TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Bản án số: 11/2024/KDTM-PT Ngày: 27/5/2024 V/v “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty về mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông”. |
NHÂN DANH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG
Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa:
Ông Vũ Thanh Liêm
Các Thẩm phán:
Ông Nguyễn Cường
Ông Đặng Kim Nhân
Thư ký phiên tòa: Bà Đinh Thị Trang - Thẩm tra viên Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tham gia phiên tòa:
Ông Đinh Văn Chánh - Kiểm sát viên.
Ngày 27 tháng 5 năm 2024, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 18/2023/TLPT-KDTM ngày 18 tháng 12 năm 2023 về việc “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty về mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông”.Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2023/KDTM-ST ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng bị kháng cáo, kháng nghị.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 937/2024/QĐ-PT ngày 08 tháng 5 năm 2024, giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Công ty TNHH K2. Địa chỉ: E H, phường T, quận T, thànhphố Đà Nẵng.
Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Nguyễn Bùi Bá H, sinh năm 1989 và ông Nguyễn Đình K, sinh năm 1995. Cùng địa chỉ: Lầu A, sốB C, phường P, quận A, Thành phố Hồ Chí Minh, đều có mặt.
Bị đơn: Công ty Cổ phần N2. Địa chỉ: C T, phường A, quận S, thành phốĐà Nẵng.
Người đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Lê Đăng K1, sinh năm 1995; bà Trần Thị Như Q, sinh năm 1990; ông Trương Nguyễn Thiên L, sinh năm 1997; ông Đỗ Việt C, sinh năm 1980. Cùng địa chỉ: P, Lầu C, Tòa nhà C,
Số F đường T, phường B, quận A, Thành phố Hồ Chí Minh, ông K1 có đơn xin xét xử vắng mặt; bà Q, ông L, ông C có mặt.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn: Ông Phạm Quốc T, luật sư, Công ty L2 thuộc Đoàn luật sư Thành phố H. Địa chỉ: P, Lầu C, Tòa nhàC, Số F đường T, phường B, quận A, Thành phố Hồ Chí Minh, có mặt.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Công ty TNHH N3. Địa chỉ: Tầng B Tòa nhà B T, phường A, quận S,thành phố Đà Nẵng.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Cao H1, vắng mặt.
Ông Ngô Sỹ Việt P, sinh năm 1983. Địa chỉ: Tổ D, phường M, quận N,thành phố Đà Nẵng, có mặt.
Ông Lê Cao H1, sinh năm 1987. Địa chỉ liên hệ: K856/17 T, Tổ F,phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt.
Ông Đinh Văn N, sinh năm 1982. Địa chỉ: Lô B khu B, khu dân cư Ncầu C, thôn M, xã H, huyện H, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh L1, sinh năm 1983. Địa chỉ: A N, Tổ E,phường N, quận S, thành phố Đà Nẵng, vắng mặt.
Người kháng cáo: Bị đơn Công ty Cổ phần N2 và kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại Đơn khởi kiện ghi ngày 05/5/2023, các trình bày trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn Công ty TNHH K2 và đại diện theo ủy quyền của Công ty TNHH K2 (sau đây gọi tắt là K2) trình bày:
Công ty Cổ phần N2 (sau đây gọi tắt là Napa G), trụ sở chính số C T,phường A, quận S, thành phố Đà Nẵng được đăng ký thành lập lần đầu ngày 22/10/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 02/7/2021. Các cổ đông của Napa G gồm: Ông Ngô Sỹ Việt P sở hữu 40.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 22,85/tổng số vốn điều lệ, ông Nguyễn Ngọc Thanh L1 sở hữu 35.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 20%/tổng số vốn điều lệ, ông Đinh Văn N sở hữu 25.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 14,3%/tổng số vốn điều lệ, ông Lê Cao H1 sở hữu 40.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 22,85/tổng số vốn điều lệ và Công ty TNHH K2 (loại hình TNHH Một thành viên, địa chỉ trụ sở: số E H, phường T, quận T, thành phố Đà Nẵng sở hữu
35.000 cổ phần, chiếm tỷ lệ 20%/tổng số vốn điều lệ).
Công ty TNHH N3 (Sau đây gọi tắt là Napa H3, loại hình TNHH một, có trụ sở cũng tại Tầng B, Tòa nhà B T, phường A, quận S, thànhphố Đà Nẵng, do ông Lê Cao H1 vừa là chủ sở hữu vừa là Giám đốc, người đại diện theo pháp luật. Thực chất đây là công ty sân sau của ông P, ông H1, ông N, ông L1 nhằm chuyển khách hàng, doanh thu, nguồn lực tài chính và nhân viên khỏi Napa G để trục lợi riêng.
Ngày 27/4/2022, Napa G tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và ban hành Nghị quyết số 01-2022/NQ-ĐHĐCĐTN, kèm theo có Biên bản cuộc họp Đại hội đồng cổ đông số 0022022/BBĐHĐCĐTN. Xét thấy, Nghị quyết này có nhiều nội dung vi phạm pháp luật doanh nghiệp, Điều lệ Napa G và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cổ đông là K2. Cùng ngày 27/4/2022, K2 gửi văn bản yêu cầu Napa G mua lại cổ phần của K2 tại N. Napa G không đồng ý mua lại nên các bên xảy ra tranh chấp, khiếu nại, tố giác tại cơ quan có thẩm quyền.
Quá trình làm việc thì đến ngày 20/10/2022, đại diện các bên gồm K2 và tất cả các cổ đông của Napa G gồm: Ông Ngô Sỹ Việt P, ông Nguyễn Ngọc Thanh L1, ông Đinh Văn N, ông Lê Cao H1 và chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của Napa H2 đã thống nhất thỏa thuận Napa G mua lại 20% cổ phần của K2 sở hữu thông qua định giá Napa G. Theo đó, các bên đã thống nhất như sau:
Mỗi công ty (N và K2) sẽ lựa chọn thuê 01 công ty định giá độc lập (trừ Công ty K3).
Mỗi công ty định giá tiến hành định giá cổ phần của Napa G tại 02 thời điểm là ngày 31/12/2020 và 31/10/2022.
Napa H3 sẽ cung cấp thông tin doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2022 (tính đến ngày 31/10/2022). Napa G đồng ý dựa phần doanh thu, chi phi, lợi nhuận năm 2022 của N4 cộng dồn vào phần doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Napa G để tiến hành định giá cổ phần nói trên.
Giá trị cổ phần cuối cùng là trung bình cộng của mức định giá của 02 công ty định giá tại 02 thời điểm.
Napa G có văn bản trao đổi với K2 thống nhất thời gian tiến hành việc định giá trong thời gian sớm nhất.
Sau khi có giá trị cuối cùng của 20% cổ phần thì dù giá trị là bao nhiêu đi nữa thì K2 phải bán và Napa G phải mua 20% cổ phần nói trên. Nếu giá trị lớnK2 nêu ra lý do không có khả năng chi trả và thống nhất kế hoạch, thời gian thanh toán cụ thể.
Các bên cam đoan những nội dung đã thống nhất trên đều dựa trên tinh thần thoả thuận tự nguyện, không bị ép buộc gì. Nếu một trong các bên cố tình không thực hiện các nội dung đã thống nhất mà không có lý do chính đáng thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Để thực hiện thỏa thuận mua lại cổ phần ngày 07/11/2022, K2, Napa G, Napa H3, Công ty Cổ phần T3 (gọi tắt là V1), Công ty TNHH T4 đã lập biên bản làm việc, thống nhất về đơn vị định giá mỗi bên lựa chọn, phương pháp định giá, số liệu doanh thu, tài liệu, chi phí và lợi nhuận để định giá. Ngày 24/12/2022, Napa G, Napa H3, VNVC và K2 lập biên bản làm việc xác nhận tài liệu phục vụ cho mục đích định giá và thống nhất thực hiện thỏa thuận mua lại cổ phần.
Ngày 05/01/2023, VNVC cung cấp Chứng thư thẩm định giá số 218.380/CT-VNVC.
Ngày 06/01/2023, Công ty T4 ban hành Chứng thư thẩm định giá số 01/CT/XEGTDN và Chứng thư thẩm định giá số 02/CT/XĐGTDN. K2 thấy rằng Công ty T4 đã dùng sai công thức và số liệu trong định giá một cách không trung thực, dẫn đến định giá của Napa G là rất thấp so với giá trị trung thực phải có.
Mặc dù vậy, K2 vẫn chấp nhận giá của Napa G giá trung bình của các chứng thư thẩm định giá, đồng thời chấp nhận đề xuất của đại diện Napa G là ông Ngô Sỹ Việt P về việc tính giá của Napa H3 để cộng vào giá cuối cùng. Với phương án này, giá trị mà Napa G phải mua lại 20% cổ phần thuộc sở hữu của K2 tại N là: 52.892.840.117 VND (Năm mươi hai tỷ tám trăm chín mươi hai. (Thông báo ngày 02/02/2023 và ngày 08/02/2023).
Tuy nhiên, ngày 02/3/2023, Napa G có văn bản cho rằng K2 không có nghĩa vụ mua lại 20% cổ phần của K2, đồng thời đề nghị mua lại với giá trị tốiK2 nhận thấy nếu Công ty TNHH T4 thực hiện định giá một cách trung thực, giá chuyển nhượng 20% cổ phần của Napa G từ K2 cho N1 Global theo cam kết là từ 85.000.000.000 đồng (T1 mươi lăm tỷ đồng) đến 90.000.000.000 đồng (Chín. Đồng thời, giá trị của Napa G từ thời điểm 31/12/2021 đến 31/10/2022 đã giảm hơn 200.000.000.000 đồng (Hai trăm tỷ đồng).
Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật Dân sự thì khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Đồng thời Điều 357 Bộ luật Dân sự quy định: Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.
Điều 360 Bộ luật Dân sự, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Do vậy nguyên đơn K2 yêu cầu Toà án giải quyết:
Buộc Napa G, mã số thuế: 0401932401 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thànhphố Đ cấp ngày 22/10/2018 tiếp tục thực hiện thoả thuận mua lại 20% cổ phần thuộc sở hữu của K2 tại N Global theo Biên bản làm việc ngày 20/10/2022:
+ Buộc Napa G phải trả cho K2 số tiền trị giá 20% cổ phần thuộc sở hữuK2 tại Napa G theo các Chứng thư thẩm định giá số 218.380/CT-VNVC ngày 05/01/2023 của VNVC; Chứng thư thẩm định giá số 01/CT/XĐGTDN và Chứng thư thẩm định giá số 02/CT/XĐGTDN ngày 06/01/2023 của Công tyTNHH T4 ban hành. Giá trị mua lại là: 52.892.840.117 đồng (Năm mươi hai tỷ
+ Sau khi Napa G hoàn tất việc mua lại cổ phần của K2, Napa G phải có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ, cổ đông…) theo quy định của pháp luật.
Buộc Napa G phải trả tiền lãi chậm trả đối với số tiền mua lại cổ phần mà lẽ ra K2 đã nhận được kể từ ngày 08/02/2023 tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm 22/9/2023, lãi suất 10%/năm, với số tiền là 3.275.008.730 đồng.
Quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của bị đơn Công ty Cổ phần N2 là ông Lê Đăng K1 và bà Trần Thị Như Q trình
Vào ngày 27/4/2022, K2 đã gửi công văn yêu cầu Napa G mua lại 20% cổK2 sở hữu tại Napa G theo Điều 132 Luật doanh nghiệp và Điều 22 Điều lệ Napa G, với lý do K2 đã biểu quyết không thông qua Nghị quyết về việc tổ chức lại Công ty tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông của Napa G cùng ngày. Vào các ngày 23/5/2022 và 31/5/2022, Napa G đã có thư điện tử phản hồi K2 rằng K2 không thuộc trường hợp bắt buộc phải mua lại 20% cổ phần phổ thông của K2.
Các căn cứ để Napa G không có nghĩa vụ mua lại 20% cổ phần của K2 như
sau:
+ Dựa trên Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông của Napa G ngày 27/4/2022
cuộc họp không có bất kỳ nội dung nào liên quan đến việc tổ chức lại doanh nghiệp theo khoản 31 Điều 4 Chương IX Luật doanh nghiệp và Điều 52 Chương V Điều lệ Napa G.
+ Napa G chưa ban hành bất kỳ một Nghị quyết nào làm thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều 10, Điều 11 của Điều lệ Napa G và Điều 115 Luật doanh nghiệp.
Do vậy, việc K2 yêu cầu Napa G thực hiện nghĩa vụ mua lại 20% cổ phầnK2 tại Napa G trên cơ sở viện dẫn quy định tại Điều 132 Luật doanh nghiệp và Điều 22 Điều lệ Napa G là không có cơ sở pháp lý.
Napa G không có nghĩa vụ trả khoản tiền theo yêu cầu của K2 theo Biên bản làm việc ngày 20/10/2022 tại Công an thành phố Đ vì Biên bản không có giá trị pháp lý ràng buộc đối với Napa G, với các lý do:
+ Biên bản ghi nhận nội dung trao đổi của các cá nhân gồm: Ông Trần Phước T2 – Cán bộ điều tra Công an thành phố Đ, ông Ngô Sỹ Việt P; ông Nguyễn Ngọc Thanh L1, ông Đinh Văn N, ông Lê Cao H1 và ông Nguyễn Bùi Bá H – đại diện theo ủy quyền của K2.
+ Về hình thức của biên bản được ban hành theo Mẫu số 184 của Thông tư 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ C1 “Thông tư 61” là không phù hợp quy định của pháp luật. Theo đó, Thông tư 61 điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hình thức biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách trong hoạt động hình sự. Trong khi đó, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tranh chấp giữa K2 và Napa G được xác định là một tranh chấp kinh doanh thương
mại. Do vậy, việc sử dụng một văn bản dùng trong tố tụng hình sự để áp dụng cho một tranh chấp dân sự là không phù hợp quy định của pháp luật.
+ Mặt khác, Thông tư 61 có hiệu lực từ ngày 29/01/2018, hết hiệu lực vào ngày 22/01/2022 và bị thay thế bằng Thông tư 119/2021/TT-BCA ngày 08/12/2021, có hiệu lực từ ngày 22/01/2022 do Bộ C1 ban hành. Vì vậy, việc các bên làm việc tại Công an thành phố Đ vào ngày 20/10/2022, kể cả với lý doCông an thànhphố Đ được quyền làm việc giữa các bên thì việc Công an thành phố Đ sử dụng một biểu mẫu của một Thông tư hết hiệu lực được xem là vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành và khiến cho Biên bản làm việc ngày 20/10/2022 không có hiệu lực trên thực tế.
+ Về nội dung của biên bản không phù hợp với các quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp và Bộ luật Dân sự 2015 để tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý của Napa G đối với K2, cụ thể: Căn cứ theo khoản 1 Điều 133 Luật doanhK2 hay không. Trên thực tế, nhóm cổ đông chưa hề được K2 ủy quyền thông qua bất kỳ một nghị quyết nào của Đại hội đồng cổ đông. Do vậy, nhóm cổ đông không thể thay mặt Napa G thực hiện việc ký kết bất kỳ văn bản nào với bất kỳ bên nào để ràng buộc Napa G phải mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Luật doanh nghiệp.
K2 đã không có đủ căn cứ để sử dụng Điều 132 Luật doanh nghiệp và Điều 22 Điều lệ Napa G để buộc Napa G phải mua lại cổ phần của mình tại N. Ngoài ra, một khi đủ điều kiện để áp dụng thì quy trình để xác định giá sẽ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 132 và Điều lệ Napa G tại Điều 22. Cụ thể là: “…Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổtheo khoản 2 Điều 132 Luật doanh nghiệp và Trường hợp không thỏa thuận được về giá thì cổtheo khoản 2 Điều 22 Điều lệ Napa G.
Bị đơn đề nghị Tòa án: Bác bỏ yêu cầu của K2 buộc Napa G phải mua lạiK2 tại N với giá trị là 52.892.840.117 đồng; bác bỏ yêu cầuK2 buộc Napa G thanh toán tiền lãi chậm trả với số tiền là 3.275.008.730 đồng.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Ông Ngô Sỹ Việt P trình bày: Thống nhất với ý kiến của đại diện bị đơn đã trình bày, đề nghị không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn K2.
Tại Bản ý kiến ngày 04/8/2023 Công ty TNHH N3 trình bày:
Napa H3 là một công ty được thành lập và hoạt động hợp pháp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0402149874 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng ngày 24/5/2022, là một pháp nhân độc lập so với Napa G. Tranh chấp giữa Napa G và K2 phát sinh từ việc yêu cầu thực hiện thỏa thuận mua lại cổ phần trong nội bộ Napa G. N4 không liên quan đến tranh chấp nội bộ giữa Napa G và K2.
K2 cho rằng, Napa H3 là công ty sân sau của ông P, ông H1, ông N, ông L1 nhằm chuyển khách hàng, doanh thu, nguồn lực tài chính và nhân viên khỏi Napa G để trục lợi riêng là không có căn cứ. K2 không thể đưa ra bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh cho lập luận của mình, kể cả khi K2 chứng minh được rằng các cá nhân của Napa G thực sự đứng tên riêng một công ty khác thì điều đó không xác lập bất kỳ quan hệ pháp lý liên quan nào đối với Napa H3 khi các mối quan hệ pháp lý ở đây là khác biệt và độc lập hoàn toàn.
Tranh chấp giữa các cổ đông Napa G được phát sinh từ nội bộ Công ty. Kết quả của tranh chấp này hoàn toàn không ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của một pháp nhân độc lập như Napa H3. Với việc không có quan hệ về mặt quyền lợi, nghĩa vụ với tranh chấp giữa Napa G và K2, việc xác định Napa H3 với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không phù hợp với quy định của BLTTDS.
N4 đề nghị Tòa án không xác định Napa H3 là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong tranh chấp giữa Napa G và K2 và không triệu tập Napa H3 trong các phiên họp hay phiên xét xử.
Theo Bản ý kiến ngày 04/8/2023 ông Lê Cao H1 trình bày:
Theo nội dung ghi nhận tại Biên bản họp đại hội đồng cổ đông bất thường số 0022022/BBĐHĐCĐBT đề ngày 05/9/2022 của Napa G, Đại hội đồng cổ đông đã thông qua đơn xin từ chức của ông H1 cũng như tán thành việc miễn nhiệm ông H1 với tư cách thành viên Hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, ông H1 cũng đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của ông tại N cho ông Ngô Sỹ Việt
Tại Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2023/KDTM-ST ngày 22 tháng 9 năm 2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng quyết định:
Căn cứ:
Khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37, khoản 3 Điều 38, điểm a
khoản 1 Điều 39, các Điều 147, 227, 266, 273 Bộ luật Tố tụng dân sự;
Điều 132 Luật doanh nghiệp; Các Điều 351, 352, 357 Bộ luật Dân sự;
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuyên xử:
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện Công ty TNHH K2 đối với Công tyCổ phần N2 về việc “Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty V mua lại
+ Buộc Công ty Cổ phần N2 thanh toán cho Công ty TNHH K2 số tiền trịCông ty TNHH K2 tại Công ty Cổ phần N2 với tổng số tiền là: 56.167.848.847 đồng (Năm mươi sáu tỷ, một trăm sáu mươiTrong đó, trị giá 20% cổ phần thuộc sở hữu của Công ty TNHH K2 tại Công ty Cổphần N2 là 52.892.840.117 đồng và tiền lãi do chậm thanh toán là 3.275.008.730 đồng.
+ Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Sau khi Công ty Cổ phần N2 hoàn tất việc thanh toán tiền chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của Công ty TNHH K2 tại Công ty Cổ phần N2, Công tyCổ phần N2 phải có nghĩa vụ thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần nêu trên theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn quyết định về phần án phí, quyền kháng cáo và thi hành án theo quy định của pháp luật.
Ngày 27/9/2023, bị đơn Công ty Cổ phần N2 có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.
Ngày 09/11/2023, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn Công ty TNHH K2 do ông Nguyễn Bùi Bá H, ông Nguyễn Đình K đại diện theo ủy quyền giữ nguyên yêu cầu khởi kiện. Bị đơn Công ty Cổ phần N2 do bà Trần Thị Như Q, ông Trương Nguyễn Thiên L, ông Đỗ Việt C đại diện theo ủy quyền giữ nguyên yêu cầu kháng cáo. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng giữ nguyên Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM ngày 09/11/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Các bên đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Bà Q, ông L, ông C cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phía bị đơn cho rằng, nội dung bản án sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, trái quy định
pháp luật hiện hành, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Công tyCổ phần N2 nên yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn Công ty TNHH K2.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cho rằng, về phần thủ tục tố tụng ở giai đoạn xét xử phúc thẩm đảm bảo đúng quy định pháp luật, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM ngày 09/11/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa; Căn cứ kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Tại Văn bản số 572/VKS-KDTM ngày 09/4/2024 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có nêu: Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa vì Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng không chuyển hồ sơ vụ án và Quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng. Xét thấy, đây là vụ án tranh chấp có tính chất phức tạp; đương sự trong vụ án đã có đơn gửi cơ quan điều tra và đã được cơ quan điều tra lập biên bản làm việc, phía bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đồng ý với biên bản làm việc và có Văn bản ngày 24/02/2023 gửi Công an thành phố Đ; giá trị tài sản tranh chấp rất lớn, bản án sơ thẩm không nhận định rõ lý do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng không tham gia phiên tòa là không đảm bảo thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án.
Về việc thẩm định giá: Cùng tài sản của Công ty Cổ phần N2, nhưng theo báo cáo kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH T4 thì đối với phương pháp chiết khấu dòng cổ tức thời điểm 24 giờ ngày 31/12/2021 là 55.362.436.384 đồng; còn đối với phương pháp tài sản thời điểm 24 giờ ngày 31/12/2021 là 31.594.976.455 đồng. Trong khi đó, theo Chứng thư thẩm định giá của Công tyCổ phần T3 thì giá trị doanh nghiệp đối với phần vốn chủ sở hữu Công ty Cổphần N2 tại thời điểm ngày 31/12/2021 là 455.077.000.000 đồng; giá trị doanhCông ty Cổ phần N2 tại thời điểm ngày 31/10/2022 là 424.513.000.000 đồng. Như vậy, kết quả thẩm định giá quá chênh lệch, có thời điểm định giá không giống nhau. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn cũng cho rằng việc định giá quá bất hợp lý nên cần phải xem xét thẩm định lại để đảm bảo quyền lợi cho các đương sự...
Từ những chứng cứ đã được phân tích trên, Hội đồng xét xử thấy cần chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM ngày 09/11/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Do bản án sơ thẩm bị hủy nên số tiền tạm ứng án phí kháng cáo của bị đơn Công ty Cổ phần N2 được hoàn trả lại.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ khoản 3 Điều 308, Điều 310 BLTTDS.
Chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM ngày 09/11/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2023/KDTM-ST ngày 22/9/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
Về án phí: Hoàn trả cho Công ty Cổ phần N2 2.000.000 đồng tại biên lai thu tiền số 0009860 ngày 20/10/2023 của Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Nơi nhận:
| TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
(Đã ký)
Vũ Thanh Liêm |
Bản án số 11/2024/KDTM-PT ngày 27/05/2024 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng về tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty
- Số bản án: 11/2024/KDTM-PT
- Quan hệ pháp luật: Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty...
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Ngày ban hành: 27/05/2024
- Loại vụ/việc: Kinh doanh thương mại
- Tòa án xét xử: TAND cấp cao tại Đà Nẵng
- Áp dụng án lệ: Đang cập nhật
- Đính chính: Đang cập nhật
- Thông tin về vụ/việc: Chấp nhận Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 33/QĐ-VC2-KDTM ngày 09/11/2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng. Hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 11/2023/KDTM-ST ngày 22/9/2023 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.