Điều 8 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 8. Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin quản lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro được xây dựng, quản lý theo hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung, được cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ và cung cấp, chia sẻ theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc lỗi đường truyền, việc cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ thông tin trên hệ thống được thực hiện ngay sau khi sự cố, lỗi hệ thống được khắc phục.
2. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro được xây dựng, kết nối trực tuyến với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và các hệ thống thông tin, dữ liệu liên quan.
3. Việc kết nối, chia sẻ thông tin quản lý rủi ro với tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan; với hải quan các nước và tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải tuân thủ các quy định về an ninh hệ thống công nghệ thông tin và quy định về bảo vệ bí mật của Nhà nước và của ngành hải quan.
4. Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp an toàn, bảo mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 81/2019/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 971 đến số 972
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro
- Điều 5. Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 6. Thông tin quản lý rủi ro
- Điều 7. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
- Điều 8. Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin quản lý rủi ro
- Điều 9. Quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 10. Phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 11. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 12. Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 13. Nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro
- Điều 14. Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan
- Điều 15. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan
- Điều 16. Phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 17. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 18. Cách thức phân loại mức độ rủi ro
- Điều 19. Danh mục hàng hóa rủi ro
- Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 21. Quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu
- Điều 22. Quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 23. Lựa chọn kiểm tra sau thông quan
- Điều 24. Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất
- Điều 25. Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
- Điều 26. Phân loại, quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan
- Điều 28. Quyết định giám sát lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 29. Quyết định kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 30. Quyết định lấy mẫu phân tích, kiểm định hàng hóa
- Điều 31. Lựa chọn thanh tra chuyên ngành và áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác
- Điều 32. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan