quang T2) không tiến hành kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của hóa đơn chứng từ đã đề xuất với Trần Duy T1 và được T1 đồng ý trả lại cho ông B 13 loại hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ được ghi trong 12 hóa đơn không hợp pháp gồm: 552 chai dầu gội loại 850 ml; 50 chai dầu gội loại 750 ml; 1.373 lọ và 265 hộp kem dưỡng da; 925 lọ và 700 tuýp kem chống nắng; 589 hộp và 216 tuýp mỹ phẩm; 284 tuýp kem đánh răng; 1.000 chai xịt muỗi; 120 hộp thuốc chống đột quỵ; 120 áo giả da và 3.129 áo phông. Đêm ngày 26/4/2021, khi đoàn kiểm tra đang tiến hành trả lại hàng hóa cho ông Bản các ông Phó Cục trưởng Cục QLTT gồm: Bùi Văn Đ1, Vũ Đức H6, Đặng Văn H5 đã phát hiện việc trả lại hàng hóa cho ông B có dấu hiệu vi phạm, tẩu tán tài sản và ngăn cản song T1 đã thể hiện là người đứng đầu, người chịu trách nhiệm cao nhất vẫn đồng ý với đề xuất và trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Phú H1, Đinh Huy H2 trả lại 13 loại hàng hóa nêu trên cho ông Bản. Hành vi nêu trên của các bị cáo Trần Duy T1, Nguyễn Phú H1, Trần Quang T2 và Đinh Huy H2 đã phạm về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự.
Tải về bản án