Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cấp điện áp là một trong những giá trị của điện áp danh định được sử dụng trong hệ thống điện, bao gồm:
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV.
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển là cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp điều độ.
4. Dao động điện áp là sự biến đổi biên độ điện áp so với điện áp danh định trong thời gian dài hơn 01 phút.
5. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, lưới điện và nhà máy điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối hoặc Đơn vị phân phối điện khác vào lưới điện phân phối.
6. Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia là đơn vị chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc gia, bao gồm các cấp điều độ:
a) Cấp điều độ quốc gia;
b) Cấp điều độ miền.
7. Đơn vị phát điện là đơn vị điện lực sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối, được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện.
8. Đơn vị phân phối điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán điện, bao gồm:
a) Tổng công ty Điện lực;
b) Công ty Điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng công ty Điện lực (sau đây viết tắt là Công ty Điện lực tỉnh).
9. Đơn vị phân phối và bán lẻ điện là đơn vị điện lực được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, mua buôn điện từ Đơn vị phân phối điện để bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện.
10. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện, có trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện truyền tải quốc gia.
11. Hệ số chạm đất là tỷ số giữa giá trị điện áp của pha không bị sự cố sau khi xảy ra ngắn mạch chạm đất với giá trị điện áp của pha đó trước khi xảy ra ngắn mạch chạm đất (áp dụng cho trường hợp ngắn mạch 01 (một) pha hoặc ngắn mạch 02 (hai) pha chạm đất).
12. Hệ thống điện phân phối là hệ thống điện bao gồm lưới điện phân phối và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện phân phối.
13. Hệ thống đo đếm là hệ thống bao gồm các thiết bị đo đếm và mạch điện được tích hợp để đo đếm và xác định lượng điện năng truyền tải qua một vị trí đo đếm.
14. Hệ thống SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là hệ thống thu thập số liệu để phục vụ việc giám sát, điều khiển và vận hành hệ thống điện.
15. Khách hàng sử dụng điện là tổ chức, cá nhân mua điện từ lưới điện phân phối để sử dụng, không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác.
16. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối là tổ chức, cá nhân có trang thiết bị điện, lưới điện đấu nối vào lưới điện phân phối để sử dụng dịch vụ phân phối điện, bao gồm:
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
c) Khách hàng sử dụng điện.
17. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối là Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối, bao gồm:
a) Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện có quy mô công suất từ 03 MW trở lên;
b) Khách hàng sử dụng điện có sản lượng bình quân từ 1.000.000 kWh/tháng trở lên.
18. Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng là khách hàng có trạm biến áp, lưới điện riêng đấu nối vào lưới điện phân phối ở cấp điện áp trung áp và 110 kV.
19. Lệnh điều độ là lệnh chỉ huy, điều khiển chế độ vận hành hệ thống điện trong thời gian thực.
20. Lưới điện phân phối là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110 kV.
21. Lưới điện truyền tải là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp trên 110 kV.
22. Ngày điển hình là ngày được chọn có chế độ tiêu thụ điện điển hình của phụ tải điện theo Quy định nội dung, phương pháp, trình tự và thủ tục nghiên cứu phụ tải điện do Bộ Công Thương ban hành. Ngày điển hình bao gồm ngày điển hình của ngày làm việc, ngày cuối tuần, ngày lễ (nếu có) cho năm, tháng và tuần.
23. Rã lưới là sự cố mất liên kết giữa các nhà máy điện, trạm điện dẫn đến mất điện một phần hay toàn bộ hệ thống điện miền hoặc hệ thống điện quốc gia.
24. Sa thải phụ tải là quá trình cắt phụ tải ra khỏi lưới điện khi có sự cố trong hệ thống điện hoặc khi có quá tải cục bộ ngắn hạn nhằm đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, được thực hiện thông qua hệ thống tự động sa thải phụ tải hoặc lệnh điều độ.
25. Sóng hài là sóng điện áp và dòng điện hình sin có tần số là bội số của tần số cơ bản.
26. Thiết bị đầu cuối RTU/Gateway là thiết bị đặt tại trạm điện hoặc nhà máy điện phục vụ việc thu thập và truyền dữ liệu về trung tâm điều khiển của hệ thống SCADA.
27. Tách đấu nối là việc tách lưới điện hoặc thiết bị điện của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối ra khỏi lưới điện phân phối tại điểm đấu nối.
28. Thỏa thuận đấu nối là văn bản thỏa thuận giữa Đơn vị phân phối điện và Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng để đấu nối các trang thiết bị điện của khách hàng vào lưới điện phân phối.
29. Tiêu chuẩn IEC là tiêu chuẩn về kỹ thuật điện do Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế ban hành.
30. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt hoặc trạm bù.
31. Trung tâm điều khiển là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm nhà máy điện, nhóm trạm điện hoặc các thiết bị đóng cắt trên lưới điện.
Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 4. Tần số
- Điều 5. Điện áp
- Điều 6. Cân bằng pha
- Điều 7. Sóng hài điện áp
- Điều 8. Nhấp nháy điện áp
- Điều 9. Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố
- Điều 10. Chế độ nối đất
- Điều 11. Hệ số sự cố chạm đất
- Điều 12. Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối
- Điều 13. Các bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện
- Điều 14. Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối
- Điều 15. Trình tự phê duyệt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng hàng năm của lưới điện phân phối
- Điều 18. Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối
- Điều 19. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
- Điều 20. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
- Điều 21. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần
- Điều 22. Quy định chung về kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 23. Yêu cầu đối với kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm
- Điều 24. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 25. Trình tự phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 26. Điểm đấu nối
- Điều 27. Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành
- Điều 28. Tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực
- Điều 29. Trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối và phối hợp thực hiện đấu nối
- Điều 30. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối
- Điều 31. Yêu cầu về cân bằng pha
- Điều 32. Yêu cầu về sóng hài dòng điện
- Điều 33. Yêu cầu về nhấp nháy điện áp
- Điều 34. Yêu cầu về chế độ nối đất
- Điều 35. Yêu cầu về hệ số công suất
- Điều 36. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
- Điều 37. Yêu cầu về hệ thống thông tin
- Điều 38. Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA
- Điều 39. Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện đấu nối vào lưới điện phân phối
- Điều 40. Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp trung áp trở lên
- Điều 41. Yêu cầu đối với hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối cấp điện áp hạ áp
- Điều 42. Yêu cầu kỹ thuật của Trung tâm điều khiển
- Điều 43. Hồ sơ đề nghị đấu nối
- Điều 44. Trình tự thỏa thuận đấu nối cấp điện áp trung áp và 110 kV
- Điều 45. Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối
- Điều 46. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 47. Cung cấp hồ sơ kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối ở cấp điện áp 110 kV và khách hàng có tổ máy phát điện đấu nối ở cấp điện áp trung áp
- Điều 48. Cung cấp hồ sơ kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với Khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp
- Điều 49. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 50. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 51. Trình tự thử nghiệm, nghiệm thu để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
- Điều 52. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối
- Điều 53. Thay thế, lắp đặt thêm thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 54. Thực hiện đấu nối vào lưới hạ áp đối với Khách hàng sử dụng điện
- Điều 55. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với thiết bị điện của Đơn vị phân phối điện
- Điều 56. Đóng điện điểm đấu nối đối với thiết bị điện của Đơn vị phân phối điện
- Điều 57. Thay thế, lắp đặt thêm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 58. Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối
- Điều 59. Tách đấu nối tự nguyện
- Điều 60. Tách đấu nối bắt buộc
- Điều 61. Khôi phục đấu nối
- Điều 62. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
- Điều 63. Trách nhiệm của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Cấp điều độ có quyền điều khiển
- Điều 64. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
- Điều 65. Quy định chung về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối
- Điều 66. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm
- Điều 67. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng
- Điều 68. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần
- Điều 69. Kế hoạch vận hành năm
- Điều 70. Kế hoạch vận hành tháng
- Điều 71. Kế hoạch vận hành tuần
- Điều 72. Phương thức vận hành ngày
- Điều 73. Vận hành hệ thống điện phân phối
- Điều 74. Tình huống khẩn cấp
- Điều 75. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải
- Điều 76. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp tách đảo
- Điều 77. Vận hành hệ thống điện phân phối khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV
- Điều 78. Khôi phục hệ thống điện phân phối
- Điều 79. Điều khiển phụ tải
- Điều 80. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
- Điều 81. Xây dựng phương án sa thải phụ tải
- Điều 82. Các biện pháp sa thải phụ tải
- Điều 83. Thực hiện sa thải phụ tải
- Điều 84. Thực hiện điều chỉnh điện áp
- Điều 85. Giám sát và điều khiển từ xa
- Điều 86. Hình thức trao đổi thông tin
- Điều 87. Trao đổi thông tin trong vận hành
- Điều 88. Thông báo các tình huống bất thường
- Điều 89. Thông báo về sự cố nghiêm trọng
- Điều 92. Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối
- Điều 93. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 94. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện
- Điều 95. Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 96. Trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
- Điều 97. Trình tự thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
- Điều 98. Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
- Điều 100. Tổ chức thực hiện
- Điều 101. Sửa đổi một số Điều của Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 102. Hiệu lực thi hành