Mục 2 Chương 2 Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
MỤC 2. GIÁM SÁT ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CỦA CƠ SỞ VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP
Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ
1. Tần suất kiểm tra:
a) Cơ sở xếp loại A: 1 năm/lần;
b) Cơ sở xếp loại B: 6 tháng/lần;
c) Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra đột xuất tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của Cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ thời điểm kiểm tra trước đó.
2. Riêng đối với tàu cá đã được kiểm tra đạt yêu cầu (xếp loại A, B), Cơ quan kiểm tra tại địa phương thực hiện kiểm tra khi tàu neo đậu tại cảng ít nhất 2 (hai) lần trong 3 (ba) năm và bảo đảm thời gian giữa hai lần kiểm tra tối thiểu là 1 (một) năm.
Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
1. Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng có kết quả kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm xếp loại C sau 02 (hai) lần liên tiếp;
b) Cơ sở đề nghị hoãn kiểm tra nhưng bị Cơ quan kiểm tra phát hiện vẫn sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian đề nghị hoãn kiểm tra;
c) Cơ sở đang sản xuất, kinh doanh gây cản trở khi Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy định trong Thông tư này;
d) Cơ sở vi phạm quy định về kiểm soát tạp chất;
đ) Cơ sở vi phạm quy định về sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm;
e) Cơ sở vi phạm quy định về ghi nhãn lô hàng thủy sản;
g) Cơ sở thu mua, sử dụng nguyên liệu từ các cơ sở nuôi thủy sản, vùng nuôi thủy sản và vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị cấm hoặc đình chỉ thu hoạch bởi cơ quan có thẩm quyền do không bảo đảm ATTP;
h) Cơ sở giả mạo, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận ATTP; giả mạo, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận CL, ATTP lô hàng thủy sản hoặc giấy chứng nhận kết quả phân tích, kiểm nghiệm phục vụ cho hoạt động kiểm tra, chứng nhận nhà nước của Cơ quan kiểm tra;
i) Cơ sở có các vi phạm khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét quyết định.
2. Cơ quan kiểm tra có văn bản thu hồi Giấy chứng nhận ATTP gửi Cơ sở, rút tên Cơ sở khỏi danh sách các Cơ sở được phép xuất khẩu vào các nước nhập khẩu có yêu cầu phải lập danh sách (áp dụng đối với Cơ sở nêu tại
Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
1. Giấy chứng nhận ATTP được cấp lại trong những trường hợp sau: Giấy chứng nhận bị mất; Giấy chứng nhận bị hư hỏng; khi Cơ sở có thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan của Cơ sở trong Giấy chứng nhận (loại trừ các trường hợp Cơ sở quy định tại
2. Việc cấp lại Giấy chứng nhận ATTP được thực hiện như sau:
a) Cơ sở làm văn bản gửi Cơ quan kiểm tra nêu rõ lý do đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Số lượng hồ sơ: 01 văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có thể nộp hồ sơ trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;
d) Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra phải cấp lại Giấy chứng nhận cho Cơ sở.
3. Thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP được cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP cũ.
Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 55/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/08/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 489 đến số 490
- Ngày hiệu lực: 17/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Căn cứ để kiểm tra, chứng nhận
- Điều 5. Cơ quan kiểm tra
- Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, Trưởng đoàn
- Điều 7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra hiện trường
- Điều 8. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
- Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm tra, chứng nhận
- Điều 10. Thông báo kế hoạch kiểm tra
- Điều 11. Hình thức kiểm tra
- Điều 12. Thành lập Đoàn kiểm tra
- Điều 13. Nội dung, phương pháp kiểm tra
- Điều 14. Biên bản kiểm tra
- Điều 15. Phân loại điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở
- Điều 16. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 17. Cập nhật danh sách Cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường có yêu cầu
- Điều 18. Tần suất kiểm tra định kỳ
- Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 20. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP
- Điều 21. Điều kiện lô hàng được đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước
- Điều 22. Điều kiện lô hàng được phép xuất khẩu
- Điều 23. Đăng ký kiểm tra, chứng nhận CL, ATTP
- Điều 24. Hình thức kiểm tra
- Điều 25. Chế độ kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm
- Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận CL, ATTP
- Điều 27. Yêu cầu đối với Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 28. Giám sát lô hàng sau chứng nhận
- Điều 29. Cấp lại Giấy chứng nhận, chứng thư
- Điều 30. Xử lý các trường hợp lô hàng không đạt
- Điều 31. Xử lý lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo về CL, ATTP
- Điều 32. Cơ sở được kiểm tra về điều kiện bảo đảm ATTP
- Điều 33. Chủ hàng/chủ cơ sở sản xuất lô hàng
- Điều 34. Kiểm tra viên
- Điều 35. Trưởng Đoàn kiểm tra
- Điều 36. Cơ quan kiểm tra địa phương
- Điều 37. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố
- Điều 38. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
- Điều 39. Phòng kiểm nghiệm