Điều 3 Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu. Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính, dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
2. Cơ sở sản xuất thủy sản: là Cơ sở có địa điểm cố định thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm thủy sản.
3. Cơ sở kinh doanh thủy sản: là Cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm thủy sản.
4. Chợ có kinh doanh sản phẩm thuỷ sản: là địa điểm cố định diễn ra các hoạt động mua bán thực phẩm thủy sản và có thể bao gồm hoạt động thu mua, sơ chế.
5. Cơ sở sản xuất thủy sản độc lập là Cơ sở có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện hoàn chỉnh một quy trình sản xuất riêng biệt từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu cho đến bảo quản thành phẩm tại một địa điểm; có đội ngũ cán bộ quản lý chất lượng riêng với tối thiểu 3 nhân viên thực hiện kiểm soát chất lượng, ATTP trong quá trình sản xuất và ít nhất 01 (một) nhân viên được Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp tập huấn có liên quan về quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP.
6. Kho lạnh độc lập bảo quản thủy sản: là toà nhà được cách nhiệt gồm một hoặc nhiều phòng, được làm lạnh nhân tạo để chuyên cung cấp dịch vụ bảo quản sản phẩm thuỷ sản đông lạnh.
7. Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.
8. Lấy mẫu kiểm nghiệm: là việc lựa chọn mẫu có chủ định và chuyển tới các phòng kiểm nghiệm được chỉ định để phân tích các chỉ tiêu CL, ATTP.
9. Lô hàng sản xuất: là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện sản xuất trong thời gian không quá 24 giờ tại một Cơ sở.
10. Lô hàng xuất khẩu: là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra để xuất khẩu một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển.
11. Mẫu ban đầu: là lượng sản phẩm hoặc một đơn vị bao gói lấy tại một vị trí từ lô hàng sản xuất.
12. Mẫu chung: là mẫu được tập hợp từ các mẫu ban đầu.
13. Mẫu trung bình: là lượng sản phẩm hoặc một số đơn vị bao gói lấy ra từ mẫu chung.
14. Mẫu kiểm nghiệm: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình dùng để phân tích các chỉ tiêu CL, ATTP.
15. Mẫu lưu: là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình được bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi đặc tính ban đầu của mẫu, dùng để kiểm nghiệm đối chứng khi cần thiết.
16. Thực phẩm thuỷ sản là tất cả các loài động, thực vật sống trong nước và lưỡng cư, kể cả trứng và những bộ phận của chúng được sử dụng làm thực phẩm hoặc thực phẩm phối chế mà thành phần có chứa thuỷ sản.
18. Thực phẩm thủy sản ăn liền là sản phẩm thủy sản có thể sử dụng trực tiếp cho người mà không bắt buộc phải xử lý đặc biệt nào trước khi ăn.
Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 55/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 489 đến số 490
- Ngày hiệu lực: 17/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận
- Điều 5. Cơ quan kiểm tra
- Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn
- Điều 7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra hiện trường
- Điều 8. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
- Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận
- Điều 10. Thông báo kế hoạch kiểm tra
- Điều 11. Hình thức kiểm tra
- Điều 12. Thành lập Đoàn kiểm tra
- Điều 13. Nội dung, phương pháp kiểm tra
- Điều 14. Biên bản kiểm tra
- Điều 15. Phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở
- Điều 16. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 17. Cập nhật danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu
- Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ
- Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 21. Điều kiện lô hàng được đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước
- Điều 22. Điều kiện lô hàng được phép xuất khẩu
- Điều 23. Đăng ký kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP
- Điều 24. Hình thức kiểm tra
- Điều 25. Chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm
- Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận CL, ATTP
- Điều 27. Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 28. Giám sát lô hàng sau chứng nhận
- Điều 29. Cấp lại Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 30. Xử lý các trường hợp lô hàng không đạt
- Điều 31. Xử lý lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về CL, ATTP
- Điều 32. Cơ sở được kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP
- Điều 33. Chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất lô hàng
- Điều 34. Kiểm tra viên
- Điều 35. Trưởng Đoàn kiểm tra
- Điều 36. Cơ quan kiểm tra địa phương
- Điều 37. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
- Điều 38. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 39. Phòng kiểm nghiệm