Mục 1 Chương 2 Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Tần số danh định trong hệ thống điện quốc gia là 50 Hz. Trong điều kiện bình thường, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,2 Hz so với tần số danh định. Trường hợp hệ thống điện chưa ổn định, tần số hệ thống điện được dao động trong phạm vi ± 0,5 Hz so với tần số danh định.
1. Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối
Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV, 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.
2. Trong chế độ vận hành bình thường điện áp vận hành cho phép tại điểm đấu nối được phép dao động so với điện áp danh định như sau:
a) Tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện là ± 05 %;
b) Tại điểm đấu nối với nhà máy điện là 10% và - 05 %;
c) Trường hợp nhà máy điện và khách sử dụng điện đấu nối vào cùng một thanh cái trên lưới điện phân phối thì điện áp tại điểm đấu nối do Đơn vị phân phối điện quản lý vận hành lưới điện khu vực quyết định đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật vận hành lưới điện phân phối và đảm bảo chất lượng điện áp cho khách hàng sử dụng điện.
3. Trong chế độ sự cố đơn lẻ hoặc trong quá trình khôi phục vận hành ổn định sau sự cố, cho phép mức dao động điện áp tại điểm đấu nối với Khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng trực tiếp do sự cố trong khoảng 05 % và - 10 % so với điện áp danh định.
4. Trong chế độ sự cố nghiêm trọng hệ thống điện truyền tải hoặc khôi phục sự cố, cho phép mức dao động điện áp trong khoảng ± 10 % so với điện áp danh định.
5. Trường hợp Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có yêu cầu chất lượng điện áp cao hơn so với quy định tại Khoản 2 Điều này, Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có thể thỏa thuận với Đơn vị phân phối điện hoặc Đơn vị phân phối và bán lẻ điện.
Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không vượt quá 03 % điện áp danh định đối với cấp điện áp 110 kV hoặc 05 % điện áp danh định đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.
1. Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp (THD) là tỷ lệ giữa giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp với giá trị hiệu dụng của điện áp bậc cơ bản (theo đơn vị %), được tính theo công thức sau:
Trong đó:
a) THD: Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp;
b) Vi: Giá trị hiệu dụng của sóng hài điện áp bậc i và N là bậc cao nhất của sóng hài cần đánh giá;
c) V1: Giá trị hiệu dụng của của điện áp tại bậc cơ bản (tần số 50 Hz).
2. Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 1 như sau:
Bảng 1. Độ biến dạng sóng hài điện áp
Cấp điện áp | Tổng biến dạng sóng hài | Biến dạng riêng lẻ |
110 kV | 3,0 % | 1,5 % |
Trung và hạ áp | 6,5 % | 3,0 % |
3. Cho phép đỉnh nhọn điện áp bất thường trên lưới điện phân phối trong thời gian ngắn vượt quá tổng mức biến dạng sóng hài quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không được gây hư hỏng thiết bị của lưới điện phân phối.
1. Trong điều kiện vận hành bình thường, mức nhấp nháy điện áp tại mọi điểm đấu nối không được vượt quá giới hạn quy định trong Bảng 2 như sau:
Bảng 2: Mức nhấp nháy điện áp
Cấp điện áp | Mức nhấp nháy cho phép |
110 kV | Pst95% = 0,80 Plt95% = 0,60 |
Trung áp | Pst95% = 1,00 Plt95% = 0,80 |
Hạ áp | Pst95% = 1,00 Plt95% = 0,80 |
Trong đó:
a) Mức nhấp nháy điện áp ngắn hạn (Pst) là giá trị đo được trong khoảng thời gian 10 phút bằng thiết bị đo tiêu chuẩn theo IEC868. Pst95% là ngưỡng giá trị của Pst sao cho trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất một tuần) và 95 % số vị trí đo Pst không vượt quá giá trị này;
b) Mức nhấp nháy điện áp dài hạn (Plt) được tính từ 12 kết quả đo Pst liên tiếp (trong khoảng thời gian 02 giờ), theo công thức:
Plt95% là ngưỡng giá trị của Plt sao cho trong khoảng 95 % thời gian đo (ít nhất 01 tuần) và 95 % số vị trí đo Plt không vượt quá giá trị này.
2. Tại điểm đấu nối trung và hạ áp, mức nhấp nháy ngắn hạn (Pst) không được vượt quá 0,9 và mức nhấp nháy dài hạn (Plt) không được vượt quá 0,7 theo tiêu chuẩn IEC1000-3-7.
1. Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính được quy định trong Bảng 3 như sau:
Bảng 3. Dòng ngắn mạch lớn nhất cho phép và thời gian tối đa loại trừ sự cố
Điện áp | Dòng ngắn mạch lớn nhất (kA) | Thời gian tối đa loại trừ sự cố của bảo vệ chính (ms) | Thời gian chịu đựng tối thiểu của thiết bị (s) | |
Áp dụng tới ngày 31/12/2017 | Áp dụng từ ngày 01/01/2018 | |||
Trung áp | 25 | 500 | 03 | 01 |
110 kV | 31,5 | 150 | 03 | 01 |
2. Đối với lưới điện trung áp cấp cho khu đô thị có mật độ dân cư đông và đường dây có nhiều phân đoạn, khó phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị đóng cắt trên lưới điện, cho phép thời gian loại trừ sự cố của bảo vệ chính tại một số vị trí đóng cắt lớn hơn giá trị quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải nhỏ hơn 01 giây (s) và phải đảm bảo an toàn cho thiết bị và lưới điện.
3. Đơn vị phân phối điện phải thông báo giá trị dòng ngắn mạch cực đại cho phép tại điểm đấu nối để Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phối hợp trong quá trình đầu tư, lắp đặt thiết bị.
1. Chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối được quy định trong Bảng 4 như sau:
Bảng 4. Chế độ nối đất
Cấp điện áp | Điểm trung tính |
110 kV | Nối đất trực tiếp. |
35 kV | Trung tính cách ly hoặc nối đất qua trở kháng. |
15 kV, 22 kV | Nối đất trực tiếp (03 pha 03 dây) hoặc nối đất lặp lại (03 pha 04 dây). |
06 kV, 10 kV | Trung tính cách ly. |
Dưới 1000 V | Nối đất trực tiếp (nối đất trung tính, nối đất lặp lại, nối đất trung tính kết hợp). |
2. Trường hợp chế độ nối đất trung tính trong hệ thống điện phân phối thực hiện khác với quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
Hệ số sự cố chạm đất của lưới điện phân phối không được vượt quá 1,4 đối với lưới điện có trung tính nối đất trực tiếp và 1,7 đối với lưới điện có trung tính cách ly hoặc lưới điện có trung tính nối đất qua trở kháng.
Thông tư 39/2015/TT-BCT quy định hệ thống điện phân phối do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Điều 4. Tần số
- Điều 5. Điện áp
- Điều 6. Cân bằng pha
- Điều 7. Sóng hài điện áp
- Điều 8. Nhấp nháy điện áp
- Điều 9. Dòng ngắn mạch và thời gian loại trừ sự cố
- Điều 10. Chế độ nối đất
- Điều 11. Hệ số sự cố chạm đất
- Điều 12. Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối
- Điều 13. Các bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện
- Điều 14. Tổn thất điện năng của lưới điện phân phối
- Điều 15. Trình tự phê duyệt chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện, tổn thất điện năng hàng năm của lưới điện phân phối
- Điều 18. Quy định chung về dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện phân phối
- Điều 19. Dự báo nhu cầu phụ tải điện năm
- Điều 20. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tháng
- Điều 21. Dự báo nhu cầu phụ tải điện tuần
- Điều 22. Quy định chung về kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 23. Yêu cầu đối với kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối hàng năm
- Điều 24. Nội dung kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 25. Trình tự phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối
- Điều 26. Điểm đấu nối
- Điều 27. Ranh giới phân định tài sản và quản lý vận hành
- Điều 28. Tuân thủ quy hoạch phát triển điện lực
- Điều 29. Trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu về đấu nối và phối hợp thực hiện đấu nối
- Điều 30. Yêu cầu đối với thiết bị điện đấu nối
- Điều 31. Yêu cầu về cân bằng pha
- Điều 32. Yêu cầu về sóng hài dòng điện
- Điều 33. Yêu cầu về nhấp nháy điện áp
- Điều 34. Yêu cầu về chế độ nối đất
- Điều 35. Yêu cầu về hệ số công suất
- Điều 36. Yêu cầu về hệ thống bảo vệ
- Điều 37. Yêu cầu về hệ thống thông tin
- Điều 38. Yêu cầu về kết nối hệ thống SCADA
- Điều 39. Yêu cầu đối với tổ máy phát điện của nhà máy thủy điện và nhà máy nhiệt điện đấu nối vào lưới điện phân phối
- Điều 40. Yêu cầu đối với nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối từ cấp điện áp trung áp trở lên
- Điều 41. Yêu cầu đối với hệ thống điện mặt trời đấu nối vào lưới điện phân phối cấp điện áp hạ áp
- Điều 42. Yêu cầu kỹ thuật của Trung tâm điều khiển
- Điều 43. Hồ sơ đề nghị đấu nối
- Điều 44. Trình tự thỏa thuận đấu nối cấp điện áp trung áp và 110 kV
- Điều 45. Thời hạn xem xét và ký Thoả thuận đấu nối
- Điều 46. Quyền tiếp cận thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 47. Cung cấp hồ sơ kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đấu nối ở cấp điện áp 110 kV và khách hàng có tổ máy phát điện đấu nối ở cấp điện áp trung áp
- Điều 48. Cung cấp hồ sơ kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với Khách hàng sử dụng điện có trạm điện riêng đấu nối vào lưới điện trung áp
- Điều 49. Kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối
- Điều 50. Đóng điện điểm đấu nối
- Điều 51. Trình tự thử nghiệm, nghiệm thu để đưa vào vận hành thiết bị sau điểm đấu nối
- Điều 52. Kiểm tra và giám sát vận hành các thiết bị đấu nối
- Điều 53. Thay thế, lắp đặt thêm thiết bị tại điểm đấu nối
- Điều 54. Thực hiện đấu nối vào lưới hạ áp đối với Khách hàng sử dụng điện
- Điều 55. Cung cấp hồ sơ cho kiểm tra điều kiện đóng điện điểm đấu nối đối với thiết bị điện của Đơn vị phân phối điện
- Điều 56. Đóng điện điểm đấu nối đối với thiết bị điện của Đơn vị phân phối điện
- Điều 57. Thay thế, lắp đặt thêm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 58. Quy định chung về tách đấu nối và khôi phục đấu nối
- Điều 59. Tách đấu nối tự nguyện
- Điều 60. Tách đấu nối bắt buộc
- Điều 61. Khôi phục đấu nối
- Điều 62. Trách nhiệm của Đơn vị phân phối điện
- Điều 63. Trách nhiệm của Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, Cấp điều độ có quyền điều khiển
- Điều 64. Trách nhiệm của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
- Điều 65. Quy định chung về bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện phân phối
- Điều 66. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa năm
- Điều 67. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tháng
- Điều 68. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tuần
- Điều 69. Kế hoạch vận hành năm
- Điều 70. Kế hoạch vận hành tháng
- Điều 71. Kế hoạch vận hành tuần
- Điều 72. Phương thức vận hành ngày
- Điều 73. Vận hành hệ thống điện phân phối
- Điều 74. Tình huống khẩn cấp
- Điều 75. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải
- Điều 76. Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp tách đảo
- Điều 77. Vận hành hệ thống điện phân phối khi xảy ra sự cố nghiêm trọng trên lưới điện phân phối cấp điện áp 110 kV
- Điều 78. Khôi phục hệ thống điện phân phối
- Điều 79. Điều khiển phụ tải
- Điều 80. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
- Điều 81. Xây dựng phương án sa thải phụ tải
- Điều 82. Các biện pháp sa thải phụ tải
- Điều 83. Thực hiện sa thải phụ tải
- Điều 84. Thực hiện điều chỉnh điện áp
- Điều 85. Giám sát và điều khiển từ xa
- Điều 86. Hình thức trao đổi thông tin
- Điều 87. Trao đổi thông tin trong vận hành
- Điều 88. Thông báo các tình huống bất thường
- Điều 89. Thông báo về sự cố nghiêm trọng
- Điều 92. Các yêu cầu chung về thí nghiệm trên hệ thống điện phân phối
- Điều 93. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 94. Các trường hợp tiến hành thí nghiệm tổ máy phát điện
- Điều 95. Trách nhiệm trong thí nghiệm thiết bị trên lưới điện phân phối
- Điều 96. Trình tự thí nghiệm theo yêu cầu của Đơn vị phân phối điện
- Điều 97. Trình tự thí nghiệm theo đề nghị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối
- Điều 98. Trách nhiệm thực hiện sau khi thí nghiệm
- Điều 100. Tổ chức thực hiện
- Điều 101. Sửa đổi một số Điều của Thông tư số 12/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 102. Hiệu lực thi hành