Điều 7 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 7. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn như sau:
a) Từ hệ thống thông tin, dữ liệu trong và ngoài ngành hải quan;
b) Từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan theo quy định tại Điều 107 và 108 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP);
c) Từ hải quan các nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Từ tiếp nhận thông tin của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cung cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Mua tin theo chế độ quy định;
e) Từ đường dây nóng hoặc thư điện tử (e-mail) của Tổng cục Hải quan;
g) Từ quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
h) Từ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập theo các hình thức sau:
a) Cung cấp, trao đổi dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, tin nhắn từ số điện thoại được cơ quan hải quan công bố chính thức;
b) Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện báo, fax, tài liệu giấy;
c) Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.
3. Thông tin quản lý rủi ro sau khi thu thập được xử lý như sau:
a) Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu, mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;
b) Đối chiếu thông tin đã thu thập với các thông tin trên hệ thống thông tin của ngành hải quan và các thông tin được thu thập, khai thác từ các nguồn thông tin khác nhau; phân loại, sắp xếp, lưu trữ thông tin;
c) Phân tích thông tin, phát hiện các yếu tố cấu thành sản phẩm thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
d) Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được phát hiện qua phân tích; làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập và hoàn thiện sản phẩm thông tin quản lý rủi ro.
Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 81/2019/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Thị Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 971 đến số 972
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro
- Điều 5. Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 6. Thông tin quản lý rủi ro
- Điều 7. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro
- Điều 8. Xây dựng, quản lý, sử dụng thông tin quản lý rủi ro
- Điều 9. Quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 10. Phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 11. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 12. Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan
- Điều 13. Nguyên tắc phân loại mức độ rủi ro
- Điều 14. Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan
- Điều 15. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan
- Điều 16. Phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 17. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 18. Cách thức phân loại mức độ rủi ro
- Điều 19. Danh mục hàng hóa rủi ro
- Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 21. Quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu
- Điều 22. Quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan
- Điều 23. Lựa chọn kiểm tra sau thông quan
- Điều 24. Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất
- Điều 25. Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
- Điều 26. Phân loại, quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 27. Quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan
- Điều 28. Quyết định giám sát lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 29. Quyết định kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 30. Quyết định lấy mẫu phân tích, kiểm định hàng hóa
- Điều 31. Lựa chọn thanh tra chuyên ngành và áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác
- Điều 32. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan