Điều 34 Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được phân công, Kiểm tra viên có trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất kinh doanh của Cơ sở, chủ hàng theo quy định của pháp luật; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Chấp hành sự phân công của người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả công việc do mình thực hiện trước Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật khi tiến hành kiểm tra;
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được phân công, kiểm tra viên có quyền:
a) Yêu cầu Cơ sở/chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra;
b) Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra;
c) Lập biên bản và niêm phong mẫu vật (nếu có) trong một thời gian cần thiết và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý nếu có bằng chứng về việc Cơ sở/chủ hàng vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm ATTP;
d) Bảo lưu ý kiến của mình và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan kiểm tra trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến kết luận của người trực tiếp phân công nhiệm vụ nêu tại điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Từ chối thực hiện kiểm tra trong trường hợp chủ hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định nêu tại
Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 55/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 489 đến số 490
- Ngày hiệu lực: 17/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận
- Điều 5. Cơ quan kiểm tra
- Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn
- Điều 7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra hiện trường
- Điều 8. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
- Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận
- Điều 10. Thông báo kế hoạch kiểm tra
- Điều 11. Hình thức kiểm tra
- Điều 12. Thành lập Đoàn kiểm tra
- Điều 13. Nội dung, phương pháp kiểm tra
- Điều 14. Biên bản kiểm tra
- Điều 15. Phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở
- Điều 16. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 17. Cập nhật danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu
- Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ
- Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 21. Điều kiện lô hàng được đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước
- Điều 22. Điều kiện lô hàng được phép xuất khẩu
- Điều 23. Đăng ký kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP
- Điều 24. Hình thức kiểm tra
- Điều 25. Chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm
- Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận CL, ATTP
- Điều 27. Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 28. Giám sát lô hàng sau chứng nhận
- Điều 29. Cấp lại Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 30. Xử lý các trường hợp lô hàng không đạt
- Điều 31. Xử lý lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về CL, ATTP
- Điều 32. Cơ sở được kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP
- Điều 33. Chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất lô hàng
- Điều 34. Kiểm tra viên
- Điều 35. Trưởng Đoàn kiểm tra
- Điều 36. Cơ quan kiểm tra địa phương
- Điều 37. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
- Điều 38. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 39. Phòng kiểm nghiệm