Chương 3 Thông tư 78/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 11. Xem xét lấy mẫu kiểm nghiệm
1. Điều kiện lô hàng được xem xét lấy mẫu kiểm nghiệm:
a) Khi kết quả kiểm tra hồ sơ, thông tin thực tế lô hàng, điều kiện bảo quản, các chỉ tiêu ngoại quan, cảm quan đạt yêu cầu.
b) Riêng đối với lô hàng kiểm tra có khối lượng thực tế tại nơi bảo quản đạt 70% (trường hợp lô hàng kiểm tra bao gồm nhiều lô hàng sản xuất khối lượng thực tế tính theo từng lô hàng sản xuất) trở lên so với giấy đăng ký: cơ sở sản xuất lô hàng phải nêu rõ kế hoạch sản xuất đủ lượng hàng kèm theo giấy đăng ký kiểm tra.
2. Các lô hàng có kết quả kiểm tra không đạt về hồ sơ, ngoại quan và cảm quan, kiểm tra viên phải thực hiện như sau:
a) Không thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng (trường hợp lô hàng thuộc đối tượng phải lấy mẫu kiểm nghiệm).
b) Kiểm tra viên hoàn thiện Biên bản kiểm tra theo quy định tại
c) Báo cáo Cơ quan kiểm tra để có văn bản thông báo tới chủ hàng hoặc chủ cơ sở sản xuất yêu cầu giải trình và xây dựng biện pháp khắc phục đối với lô hàng có kết quả không đạt.
Điều 12. Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm
a) Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản được xác định theo mức độ rủi ro về mối nguy an toàn thực phẩm của sản phẩm, kết quả xếp loại điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cơ sở sản xuất.
b) Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm đối với các cơ sở trong chế độ kiểm tra thông thường và đối với các cơ sở đủ điều kiện kiểm tra giảm theo Quy chế 118 theo quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
2. Đối với lô hàng nhập khẩu để chế biến:
a) Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với từng lô hàng trong 5 lô hàng nhập khẩu đầu tiên.
b) Trường hợp Chủ hàng đã có 5 (năm) lô hàng trước đó cùng chủng loại sản phẩm, cùng xuất xứ đã có kết quả kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đạt yêu cầu về VSATTP. Cơ quan kiểm tra thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm với tần suất 1 (một) trong 5 (năm) lô hàng nhập khẩu tiếp theo của chủ hàng.
3. Đối với lô hàng trước khi tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Quy chế 118.
4. Đối với lô hàng bị triệu hồi hoặc bị trả về thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Quy chế 118.
5. Kiểm tra tăng cường và dỡ bỏ biện pháp kiểm tra tăng cường đối với Cơ sở sản xuất hoặc chủ hàng có lô hàng bị Cơ quan kiểm tra phát hiện hoặc cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không đảm bảo CL, VSATTP được thực hiện như sau:
a) Cơ quan kiểm tra thực hiện kiểm tra ngoại quan, cảm quan và lấy mẫu kiểm nghiệm đối với 5 (năm) lô hàng liên tiếp cùng loại sản phẩm của cơ sở sản xuất để phân tích về chỉ tiêu không đạt.
b) Cơ sở sản xuất hoặc chủ hàng được dỡ bỏ biện pháp kiểm tra tăng cường nêu tại Điểm a Khoản này, nếu kết quả kiểm tra tăng cường và kết quả thẩm tra của cơ quan kiểm tra về các biện pháp khắc phục của cơ sở của đạt yêu cầu.
Điều 13. Lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu phân tích
1. Khi lô hàng đáp ứng điều kiện nêu tại Khoản 1, Điều 11, kiểm tra viên thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm đối với một lô hàng bất kỳ trong các lô hàng đăng ký kiểm tra của cơ sở theo tần suất quy định tại
2. Mẫu được kiểm tra viên lấy từ lô hàng bao gồm 2 (hai) loại mẫu (mẫu phân tích và mẫu lưu) có khối lượng và số mẫu như nhau và được lấy từ mẫu trung bình.
3. Khối lượng mẫu phân tích và mẫu lưu:
a) Tối thiểu phải đảm bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu đã chỉ định theo quy định của Phòng kiểm nghiệm được chỉ định.
b) Trường hợp phải gửi mẫu cho nhóm các phòng kiểm nghiệm chỉ định thì khối lượng mẫu sẽ được lấy thêm để phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu.
c) Trường hợp khối lượng đơn vị bao gói sản phẩm lớn hơn so với lượng mẫu cần lấy thì có thể tách một phần đơn vị bao gói nhưng đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả phân tích các chỉ tiêu được chỉ định phân tích.
d) Khi có yêu cầu riêng của chủ hàng về chỉ tiêu phân tích thì kiểm tra viên thực hiện lấy mẫu theo yêu cầu của chủ hàng, nhưng phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu quy định tại điểm a, b, c, của Khoản này.
Điều 14. Biên bản kiểm tra lô hàng
Sau khi kết thúc việc kiểm tra lô hàng, kiểm tra viên phải hoàn thiện biên bản kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm như sau:
1. Biên bản kiểm tra phải được làm tại địa điểm kiểm tra, lấy mẫu; từng nội dung kết quả kiểm tra của lô hàng được thể hiện chính xác và đầy đủ.
2. Ghi rõ các nội dung không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục (nếu có).
3. Biên bản kiểm tra lô hàng phải kèm theo phiếu kết quả cảm quan, ngoại quan, phiếu lấy mẫu kiểm nghiệm (trường hợp lô hàng thuộc đối tượng lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định).
Thông tư 78/2009/TT-BNNPTNT quy định về kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 78/2009/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 10/12/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lương Lê Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 599 đến số 600
- Ngày hiệu lực: 24/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích thuật ngữ
- Điều 3. Yêu cầu đối với kiểm tra viên
- Điều 4. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra, lấy mẫu
- Điều 5. Yêu cầu về mẫu biểu Biên bản kiểm tra lô hàng
- Điều 6. Chuẩn bị kiểm tra
- Điều 7. Kiểm tra hồ sơ tại hiện trường
- Điều 8. Kiểm tra thực tế lô hàng tại nơi tập kết, kho bảo quản
- Điều 9. Lấy mẫu kiểm tra cảm quan, ngoại quan
- Điều 10. Kiểm tra cảm quan, ngoại quan
- Điều 11. Xem xét lấy mẫu kiểm nghiệm
- Điều 12. Tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm
- Điều 13. Lấy mẫu và chỉ định chỉ tiêu phân tích
- Điều 14. Biên bản kiểm tra lô hàng
- Điều 15. Ghi nhãn và bảo quản mẫu
- Điều 16. Vận chuyển và giao nhận mẫu
- Điều 17. Bảo quản và sử dụng mẫu lưu