Chương 2 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT về quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chương II
TIÊU CHÍ VÀ HỒ SƠ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG THỦY
Điều 4. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được xác định khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Một trong các kích thước luồng thực tế nhỏ hơn trị số tối thiểu của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định (chiều sâu, bề rộng, bán kính cong) tại các bãi đá ngầm, bãi cạn, đoạn cạn và vật chướng ngại.
2. Một trong các kích thước: khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, chiều sâu tại vị trí cầu và công trình khác trên sông, kênh nhỏ hơn trị số thấp nhất của cấp kỹ thuật tương ứng theo quy định.
3. Dòng chảy xiên so với trụ cầu, khoang thông thuyền.
4. Dòng chảy xiết, xoáy, tầm nhìn hạn chế.
5. Khu vực giao cắt giữa các tuyến đường thủy nội địa hoặc tuyến luồng hàng hải, vùng nước cảng biển có tầm nhìn hạn chế.
Điều 5. Tiêu chí xác định điểm đen
Điểm đen được xác định khi tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 năm sau) tại điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông có chết người.
2. Xảy ra 02 (hai) vụ tai nạn giao thông trở lên.
3. Có đồng thời từ 02 (hai) tiêu chí của điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trở lên và xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông trở lên.
Điều 6. Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
1. Đối với các công trình xây dựng
a) Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
b) Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
c) Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
d) Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
đ) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
e) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
f) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với hiện trạng tự nhiên (các bãi cạn, đoạn cạn, bãi đá ngầm, vật chướng ngại khác)
a) Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
b) Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
c) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
d) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
Thông tư 50/2017/TT-BGTVT về quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 50/2017/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 225 đến số 226
- Ngày hiệu lực: 15/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
- Điều 5. Tiêu chí xác định điểm đen
- Điều 6. Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
- Điều 7. Các bước xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy
- Điều 8. Xác định sơ bộ và thống kê các vị trí nguy hiểm
- Điều 9. Khảo sát hiện trường và thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan
- Điều 10. Phân tích, đánh giá và sơ bộ xác định nguyên nhân
- Điều 11. Xếp hạng ưu tiên xử lý và lựa chọn biện pháp khắc phục
- Điều 12. Xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
- Điều 13. Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý